Phân tích về doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nh tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 43)

Triu đồng 7000000 6000000 5000000 4000000 3000000 2000000 6.516.351 1.410.931 1000000 0

460.310 Doanh scho vay

2006 2007 2008

Năm

Hình 4: Doanh số cho vay tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008

Năm 2008, trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao… kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không ít và bắt đầu thực sự bước vào giai đoạn khó khăn. Biên độ giá của các mặt hàng dao động mạnh, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi, giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua,… Tất cả những biến đổi đó tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất nông nghiệp, hàng nông sản – thủy sản lớn nhất cả nước, hiện nay thế mạnh này của vùng cũng đang trong tình trạng cầm cự, nhất là lĩnh vực xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu gạo của đồng bằng Sông Cửu Long khó khăn sẽ kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan, sản xuất của nhiều hộ nông dân lâm vào tình trạng khốn đốn. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo tích cực của Ban lãnh đạo ACB Cần thơ và dựa trên định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh, ACB Cần Thơ đã chủ động khắc phục có hiệu quả những khó khăn về các vấn đề còn tồn tại trong kinh doanh để ổn định và phát triển vững chắc, nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

4.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời gian

Tình hình doanh số cho vay theo thời gian của ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 được thể hiện qua bảng 3 trang 30.

Phân tích tình hình huy động vn và cho vay ti Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cn Thơ

Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời gian tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần thơ qua 3 năm 2006 - 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Cho vay ngắn hạn 352.778 76,64 1.184.818 83,97 5.458.006 83,76 832.040 235,85 4.273.188 360,66 Cho vay trung và dài hạn 107.532 23,36 226.113 16,03 1.058.345 16,24 118.581 110,28 832.232 368,06

Doanh số cho vay 460.310 100,00 1.410.931 100,00 6.516.351 100,00 950.621 206,52 5.105.420 361,85

( Ngun: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghip)

h o c . n e t t e h o c . n e t

Xét về thời gian, nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm chủ yếu tập trung vào tín dụng ngắn hạn. Nhờ những phương thức cho vay tích cực, đơn giản, tiện lợi mà doanh số cho vay của Chi nhánh ngày một tăng lên. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch.

100 80 60 40 20 0 % 76,64 23,36 83,97 16,03 83,76 16,24 Năm Cho vay ngn hn Cho vay trung và dài

2006 2007 2008

Hình 5: Cơ cu doanh scho vay theo thi gian ti ACB chi nhánh Cn Thơ

tnăm 2006 - 2008

Qua bảng số liệu ta thấy, cho vay ngắn hạn tại ACB Cần Thơ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong DSCV tại ACB Cần Thơ so với cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do, đa số khách hàng của Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngắn hạn, có tốc độ quay vòng vốn nhanh và có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả. Những khách hàng vay trung và dài hạn chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình. Ngân hàng thường cho vay trung và dài hạn để mua nhà ở, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp… Nếu số tiền lớn, thời gian thu hồi kéo dài, không thể hoàn vốn trong thời gian ngắn nên lãi suất cao. Ngoài ra, khi ngân hàng cho vay với số lượng lớn các khoản vay trung và dài hạn sẽ có khả năng hứng chịu rủi ro về lãi suất và tỷ giá. Điều này làm cho doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay.

Nhìn chung, cho vay trong ngắn hạn của ACB Cần Thơ tăng trưởng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2007, cho vay ngắn hạn là 1.184.818 triệu đồng tăng 832.040 triệu đồng (tương ứng với 235,85%) so với năm 2006 là 352.778 triệu đồng. Bước sang năm 2008, cho vay ngắn hạn là 5.458.006 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 4.723.188 triệu đồng, về mặt tương đối là 360,66% so với năm

2007 là 1.184.818 triệu đồng. Nguyên nhân là do ACB đưa ra các hình thức cho vay phong phú, lãi suất phù hợp thỏa mãn từng đối tượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn của các doanh nghiệp. Đồng thời, đây là giai đoạn nền kinh tế Cần Thơ phát triển nhanh, đời sống người dân được nâng cao làm sức mua của thị trường tăng lên đã tạo ra một thị trường rất hấp dẫn cho các cơ sở kinh doanh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới làm ảnh hưởng đến vốn trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Từ đó nhu cầu vay vốn để đảm bảo vòng quay vốn trong ngắn hạn, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm để kích cầu cho nền kinh tế, phục vụ nhu cầu thị trường tăng cao.

Như đã nói trước đó, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong doanh số cho vay nhưng nó vẫn tăng trưởng mạnh qua các năm. Cho vay trung và dài hạn năm 2007 đạt 226.113 triệu đồng tăng 118.581 triệu đồng (tương ứng với 110,28%) so với năm 2006 là 107.532 triệu đồng. Đến năm 2008, cho vay trung và dài hạn là 1.058.345 triệu đồng tăng 832.232 triệu đồng (tương ứng với 368,06%) so với năm 2007 là 226.113 triệu đồng. Để đạt được kết quả đó, ACB Cần Thơ đã tích cực hơn trong việc khai thác thị trường để nắm bắt được xu hướng thị trường, bằng việc tung ra nhiều sản phẩm tiện ích hơn, chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng như gửi thư, gọi điện thoại… cho khách hàng để tư vấn về các sản phẩm tiện ích phù hợp với nhu cầu của họ.

4.2.2.2. Phân tích tình hình cho vay theo thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh là một cách phân loại cơ bản để phản ánh nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được sự hỗ trợ và hoạt động theo chủ trương, kế hoạch của Nhà nước. Ngược lại, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chủ yếu hoạt động bằng vốn riêng của mình, thường bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã. Thực hiện vai trò đáp ứng mọi nhu cầu vốn cho nền kinh tế, NH đã mở rộng hoạt động cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, bao gồm cho vay doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể.

Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại ACB Cần Thơ được thể hiện qua bảng 4 trang 34.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế qua các năm tại ACB Cần Thơ có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2006, cho vay cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất 51,15% rồi đến cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh 42,22%, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là cho vay doanh nghiệp Nhà nước 6,63%. Đến năm 2007 thì cho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất 61,84%, kế đến là cho vay cá thể 25,89% và cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 12,26%. Bước sang 2008, cho vay cá thể lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, cụ thể là 80,36%. Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng không đáng kể, lần lượt là 11,51% và 8,13%. Tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế qua các năm tại ACB Cần Thơ có sự thay đổi như vậy là do trong từng thời kỳ nhu cầu vốn của từng thành phần kinh tế sẽ khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụ thể, cho vay doanh nghiệp Nhà nước năm 2007 là 872.544 triệu đồng tăng 842.026 triệu đồng (tương ứng với 2.759,16%) so với năm 2006 là 30.517 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng rất mạnh này là do năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, để chuẩn bị cho công cuộc hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và công ty cổ phần Nhà nước nói riêng cần nguồn vốn lớn nhằm đáp ứng đầy đủ cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Đến năm 2008, cho vay doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn 530.065 triệu đồng giảm 342.479 triệu đồng (tương ứng với 39,25%) so với năm 2007 là 872.544 triệu đồng. Trong năm 2008, trước tình hình kinh tế tài chính có nhiều biến đổi phức tạp cộng với yếu tố thị trường luôn biến động và khả năng rủi ro trong kinh doanh đã phần nào ảnh hưởng đến việc Chi nhánh giảm vốn đầu tư đối với các loại hình doanh nghiệp này.

Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạiACB Cần Thơ năm 2007 đạt 173.044 triệu đồng giảm về mặt giá trị là 21.280 triệu đồng, giảm về mặt tỷ lệ là 10,95% so với năm 2006 là 175.736 triệu đồng. Đến năm 2008, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 746.860 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 576.816 triệu đồng, tăng về mặt tương đối là 333,33% so với năm 2007 là 173.044 triệu đồng.

Phân tích tình hình huy động vn và cho vay ti Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cn Thơ

Bảng 4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 – 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh

2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệt đối đối (%)Tương

Doanh nghiệp Nhà nước 30.518 6,63 872.544 61,84 530.065 8,13 842.026 2.759,16 -342.479 -39,25

Doanh nghiệp ngoài QD 194.324 42,22 173.044 12,26 746.860 11,51 -21.280 -10,95 576.816 333,33

Cá thể 235.468 51,15 365.343 25,89 5.236.426 80,36 129.875 55,16 4.871.083 1.333,29

Doanh số cho vay 460.310 100,00 1.410.931 100,00 6.516.351 100,00 950.621 206,52 5.105.420 361,85

( Ngun: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghip)

h o c . n e t t e h o c . n e t

Kết quả trên là do chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã chủ động bỏ vốn ra và vay vốn Ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Số doanh nghiệp tư nhân hoạt động ngày càng nhiều, hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực như: giao thông vận tải, thương mại - dịch vụ, chế biến thuỷ hải sản, xây dựng… Vì vậy, tốc độ tăng trưởng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2008 tăng mạnh. Đây là nguồn tiềm năng dồi dào cần phải được khuyến khích để phát triển nền kinh tế, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đối với thành phần kinh tế này, do hoạt động đa dạng, khó kiểm soát nên chứa đựng không ít những rủi ro. Chính vì vậy, ACB Cần Thơ một mặt phải vận động khả năng khai thác, mặt khác cần phải có biện pháp để tăng cường giám sát việc thực hiện các quy ước trong hợp đồng tín dụng.

Qua bảng số liệu, ta thấy cho vay cá thể luôn tăng trưởng mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2008. Cụ thể, năm 2007, cho vay cá thể là 365.343 triệu đồng tăng 129.875 triệu đồng (tương ứng với 55,16%) so với năm 2006 là 235.468 triệu đồng. Năm 2008, cho vay cá thể là 5.236.426 triệu đồng tăng 4.871.083 triệu đồng về mặt tuyệt đối, về mặt tương đối tăng 1.333,29% so với năm 2007 là 132.402 triệu đồng. Đây là kết quả của hàng loạt các chương trình tín dụng hấp dẫn mà ACB đã đưa ra trong năm 2008 như chương trình ưu đãi cho du học sinh, cho vay trả góp tiêu dùng cá nhân, tín dụng đặc biệt 5.000 tỷ đồng - lãi suất cố định (trong đó cá nhân được 2.000 tỷ đồng) cho các nhu cầu về vay mở rộng sản xuất kinh doanh, vay phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, vay mua nhà, sửa chữa nhà để ở…

4.2.2.3. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Trong cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế, Ngân hàng thực hiện vai trò giúp vốn cho tất cả các ngành nghề. Trong đó doanh số cho vay công nghiệp - xây dựng và các ngành khác chiếm tỷ trọng cao, còn lại là ngành thương mại dịch vụ, ngành thuỷ sản, cùng với ngành nông nghiệp có tỷ trọng thấp hơn.

Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại ACB Cần Thơ thể hiện qua bảng 5 trang 36.

Từ bảng số liệu về tình hình cho vay theo ngành kinh tế đã cho thấy cơ cấu cho vay của Chi nhánh vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2006- 2008 đều có sự thay đổi cả về doanh số và tỷ trọng.

GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 35 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh

Phân tích tình hình huy động vn và cho vay ti Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cn Thơ

Bảng 5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần thơ qua 3 năm 2006 – 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệt đối đối (%)Tương

Công nghiệp - Xây dựng 115.750 25,15 975.674 69,15 890.436 13,66 859.924 742,91 -85.238 -8,74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuỷ sản 653 0,14 17.310 1,23 7.865 0.12 16.657 2.553,02 -9.445 -54,56

Thương mại - Dịch vụ 159.866 34,73 98.753 7,00 613.831 9,42 -61.113 -38,23 515.078 521,58

Nông nghiệp 3.683 0,80 0 0,00 0 0,00 -3.683 -100,00 0 0,00

Các ngành khác 180.358 39,18 319.194 22,62 5.004.219 76,79 138.836 76,98 4.685.025 1.467,77

Doanh số cho vay 460.310 100,00 1.410.931 100,00 6.516.351 100,00 950.621 206,52 5.105.420 361,85

(Ngun: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghip)

h o c . n e t t e h o c . n e t

Doanh số cho vay đối với ngành Công nghiệp - Xây dựng

Với vị thế là thành phố trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ đang từng bước phát triển cở sở hạ tầng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư trong nhiều lĩnh vực, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp. Nắm bắt được điều này, ACB luôn đưa ra các chủ trương chính sách phù hợp cho các đối tượng này. Năm 2007, doanh số cho vay ngành Công nghiệp - Xây dựng là 975.674 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 859.924 triệu đồng, về mặt tương đối là 742,91% so với năm 2006 là 115.750 triệu đồng. Bước sang năm 2008, do tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động nên các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chỉ sản xuất ở mức độ cầm chừng do sự biến động của giá cả, xuất khẩu gặp khó khăn… Ngoài ra, do thị trường bất động sản đóng băng, giá cả nguyên vật liệu xây dựng luôn biến động. Cụ thể, năm 2008, doanh số cho vay ngành này là 890.436 triệu đồng giảm 85.238 triệu đồng (tương ứng với 8,74%) so với năm 2007 là 975.674 triệu đồng.

Doanh số cho vay đối với ngành Thủy sản

Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay ngành Thủy sản qua 3 năm có sự tăng giảm đột biến. Năm 2007, doanh số cho vay ngành này là 17.310 triệu đồng tăng 16.657 triệu đồng (tương ứng với 2.553,02%) so với năm 2006 là 653 triệu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nh tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 43)