CP Giầy Hải Dương
Trong đó :
Hội đồng quản trị là nơi có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề của công ty có liên quan đến mục đích và lợi ích của công ty.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát hoạt động của hội đồng quản trị.
Giám đốc là người đại diện trước pháp luật và điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông về điều hành công ty
Hội Đồng quản trị
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc hành chính Phó giám đốc sản xuất kinh doanh Phòng kế toán tài vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng vật tư Phòngkế hoạch XNK Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòngcơ điện
Các phó giám đốc phụ trách quản lý các mảng và chịu trách nhiệm trước giám đốc, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thực hiện liên tục, cân đối, nhịp nhàng
Phó giám đốc hành chính : chỉ đạo công tác hành chính, tài vụ, tổ chức và quản lý lao động sao cho hiệu quả.
Phó giám đốc sản xuất : là người phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, cân đối sản xuất giữa các phân xưởng.
Các phòng ban chức năng hoạt động trong lĩnh vực của mình và chịu trách nhiệm quản lý công việc và nhiệm vụ của mình.
Phòng kế toán tài vụ : đảm nhận công việc thu chi và hạch toán kế toán các hoạt động thu chi trong công ty, có nhiệm vụ thực hiện các chính sách, chế độ tài chính của nhà nước, cung cấp thông tin vê tình hình tài chính cho nhà quản lý để đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời.
Phòng tổ chức hành chính : là nơi thực hiện công việc ngoại giao, đối nội trong công ty, quản lý lao động và đảm bảo thực hiện các chế độ cho người lao động sắp xếp tuyển chọn và bố trí lao động, nhân viên.
Phòng vật tư : là nơi thực hiện lập kế hoạch cung ứng vật tư và thực hiện cung ứng vật tư kịp thời cho sản xuất.
Phòng kế hoạch XNK : là nơi xây dựng kế hoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch, đổng thời thực hiện và giám sát việc XNK của công ty.
Phòng kỹ thuật : là nơi chịu trách nhiệm xây dựng, cải tiến quy trình công nghệ sản xuất và đưa vào thực tiễn các sáng kiến cải tiến trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất hoạt động của dây truyền. Làm nhiệm vụ sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ cho sản xuất không bị gián đoạn.
Phòng KCS : Đây là nơi chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm ở từng giai đoạn công nghệ và đưa ra các quyết định kịp thời để sửa chữa.
Phòng cơ điện : Đây là nơi phụ trách việc cung cấp điện cho toàn bộ hoạt động của công ty
Các phân xưởng chặt, may, gò ráp : là nơi trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm và đảm bảo thực hiện các kế hoạch
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty CP Giầy HảiDương Dương
Quy trình sản xuất giầy thể thao là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp chế biến kiêu liên tục, quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn được tổ chức chia thành ba phân xưởng sản xuất gồm :
Phân xưởng chặt : gồm hai bộ phận cán và chặt
Bộ phận cán : một số NVL trước khi tiến hành chặt phải trải qua giai đoạn cán để gia công áp dính vào nhau sau đó chuyển đến bộ phận chặt.
Bộ phận chặt : nhận NVL và sản phẩm sau khi trải qua giai đoạn cán đưa vào máy thành các chi tiết nhỏ, công nhân cần phải định vị da theo cỡ số để tận dụng được tối đa tấm da. Các chi tiết bán thành phẩm được bộ phận KCS kiểm tra nhập kho để xuất cho phân xưởng may
Phân xưởng may : được chia thành hai dây truyền may I và may II với chiếm khoảng 60% tổng số lao động. Phân xưởng may nhận bán thành phẩm của phân xưởng chặt và một số vật liệu phụ khác tiến hành may theo dây truyền. Một số chi tiết tiến hành thêu, sau đó may định vị các chi tiết, may theo dây truyền cuối truyền thu được mũi giầy hoàn chỉnh tiến hành kiểm tra chất lượng bán thành phẩm trước khi nhập kho.
Phân xưởng gò _ ráp : được chia thành hai dây truyền gò I và gò II. Sau khi nhận mũi may từ phân xưởng may chuyển sang, nhận đế và vật liệu phụ
từ khi nguyên liệu tiến hành các công đoạn gò_ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh cuối công đoạn tiến hành vệ sinh, hấp giầy. Thành phẩm hoàn chỉnh qua kiểm tra chất lượng của cán bộ KCS sau đó được nhập kho thành phẩm.
Để quản lý chặt chẽ công tác sản xuất thì cán bộ KCS hoạt động ở tất cả các phân xưởng, giám sát hoạt động sản xuất của đơn vị. Bên cạnh đó mỗi phân xưởng đều bố trí một quản đốc và hai phó giám đốc phân xưởng, dưới phân xưởng được bố trí thành các tổ, mỗi tổ đều có tổ trưởng và tổ phó. Nhiệm vụ của các nhân viên tại các tổ sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, quản lý chi phí, giảm và tránh tình trạng lãng phí các yếu tố sản xuất.
Ngoài ra còn có các bộ phận phục vụ gián tiếp cho sản xuất như : phân xưởng cơ điện, phân xưởng cơ khí…
2.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại công ty CP Giầy HảiDương Dương
Công ty cổ phần Giầy Hải Dương sử dụng chủ yếu các loại nguyên vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài ( Công ty FREEDOM ), nguyên vật liệu chính là các loại da, vải, đế…ngoài ra còn sử dụng các loại vật liệu phụ như: tấm trang trí, đệm đế, keo, mút…Bên cạnh các loại NVL nhập ngoại, để giảm CPSX công ty tìm thêm nguồn hàng nội địa đáp ứng yêu cầu chất lượng tiết kiệm chi phí. Hoạt động chính hiện nay của công ty là sản xuất giầy thể thao để xuất khẩu, sản xuất theo đơn đặt hàng, tuỳ theo đơn đặt hàng mà công ty sử dụng các loại nguyên vật liệu khác nhau, trong cùng một đơn đặt hàng có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Do vậy tuỳ vào loại giầy mà thành phẩm có thể trải qua tất cả các công đoạn hoặc chỉ qua các công đoạn chính là chặt, may, gò.