II. CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY TRONG THỜ
2. Xác định vị trí của Cơng ty trong thời gian tới
2.1- Chiếm lĩnh, giữ vững thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh
và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Công ty phải đảm bảo thị phần của mình trong kinh
doanh các mặt hàng viễn thơng là lớn nhất miền Bắc và có thị phần tương đối ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Hiện nay có rất nhiều các Cơng ty tham gia vào cung cấp thiết bị vật tư BCVT đặc biệt là Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng... làm thị phần của Công ty liên tục bị giảm xuống và phải chia sẻ cho nhiều Công ty khác.
Đối với các mặt hàng điện thoại hướng tăng trưởng là tăng thị phần vì điện thoại là một trong những mặt hàng chính của Cơng ty nhưng doanh số bán điện thoại chủ yếu là do các đơn đặt hàng của bưu điện các tỉnh còn việc bán lẻ và bán cho các tổ chức, đơn vị khác lại hạn chế. Người tiêu dùng có xu hướng mua điện thoại của các Cơng ty tư nhân khác thay vì mua hàng của Công ty. Nếu như trong thời gian tới Cơng ty khơng có những thay đổi tích cực thị phần điện thoại sẽ giảm.
Đối với các mặt hàng như dây cáp, dây điện thoại, tổng đài, máy Fax Cơng ty có thị phần khá lớn bởi đây là các mặt hàng mà Công ty là một trong những người tham gia đầu tiên hoặc hiện nay đã sản xuất được. Hướng tăng trưởng của các mặt hàng này là giữ vững thị phần lớn hoặc tăng thị phần nếu
có thể. Cần phải nói thêm rằng đây là các mặt hàng mà Cơng ty có thể tăng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh số bán ra, vì vậy phải có kế hoạch đầu tư đúng mức.
Tuy nhiên, nếu chỉ đưa ra những mục tiêu về thị phần mà khơng có kế hoạch thực hiện thì chẳng những Cơng ty khơng tăng được thị phần mà cịn mất dần thị phần vào tay những đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Cơng ty. Cơng ty có thể cạnh tranh về chất lượng, về hình thức dịch vụ khách hàng, một kênh phân phối rộng khắp và một chính sách thúc đầy tiêu thụ đúng đắn. Mặc dù cạnh tranh về giá là khá khó khăn nhưng Cơng ty phải giảm giá đến mức thấp nhất có thể.