Phân tích tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nh tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 78)

Nói đến hoạt động tín dụng bao giờ người ta cũng đề cập đến tình hình nợ quá hạn. Đây là dạng nợ cần phải hạn chế đến mức thấp nhất. Khoản nợ này phát sinh cao hay thấp là phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của NH từ lúc khách hàng xin vay đến khi thu hồi nợ. Phân tích tình hình nợ quá hạn sẽ cho thấy thực tế về số tiền mà NH cho vay nhưng không thể thu hồi được khi đến hạn.

Triu đồng 16000 14000 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 112 152 13.887 Nquá hn 2006 2007 2008 Năm Hình 8: Tình hình nquá hn ti ACB Cn Thơ tnăm 2006 - 2008

Trên nguyên tắc nợ quá hạn chứa đựng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nợ quá hạn càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Mặt khác nợ quá hạn còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng vì khả năng thu hồi nợ

gốc đã khó, khả năng thu lãi còn khó hơn. Trong đầu tư tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu, mục tiêu đặt ra của Chi nhánh đã được xác định là trong quá trình mở rộng đầu tư trước tiên phải giải quyết nợ quá hạn tồn đọng, hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh.

4.2.5.1. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời gian

Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 12 trang 57.

Qua bảng số liệu, ta thấy nợ quá hạn đối với cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2006 so với cho vay trung và dài hạn. Nhưng đến năm 2007 và 2008, tỷ trọng nợ quá hạn của cho vay trung và dài hạn trong tổng nợ quá hạn tại ACB Cần Thơ lại lớn hơn tỷ trọng nợ quá hạn đối với cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ vay trung - dài hạn tại Ngân hàng của các doanh nghiệp chủ yếu là để xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến máy móc, thiết bị sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. Khi đến hạn trả nợ, một số doanh nghiệp gặp khó khăn do các dự án đầu tư đó chưa mang lại hiệu quả. Đặc biệt, trong năm 2008, thị trường thế giới và trong nước có nhiều biến động ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế làm cho nợ quá hạn tăng mạnh trong năm này. Tình hình cụ thể như sau:

Nợ quá hạn đối với cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh năm 2007 là 52 triệu đồng giảm về mặt giá trị là 49 triệu đồng, về mặt tỷ lệ giảm 48,51% so với năm 2006 là 101 triệu đồng. Đạt được kết quả này là do Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ đối với các khoản nợ đến hạn, kiên quyết đòi nợ đối với các khoản nợ quá hạn và kết hợp với chính quyền địa phương xử lý tài sản thế chấp. Đến năm 2008, hoạt động tín dụng ngắn hạn của ACB Cần Thơ gặp nhiều rủi ro với số nợ quá hạn là 4.965 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 4.913 triệu đồng, về mặt tương đối tăng 9.448,08% so với năm 2007 là 52 triệu đồng. Nguyên nhân là do, giá cả nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng, làm tăng chi phí sản xuất, đội giá thành, dẫn đến tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu trì trệ ảnh hưởng đến tiến độ thu nợ của ngân hàng, đẩy nợ quá hạn cho vay của Chi nhánh tăng.

Tình hình nợ quá hạn đối với cho vay trung và dài hạn tại ACB Cần Thơ qua 3 năm đều tăng.

Phân tích tình hình huy động vn và cho vay ti Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cn Thơ

Bảng 12: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006So sánh 2008/2007So sánh

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tuyệtđối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương

Cho vay ngắn hạn 101 90,18 52 34,21 4.965 35,75 -49 -48,51 4.913 9.448,08

Cho vay trung - dài hạn 11 9,82 100 65,79 8.922 64,25 89 809,09 8.822 8.822,00

Nợ quá hạn 112 100,00 152 100,00 13.887 100,00 40 35,71 13.735 9.036,18

(Ngun: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghip)

h o c . n e t t e h o c . n e t

Cụ thể năm 2007, nợ quá hạn đối với cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh là 100 triệu đồng tăng 89 triệu đồng (tương ứng với 809,09%) so với năm 2006 là 11 triệu đồng. Bước sang năm 2008, nợ quá hạn là 8.922 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 8.822 triệu đồng, tăng về mặt tỷ lệ là 8.822% so với năm 2007 là 100 triệu đồng. Nguyên nhân là do các đối tượng vay vốn trung và dài hạn để phát triển sản xuất gặp khó khăn khăn, các dự án đầu tư trung và dài hạn không đem lại hiệu quả do tác động của thiên tai, dịch bệnh và tình hình biến động của nền kinh tế thị trường trên thế giới và trong nước.

4.2.5.2. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại ACB Cần Thơ qua 3 năm được thể hiện qua bảng 14 trang 59.

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy nợ quá hạn tại Chi nhánh chủ yếu là ở thành phần kinh tế cá thể qua các năm 2006 và 2007. Đến năm 2008, do tình hình kinh tế tài chính có nhiều biến động nên nợ quá hạn có ở cả thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể. Đặc biệt, tại Ngân hàng không có nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh là do Ngân hàng chỉ cho vay các đơn vị làm ăn có hiệu quả, có chọn lọc qua nhiều năm.

Nợ quá hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ACB Cần Thơ năm 2006 và 2007 không có. Nhưng sang năm 2008, nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế này là 7.141 triệu đồng chiếm tỷ trọng 51,42% trong tổng nợ quá hạn tại Chi nhánh. Nguyên nhân là do trên thế giới và trong nước có nhiều biến động lớn về giá cả các loại nguyên nhiên liệu đầu vào như nguyên liệu ngành nhựa, xăng dầu,… đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai dự án, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng và đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng vì phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thất bại. Ngoài ra, do tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến không ít trường hợp nhân viên tín dụng đánh giá sơ sài về hiệu quả đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngoài địa bàn hoạt động,… Và điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 58 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh

Phân tích tình hình huy động vn và cho vay ti Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cn Thơ

Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương

Doanh nghiệp Nhà nước - - - - -

Doanh nghiệp ngoài QD - - 7.141 51,42 - 7.141 -

Cá thể 112 100 152 100 6.746 48,58 40 35,71 6.594 4.338,16

Nợ quá hạn 112 100 152 100 13.887 100,00 40 35,71 13.735 9.036,18

(Ngun: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghip)

h o c . n e t t e h o c . n e t

Đối với thành phần kinh tế thể nhân, nợ quá hạn năm 2007 là 152 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 40 triệu đồng, tăng về mặt tương đối là 35,71% so với năm 2006 là 112 triệu đồng. Đến năm 2008, nợ quá hạn đối với cá thể là 6.746 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 6.954 triệu đồng, về mặt tỷ lệ tăng 4.338,16% so với năm 2007 là 152 triệu đồng. Nguyên nhân nợ quá hạn của cá thể tăng mạnh qua các năm, đặc biệt tăng rất mạnh vào năm 2008 là do thành phần này hoạt động đa dạng, ngoại trừ một số làm ăn hiệu quả, phần còn lại do năng lực yếu kém, thiếu trình độ chuyên môn, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ đúng hạn, và một phần do lãi suất nợ quá hạn thấp nên người đi vay chú trọng trả nợ bên ngoài (đi vay nặng lãi).

4.2.5.3. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 được thể hiên qua bảng 15 trang sau

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy nợ quá hạn theo ngành kinh tế qua các năm có sự chuyên biến rõ rệt. Năm 2006, ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ không có nợ quá hạn. Sang năm 2007, ngoài 2 ngành trên thì có thêm ngành Thủy sản không có nợ quá hạn. Nhưng đến năm 2008, tất cả các đối tượng theo ngành kinh tế có vay vốn tại ACB Cần Thơ đều có nợ quá hạn.

Tình hình nợ quá hạn của ngành Thương mại - Dịch vụ

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy các doanh nghiệp trong ngành Thương mại - Dịch vụ hoạt động có hiệu quả trong năm 2006 và 2007 nên đã hoàn trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đối với Ngân hàng. Đến năm 2008, nợ quá hạn của ngành thương mại - Dịch vụ tại ACB Cần Thơ là 439 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,16% trong tổng số nợ quá hạn tại Chi nhánh. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trong ngành này kinh doanh bị thua lỗ, một số trường hợp khác do trình độ quản lý còn yếu kém, gặp phải sự tồn đọng trên thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, trong năm này do chính sách thắt chặc chi tiêu của người dân, đặc biệt là chi tiêu vào các dịch vụ. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng và khiến cho nợ quá hạn tăng lên.

GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 60 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh

Phân tích tình hình huy động vn và cho vay ti Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cn Thơ

Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007

Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương

Công nghiệp - Xây dựng - - 6.702 48,26 - 6.702 -

Thuỷ sản 55 49,11 - 53 0,38 -55 -100,00 53 -

Thương mại - Dịch vụ - - 439 3,16 - 439 -

Nông nghiệp 23 20,53 52 34,21 35 0,25 29 126,09 -17 -32,69

Các ngành khác 34 30,36 100 65,79 6.658 47,94 66 194,12 6.558 6.558,00

Dư nợ cho vay 112 100,00 152 100,00 13.887 100,00 40 35,71 13.735 9.036,18

( Ngun: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghip )

h o c . n e t t e h o c . n e t

Tình hình nợ quá hạn của ngành Công nghiệp - Xây dựng

Năm 2006 và 2007, ngành Công nghiệp - Xây dựng không có nợ quá hạn. Nguyên nhân là do, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ngành này đều là doanh nghiệp lớn thuộc Trung ương và các doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong năm này do nhu cầu xây dựng có chiều hướng tăng cao, các ngành công nghiệp hoạt động có hiệu quả nên hoàn trả vốn cho Ngân hàng đúng thời hạn. Đến năm 2008, nợ quá hạn đối với ngành Công nghiệp - Xây dựng là 6.702 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48,26% trong tổng số nợ quá hạn tại ACB Cần Thơ. Nợ quá hạn đối với ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng đột biến như thế là do trong năm 2008 nền kinh tế gặp khó khăn, nhu cầu xây dựng và tiêu dùng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân giảm. Thêm vào đó, có nhiều doanh nghiệp mới nhập ngành và nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động do hiệu quả kinh doanh trong năm 2007 đem lại. Tuy nhiên, theo khảo sát của Ngân hàng đa phần các khách hàng hoạt động khá hiệu quả khi còn ở quy mô vừa và nhỏ, nhưng sau khi đầu tư phát triển lớn mạnh với nhiều dự án kinh doanh lớn thì khả năng quản lý không theo kịp với tốc độ tăng trưởng và đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, phát sinh những khoản chi phí, thiệt hại, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay khi đến hạn cho ngân hàng.

Tình hình nợ quá hạn của ngành Thủy sản

Nợ quá hạn của ngành Thủy sản năm 2006 là 55 triệu đồng chiếm tỷ trọng 49,11% trong tổng số nợ quá hạn tại Ngân hàng. Nguyên nhân là do trong năm 2006 cả nước gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu, đó là vụ kiện bán phá giá của Mỹ và việc kiểm duyệt kháng sinh 100% lô hàng khi xuất vào Nhật. Đến năm 2007, các doanh nghiệp thuộc ngành Thủy sản không có nợ quá hạn tại ACB Cần Thơ. Trong năm này, Cần Thơ thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, quảng bá thương hiệu, thông tin thị trường; liên doanh liên kết với nhiều đơn vị tại nhiều thành phố lớn trong nước tăng lượng hàng xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mua thêm hàng chục ngàn tấn thủy sản nguyên liệu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào các khâu chế biến, bảo quản sản phẩm. Do đó, các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này hoạt động có hiệu quả, hoàn trả nợ đúng tiến độ cho Chi nhánh.

Bước sang năm 2008, nợ quá hạn đối với ngành Thủy sản là 53 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,38% trong tổng nợ quá hạn tại Ngân hàng. Trong năm qua, do suy giảm kinh tế cùng với việc phá vỡ quy hoạch trong nuôi trồng thủy sản ở các địa phương, làm cho sản phẩm ứ đọng. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng tới sự ổn định thị trường xuất khẩu làm cho khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp giảm, nợ quá hạn trong ngành Thủy sản lại xuất hiện tại ACB Cần Thơ.

Tình hình nợ quá hạn của ngành Nông nghiệp

Năm 2007, nợ quá hạn đối với ngành Nông nghiệp là 52 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 29 triệu đồng, về mặt tỷ lệ tăng 126,09% so với năm 2006 là 23 triệu đồng. Đến năm 2008, nợ quá hạn của ngành này tại Chi nhánh là 35 giảm về mặt tuyệt đối là 17 triệu đồng, về mặt tương đối giảm 32,69% so với năm 2007 là 52 triệu đồng. Các khoản nợ quá hạn tại Ngân hàng năm 2007 và 2008 chính là số dư nợ cho vay bởi năm 2007 và 2008, ACB Cần Thơ không cho vay đối với loại hình kinh tế này. Nguyên nhân là do, Các hộ gia đình, các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Á Châu để kinh doanh nông sản, chăn nuôi gia cầm, gia súc, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bảo lụt, dịch bệnh đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay. Ngoài ra, trong quá trình cấp tín dụng, rủi ro phát sinh phần lớn là do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay; từ đó dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Tuy nhiên, Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu nợ đối với các đối tượng này nên nợ quá hạn tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nh tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w