CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG
2.1 Đặc điểm chung về công ty cổ phẩn giầy Hải D ương
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG. Tên viết tắt : CÔNG TY CP GIẦY HẢI DƯƠNG.
Tên giao dịch : HAI DUONG SHOES STOCK COMPANY Địa chỉ : Số 99 Phủ Lỗ _ Phường Hải Tân
Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Điện thoại : 03203.860714_03203.860447. Fax : 03203.860442.
Email : HDSCOB1053@HN.VNN.VN Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2003.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP giầy Hải Dương
Công ty cổ phần Giầy Hải Dương là tiền thân của “ Xí nghiệp thuộc da Hải Hưng ” được thành lập theo quyết định số 77/QĐ/XDCB ngày 16/06/1984 của UBND tỉnh và công văn đề nghị số 249 CTTC ngày 26/06/1984 của Sở công nghiệp tỉnh Hải Hưng chấp hành quyết định của thường vụ tỉnh uỷ Hải Hưng, UBND tỉnh quyết định thành lập “ Xí nghiệp thuộc và chế biến da ”, xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động từ ngày 05/07/1984.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Giầy Hải Dương có thể chia làm 3 giai đoạn sau :
2.1.1.1 Giai doạn từ 1984-1993
Xí nghiệp thuộc và chế biến da là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở công nghiệp tỉnh Hải Hưng, là một thành viên trong hiệp hội giầy da Việt Nam. Xí nghiệp có nhiệm vụ thu mua da của gia súc giết mổ tại địa phương tập trung chế biến thành da và sản xuất các sản phẩm bằng da phục
vụ nhu cầu của địa phương và các tỉnh lân cận. Ngay từ những ngày sản xuất đầu tiên xí nghiệp đã vấp phải khó khăn do thiếu kỹ thuật thuộc da và việc tận thu da như dự kiến không thành công.
Năm 1985, được sự cho phép của UBND tỉnh Hải Hưng xí nghiệp đã chuyển sang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ da, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân, đổi tên “ Xí nghiệp da giầy Hải Hưng ” với trên 120 công nhân. Đến tháng 10/1988 được sự giúp đỡ của hiệp hội da giầy Việt Nam xí nghiệp nhập 2 dây truyền may của Nhật Bản và Liên Xô, sản xuất mũi giầy xuất khẩu cho liên xô, găng tay cho Đức Và Ba Lan…
Cuối năm 1989 Đông Âu có biến động về chính trị kéo theo sự biến động về kinh tế, việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn. Trong khi dây truyền sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm sản xuất không tiêu thụ được, công nhân không có việc làm. Đây là lúc khó khăn tưởng chừng rơi vào tình trạng giải thể nhưng ban lành đạo xí nghiệp đã quyết định chủ động cải tiến bộ máy quản lý.
2.1.1.2 Giai đoạn Từ 1993 đến tháng 07/2003
Căn cứ vào quyết định 338 HĐBT ngày 21/11/1991 và Nghị quyết 156 HĐBT ngày 07/05/1992 về thành lập lại doanh nghiệp Nhà Nước, Xí nghiệp đã chuyển đổi từ mô hình xí nghiệp thành mô hình công ty và đổi tên thành “ Công ty Giầy Hải Hưng ”. Đến cuối năm 1993 công ty đã tích cực tìm kiếm thị trường, tiếp thu công nghệ mới bằng việc ký kết hợp đồng với công ty FREEDOM của Hàn Quốc. Công ty FREEDOM đồng ý bán máy trả chậm và nhân bao tiêu sản phẩm với một số điều kiện: Công ty FREEDOM cung cấp nguyên vật liệu và thu mua lại các sản phẩm với giá mà hai bên thoả thuận.
Việc ký kết hợp đồng đã tạo thuận lợi cho công ty như : tạo công ăn việc làm cho số lao động có tay nghề của công ty, có vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới dây truyền công nghệ, NVL được cung cấp và sản phẩm sản
xuất ra được bao tiêu. Hợp đồng ký kết nhập 3 dây truyền công nghệ sản xuất giầy thể thao xuất khẩu trị giá 1.176.000$. Sau khi ký kết hợp đồng công ty tiến hành sửa chữa lại nhà xưởng, xây dựng nâng cấp thêm nhà xưởng, tuyển thêm công nhân và tiến hành đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề công nhân có sự giúp đỡ của chuyên gia từ phía Hàn Quốc. Trong môi trường mới các cán bộ lãnh đạo công ty được bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho phù hợp với tình hình mới. Đến tháng 07/1994 công ty tiến hành lắp đặt và chạy thử dây truyền công nghệ, tháng 09/1994 chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ chính là sản xuất giầy thể thao xuất khẩu. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động công ty đã tạo công ăn việc làm cho đội ngũ công nhân, thu hút được thêm lao động nông thôn trong tỉnh và gặt hái được nhiều thành tựu, đây là một sự khởi đầu tốt đẹp tạo điều kiện cho sự phát triển của công ty và thể hiện hướng đi đúng đắn của ban lãnh đạo công ty.
Tháng 01/1997 theo quyết định tách tỉnh của nhà nước tỉnh Hải Hưng tách thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, công ty thuộc địa phận tỉnh Hải Dương quản lý và đổi tên thành “ Công ty Giầy Hải Dương ”.
2.1.1.3 Giai đoạn từ 07/2003 đến nay
Việt Nam đang tham gia tổ chức WTO đó cũng có nghĩa các doanh nghiệp Nhà nước phải tách ra khỏi sự bảo hộ của nhà nước như trước đây, để tồn tại và đứng vững trên thị trường đơn vị phải tự chủ về vốn. Căn cứ theo nghị định số 64/2002 NĐ_CP ngày 19/06/2002 của chính phủ về cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước, công ty thực hiện cổ phần hoá theo hình thức thứ hai Điều 3 nghị định 64/2002 NĐ_CP. Theo hình thức này công ty tiến hành cổ phần hóa trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối (51%) và phần vốn còn lại của nhà nước được bán và kết hợp với phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định Số 1805/QĐ_UB và đổi tên thành “ Công ty cổ phần Giầy Hải Dương ”. Trong
năm đầu tiên thực hiện cổ phần hoá công ty gặp khó khăn trong quản lý do còn bỡ ngỡ trước việc chuyển đổi hình thức sở hữu, nhưng các nhà quản lý đã nhanh chóng tiếp cận với mô hình quản lý mới, cán bộ nhân viên công ty được đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Hiện nay, công ty đã xây dựng đựơc mô hình quản lý gọn nhẹ và hiệu quả. Công ty đã thu hút trên 1700 công nhân lao động trong đó khoảng trên 70% là lao động nữ có công ăn việc làm khá thường xuyên. Trong hơn 20 năm hoạt động công ty đã vượt qua khó khăn, đang vững bước phát triển và có được kết quả khả quan.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP giầy Hải D ương
Công ty cổ phần giầy Hải Dương tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình công ty cổ phần :
Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất gồm 5 thành viên trong đó có : 1 chủ tịch hội đồng quản trị, 1 phó chủ tịch hội đồng quản trị và 3 uỷ viên.
Ban kiểm soát bao gồm 3 thành viên : 1 trưởng ban kiểm soát và 2 thành viên
Ban giám đốc gồm 3 thành viên : 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Tại công ty có một thuận lợi là các thành viên trong hội đồng quản trị cũng chính là thành viên trong ban giám đốc và trưởng phòng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhanh chóng đưa ra các quyết định, quyết sách phù hợp, kịp thời. Dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc là 7 phòng ban chức năng với các nhiệm vụ khác nhau thể hiện qua sơ đồ sau :