Doanh số cho vay cùng dư nợ cho vay là căn cứ cơ bản để đánh giá hiệu quả của một khoản vay và từ đó có thể đánh giá triển vọng của dự án đó trong tương lai. Chính vì thế, việc theo dõi tình hình dư nợ cho vay là một công việc quan trọng không thể thiếu được trong công tác tín dụng tại Ngân hàng.
Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp tháo gỡ những khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng Ngân hàng, nhưng kinh tế TP. Cần thơ trong những năm qua vẫn gặp không ít khó khăn. Trước tình hình đó, ACB Cần Thơ bằng sự nỗ lực của mình đã khắc phục những khó khăn, từng bước mở rộng cơ cấu, đầu tư tín dụng, nâng cao chất lượng cho vay, thủ tục nhanh chóng, đảm bảo an toàn, hiệu quả tín dụng.
Triệu đồng 800000 700000 600000 500000 400000 516.001 736.542 300000 200000 100000 0 176.583 2006 2007 2008 Năm Dư nợ cho vay
Hình 7: Dư nợ cho vay tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 4.2.4.1. Phân tích dư nợ cho vay theo thời gian
Tình hình dư nợ cho vay theo thời gian tại ACB Cần Thơ qua 3 năm từ 2006 - 2008 được thể hiện qua bảng 9 trang sau.
Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn từ năm 2006 – 2008 trong dư nợ cho vay tại Ngân hàng. Điều này là do, tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh qua 3 năm đều lớn hơn doanh số cho vay trung và dài hạn.
Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ
Bảng 9: Tình hình dư nợ cho vay theo thời gian tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006So sánh 2008/2007So sánh
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Dư nợ ngắn hạn 94.115 53,30 319.442 61,91 463.470 62,93 225.327 239,42 144.028 45,09
Dư nợ trung - dài hạn 82.468 46,70 196.559 38,09 273.072 37,07 114.091 138,35 76.512 38,93
Dư nợ cho vay 176.583 100,00 516.001 100,00 736.542 100,00 339.418 192,21 220.541 42,74
(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp)
h o c . n e t t e h o c . n e t
Năm 2007, số dư nợ ngắn hạn mà ACB Cần Thơ chưa thu hồi là 319.442 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 225.327 triệu đồng, về mặt tương đối là 239,72% so với năm 2006 là 94.115 triệu đồng. Đến năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn là 463.470 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 144.028 triệu đồng, về mặt tỷ lệ là 45,09% so với năm 2007 là 319.442. Nguyên nhân là do, chủ trương và chính sách cho vay của ACB Cần Thơ là đẩy mạnh cho vay ngắn hạn nên doanh số cho vay trong ngắn hạn tăng lên làm cho dư nợ cho vay trong ngắn hạn cũng tăng theo.
Về dư nợ trung và dài hạn, năm 2007, số dư nợ trung - dài hạn tại chi nhánh là 196.559 triệu đồng tăng 114.091 triệu đồng ương ứng với 138,35% so với năm 2006 là 82.486 triệu đồng. Bước sang năm 2008, dư nợ cho vay là 273.072 triệu đồng tăng 76.512 triệu đồng (tương ứng với 38,93%) so với năm 2007 là 196.559 triệu đồng. Trong 3 năm qua, mặc dù với chủ trương đẩy mạnh cho vay trong ngắn hạn để sử dụng vòng quay vốn có hiệu quả hơn cho nhiều đối tượng nhưng ACB Cần Thơ vẫn không quên thị trường cho vay trung và dài hạn. Cụ thể là doanh số cho vay trung và dài hạn qua các năm vẫn tăng trưởng mạnh làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng qua các năm.
Như vậy, có thể nói dư nợ cho vay tại ACB Cần Thơ tăng lên qua các năm là do Chi nhánh thường xuyên phân tích, thẩm định cho vay, tranh thủ kịp thời các dự án đầu tư kể cả ngắn hạn, trung và dài hạn, làm tăng doanh số cho vay không chỉ đối với các khách hàng cũ mà còn đối với các khách hàng mới, từ đó làm tăng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Thêm vào đó, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay cho thấy nhu cầu về vốn đối với các doanh nghiệp đang tăng nhanh đòi hỏi việc cung cấp nguồn vốn cho các thành phần kinh tế phải nhiều hơn nữa nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
4.2.4.2. Phân tích dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại ACB Cần Thơ qua 3 năm từ 2006 - 2008 được thể hiện qua bảng 10 trang sau.
Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay của các thành phần kinh tế tại Ngân hàng có sự biến đổi qua các năm.
GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 49 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh
Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ
Bảng 10: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
Doanh nghiệp Nhà nước 39.982 22,64 302.601 58,64 0 0,00 262.619 656,84 -302.601 -100,00
Doanh nghiệp ngoài QD 58.900 33,36 62.935 12,20 386.985 52,54 4.035 6,85 324.050 514,90
Cá thể 77.701 44,00 150.465 29,16 349.556 47,46 72.764 93,65 199.091 132,32
Dư nợ cho vay 176.583 100,00 516.001 100,00 736.541 100,00 339.418 192,21 220.541 42,74
(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp)
h o c . n e t t e h o c . n e t
Cụ thể, năm 2006, dư nợ cho vay đối với cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến năm 2007, dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất và dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2008. Nguyên nhân là do, năm 2006, doanh số cho vay đối với cá thể là lớn nhất, đến năm 2007, doanh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. Bước sang năm 2008, doanh số cho vay cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất là do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp khó khăn nhiều trong tình hình kinh tế đầy biến động trong nước và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới gián tiếp ảnh hưởng đến nước ta. Tình hình cụ thể như sau:
Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp Nhà nước năm 2007 là 302.6014 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 262.619 triệu đồng, về mặt tương đối tăng 656,84% so với năm 2006 là 39.982 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm này doanh số cho vay doanh nghiệp Nhà nước tại chi nhánh tăng mạnh. Nhưng đến năm 2008, dư nợ cho vay đối vơi ngành này là 0. Để đạt dược kết quả này là do NH luôn cố gắng mở rộng địa bàn hoạt động, thẩm tra xem xét các dự án sản xuất kinh doanh để tập trung nguồn vốn cho vay, đẩy mạnh công tác thu nợ… Đồng thời, các đơn vị sản xuất và hoạt động có hiệu quả dẫn đến việc hoàn vốn cho Ngân hàng đúng thời hạn.
Năm 2007, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 62.935 triệu đồng tăng 4.035 triệu đồng (tương ứng với 6,85%) so với năm 2006 là 58.900 triệu đồng. Đến năm 2008, dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này là 386.985 triệu đồng tăng 324.050 triệu đồng (tương ứng với 514,90%) so với năm 2007 là 62.935 triệu đồng. Nguyên nhân như đã nói ở trên, trong những năm qua tình hình kinh tế tài chính trong nước có nhiều biến động, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì tốc độ lạm phát cũng tăng theo làm cho giá cả luôn biến động gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác trả nợ.
Dư nợ cho vay đối với cá thể tại ACB Cần Thơ năm 2007 là 150.465 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 72.764 triệu đồng, tăng về mặt tỷ lệ là 93,65% so với năm 2006 là 77.701 triệu đồng. Đến năm 2008, dư nợ cho vay là 349.556 triệu đồng tăng 199.091 triệu đồng (tương ứng với 132,32%) so vơi năm 2007 là 150.465 triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay thành phần này tăng
trưởng mạnh qua các năm nên dư nợ cho vay cũng tăng theo, góp phần kích cầu cho nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần phát triển.
4.2.4.3. Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế
Tình hình dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 11 trang sau.
Qua bảng số liệu, ta thấy Chi nhánh đã có một sự linh hoạt trong hoạt động tín dụng của mình. Trong từng loại hình tín dụng đều thể hiện rất rõ sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư và dư nợ cho vay qua 3 năm liên tục tăng lên là dấu hiệu khả quan về sự tăng trưởng của Ngân hàng. Tuy nhiên dư nợ cuối kỳ thường bao hàm trong đó một lượng nợ quá hạn mà bản chất của nợ quá hạn thường mang lại cho Ngân hàng sự rủi ro.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay đối với ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tại ACB Cần Thơ, kế đến là các ngành khác. Dư nợ cho vay đối với ngành Thủy sản, Nông nghiệp và ngành Thương mại - Dịch vụ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của ngành Công nghiệp - Xây dựng và các ngành khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay tại Chi nhánh qua 3 năm, các ngành Thủy sản, Nông nghiệp, Thương mại - Dịch vụ chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay theo ngành kinh tế.
Dư nợ cho vay ngành Công nghiệp - Xây dựng
Năm 2007, dư nợ cho vay ngành Công nghiệp - Xây dựng tại ACB Cần Thơ là 344.461 triệu đồng tăng 245.068 triệu đồng (tương ứng với246,56%) so vơi năm 2006 là 99.393 triệu đồng. Nguyên nhân là do các khoản vay trung và dài hạn của ngành Công nghiệp - Xây dựng chưa đến hạn trả và do doanh số cho vay đối với ngành này trong năm 2007 tăng cao. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới sản phẩm. Bước sang năm 2008, dư nợ cho vay đối với ngành này là 355.475 triệu đồng tăng 11.041 triệu đồng (tương ứng với 3,20%) so với năm 2007 là 344.461 triệu đồng. Trong năm 2008, do ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh khác nhau của nền kinh tế, các doanh nghiệp ngành Công nghiệp - Xây dựng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động nên dư nợ tăng hơn năm 2007. Mặc dù, doanh số cho vay đối với ngành này giảm trong năm vừa qua.
Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ
Bảng 11: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 - 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tuyệt đối Tương
đối (%) Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Công nghiệp - Xây dựng 99.393 56,29 344.461 66,76 355.475 48,26 245.068 246,56 11.014 3,20
Thuỷ sản 2.000 1,13 6.480 1,26 2.820 0,38 4.480 224 -3.660 -56,48
Thương mại - Dịch vụ 16.068 9,10 22.420 4,34 23.536 3,20 6.352 39,53 1.116 4,98
Nông nghiệp 101 0,06 52 0,01 35 0,01 -49 -48,51 -17 -32,69
Các ngành khác 59.021 33,42 142.588 27,63 354.675 48,15 83.567 141,59 212.087 148,74
Dư nợ cho vay 176.583 100,00 516.001 100,00 736.541 100,00 339.418 192,21 220.540 42,74
( Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp )
h o c . n e t t e h o c . n e t
Dư nợ cho vay ngành Thủy sản
Dư nợ cho vay đối với ngành Thủy sản năm 2007 là 6.480 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 4.480 triệu đồng, về mặt tỷ lệ tăng 224% so với năm 2006 là 2.000 triệu đồng là do doanh số cho vay ngành này trong năm 2007 tăng mạnh và do các khoản nợ trung - dài hạn chưa đến hạn trả. Đến năm 2008, dư nợ cho vay ngành Thủy sản tại ACB Cần Thơ là 2.820 triệu đồng giảm về mặt tuyệt đối là 3.660 triệu đồng, giảm về mặt tỷ lệ là 56,48% so với năm 2007 là 6.480 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2008, doanh số cho vay ngành này giảm bởi vì Ngân hàng muốn hạn chế rủi ro trong ngành thủy sản.
Dư nợ cho vay ngành Thương mại - Dịch vụ
Qua bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay ngành Thương mại - Dịch vụ tại ACB Cần Thơ liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007, dư nợ cho vay đối với ngành này là 22.420 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 6.352 triệu đồng, tăng về mặt tương đối là 39,53% so với năm 2006 là 16.068 triệu đồng. Nguyên nhân là do, năm 2007, Việt nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới, các doanh nghiệp cần nguồn vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển và mở rộng quy mô sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam. Bước sang năm 2008, dư nợ cho vay đối với ngành Thương mại – Dịch vụ là 23.536 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 1.116 triệu đồng, về mặt tỷ lệ tăng 4,98% so với năm 2007 là 22.420 triệu đồng. Trong năm này, do ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh khác nhau như cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tình hình trong nước có nhiều biến động. Vì thế, Ngân hàng đẩy mạnh chính sách cho vay đối với ngành này nên dư nợ cho vay ngành Thương mại - Dịch vụ đã tăng lên trong năm qua.
Dư nợ cho vay ngành Nông nghiệp
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay ngành Nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại ACB Cần Thơ qua 3 năm là do Chi nhánh không chú trọng cho vay trong lĩnh vực này. Năm 2007, dư nợ cho vay ngành Nông nghiệp là 52 triệu đồng giảm 49 triệu đồng (tương ứng với 48,51%) so với năm 2006 là 101 triệu đồng. Đến năm 2008, dư nợ cho vay đối với ngành này là 35 triệu đồng giảm 17 triệu đồng (tương ứng với 36,69%) so với năm 2007 là 52 triệu đồng. Nguyên nhân là do, doanh số cho vay
ngành Nông nghiệp tại ACB Cần Thơ trong năm 2007 và 2008 là 0. Các khoản dư nợ còn lại tại Ngân hàng chủ yếu là các khoản cho vay trung – dài hạn chưa đến hạn trả và các khoản nợ quá hạn của ngành kinh tế này.
Dư nợ cho vay các ngành khác
Dựa vào bảng số liệu có thể nói dư nợ cho vay đối với các ngành khác liên tục tăng qua các năm là do doanh số cho vay các ngành khác tại Chi nhánh tăng trưởng mạnh từ năm 2006 – 2008. Cụ thể, năm 2007, dư nợ cho vay đối với các ngành khác tại Ngân hàng là 142.588 triệu đồng tăng về mặt tuyệt đối là 83.567 triệu đồng, về mặt tương đối tăng 141,59% so với năm 2006 là 59.021 triệu đồng. Đến năm 2008, dư nợ cho vay là 354.675 triệu đồng tăng về mặt giá trị là 212.087 triệu đồng, tăng về mặt tỷ lệ là 148,74% so với năm 2007 là 142.588 triệu đồng. Ngân hàng đẩy mạnh chính sách cho vay đối với các ngành khác