Bên cạnh những điểm chính cần phải xem xét mà chúng ta đã đề cập ở trên, những chiến lược khác trong việc đưa ra nHượng bộ có thể kể đến:
• Luôn luôn phải nhận lại cái gì đó. Nếu nhượng bộ vì thiện chí thì phải công nhận nó. Một trong những lỗi kinh điển của các nhà đàm phán thiếu kinh
không bao giờ thể hiện điều đó cho đối tác biết. Một nhà đàm phán giỏi thì luôn gắn kết điều gì đó với sự nhượng bộ của họ: “Tôi làm điều này vì thiện chí” hoặc “ Để tiếp tục, tôi sẽ…”
• Tìm kiếm sự nhượng bộ hiệu quả (nghĩa là chi phí thấp/ giá trị cao).
Trước khi đưa ra một nhượng bộ nào đó cần phải phân tích các lợi ích của bạn bằng cách đánh giá chi phí để mua các món này từng cái một. Trong nhiều trường hợp, các hợp đồng dịch vụ về các mặt hàng điện tử hay hàng tiêu dùng khác sẽ làm cho khách hàng yên tâm trong khi đó các cửa hàng cũng được hưởng lợi nhuận cao hơn. Như đã giải thích trong phần đầu của chương này, việc sử dụng các điều kiện trao đổi sáng tạo có thể mang lại cho phía đối tác những giá trị cao hơn mà chúng ta nhận thấy. Bí mật nằm ở chổ là phân tích nhu cầu của phía đối tác và đưa ra sự nhượng bộ phù hợp đó là chi phí thấp cho bạn nhưng mang lại giá trị cao cho phía đối tác.
• Xem xét mức độ nào là phù hợp. Khi nổ lực để thực hiện giao dịch, những người bán hàng thường đưa ra nhượng bộ khi nói rằng “Chắc chắn là chúng tôi có thể làm điều đó cho bạn” . Mặc dù, điều này thực sự là dể dàng đối với các kỹ sư, nhưng cách tốt nhất là nên tỏ ra do dự và nói, “tôi không chắc là tôi có thể làm điều đó, để tôi kiểm tra với (người có thẩm quyền, trưởng phòng bán hàng, hay chính sách của công ty)”. Đứng trên cương vị người mua, bạn có lẽ sẽ thực sư mong muốn mặt hàng đó, nhưng phải thật cẩn trọng. Nếu như đại lý bất động sản biết rằng bạn rất thích ngôi nhà và sẳn sàng chuyển nội thất vào ngôi nhà đó thì rất có khả năng bạn sẽ khó mà thương lượng được giá tốt hơn. Một thủ thuật tốt hơn đó là nên nói “Giá này thực sự vượt quá ngân sách của tôi” hay “Tôi muốn xem những ngôi nhà khác để biết thêm về thị trường”
• Sử dụng phạm vi giải quyết như là giới hạn được phép. Một trong những lý do tốt nhất cho việc phát triển phạm vi giải quyết là khi chúng ta xem xét một nhượng bộ nào đó. Nếu bạn tập trung vào DSP, bạn có thể thêm vào hoặc bớt đi giá trị của những lợi ích/ điều kiện trao đổi được sử dụng và quyết định nếu thỏa thuận vẫn đáp ứng nhu cầu và mong đợi của bạn.
• Đưa ra nhượng bộ và tiến tới. Chọn đúng thời điểm là quan trọng. Không giống như việc xem xét đã đề cập ở trên, nếu như bạn phải đưa ra nhượng bộ, hãy thực hiện và tiến tới. Bạn không muốn đối tác tiếp tục đeo bám vấn đề này. Hãy chuyển dấu hiệu cho người nói di chuyển đến vấn đề mới.
• Quan sát mô hình nhượng bộ của bạn. Nếu bạn gia tăng mức độ nhượng bộ, có thể phía đối tác sẽ kéo dài cuộc đàm phán. Bạn đã làm cho sự nhượng bộ của bạn truyền tải thông điệp nhiều như những gì mà bạn nhượng bộ như thế nào. Trong quá trình đàm phán, hãy nhớ rằng thời gian là có hạn. Nếu như bạn phải đạt được sự thỏa thuận vào thời điểm nhất định nào đó, bạn sẽ có cảm giác bị buộc phải đưa ra nhượng bộ sớm hơn dự định. Nếu như phía đối tác nhận ra rằng bạn đang bị áp lực về mặt thời gian, họ có thể sẽ trì hoản cuộc đàm phán để xem bạn có đưa ra thêm những nhượng bộ nào khác.