Phát triển trong tương lai

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nh tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 25)

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 21/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006- 2020. Theo đó, xây dựng Cần Thơ trở thành Thành phố hiện đại và văn minh, là đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp trước năm 2020; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước; là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập theo giấy phép số 52/QP-UBND Tỉnh Cần Thơ cho phép đặt cơ quan tại tỉnh. Giấy phép chấp nhận cho mở chi nhánh trong nước thuộc NHTMCP do NH Nhà nước Việt Nam cấp số 069384 cấp ngày 16/09/1995. Ngày 29/7/2008, để rút ngắn và cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã cùng ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thành lập cho đến khi không còn tồn tại, mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế phải nộp, kể cả trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác nhau. Vì vậy, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Ngân hàng hiện nay mang số 5713040105 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ cấp ngày 28/10/2008.

ACB chi nhánh Cần Thơ chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 27/03/1996 trụ sở đặt tại 17-19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa TP. Cần Thơ. Ngành nghề

kinh doanh gồm huy động vốn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.

Qua 12 năm hoạt động, ACB Cần Thơ đã góp phần hết sức to lớn cho sự phát triển của TP. Cần Thơ, đã trở thành một đối tác đáng tin cậy của quý khách hàng. Phương châm hoạt động của ngân hàng là luôn hướng đến sự hoàn thiện, tạo dựng giá trị cao nhất cho khách hàng. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ ân cần, niềm nở, NH luôn tạo được sự tin tưởng của quý khách hàng.

3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy3.2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DCH – NGÂN QUPHÒNG KINH DOANH PHÒNG KTOÁN – VI TÍNH PHÒNG HÀNH CHÍNH Bộ phận Giao dịch Bộ phận Dịch vụ khách hàng Bộ phận Ngân quỹ Bộ phận Thẻ Kiều hối, WU Bộ phận Thanh toán quốc tế

Bộ phận Tiếp thị thẩm định khách Bộ phận Thẩm định & Quản lý TSTC Bộ phận Dịch vụ khách hàng Bộ phận Xử lý nợ Bộ phận Pháp lý chứng từ Bộ phận Vi tính Bộ phận Kế toán

3.2.2.2. Chức năng của từng bộ phận

Phòng Giao dịch ngân quỹ

Về nhân sự gồm có trưởng phòng giao dịch, trưởng bộ phận và các kiểm soát viên, giao dịch viên, dịch vụ khách hàng, tổ thẻ, kiều hối, WU, bộ phận ngân quỹ và kiểm ngân viên.

Có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, tài khoản cho vay và các tài khoản trong giao dịch với khách hàng. Thực hiện ký quỹ chờ thanh toán thư tín dụng, thanh toán séc bảo chi, mua bán ngoại tệ, vàng, bạc, thanh toán thẻ, mua bán chứng từ có giá, chi thu tiền mặt, ngoại tệ, chuyển tiền trong và ngòai nước, chi trả kiều hối…

Thường xuyên kiểm soát chứng từ, đối chiếu số dư ngày, tháng… với số liệu của phòng kế toán.

Lưu trữ hồ sơ phụ, phiếu thu tiết kiệm (đối với sổ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, phòng giao dịch có một phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc theo dõi tính lãi, so sánh đối chiếu chữ ký, tất toán sổ… ).

Phòng Kinh doanh

Về nhân sự gồm có trưởng phòng kinh doanh, trưởng bộ phận và các bộ phận thanh toán quốc tế, bộ phận tiếp thị, thẩm định khách hàng, bộ phận thẩm định và quản lý tài sản thế chấp, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận pháp lý chứng từ và bộ phận xử lý nợ xấu.

Tìm kiếm khách hàng thông qua công tác tiếp thị, thẩm định và phân loại khách hàng, lập hồ sơ tín dụng trình ban tín dụng xét duyệt theo hạn mức do tổng giám đốc quy định.

Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bão lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng thể lệ, chỉ định, hướng dẫn của nhà nước và ACB.

Theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời.

Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo trình tự dễ quản lý, kiểm tra thuận tiện việc theo dõi nợ vay. Thường xuyên tiến hành tổng hợp số liệu cho vay và thanh toán quốc tế theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và ACB.

Đề xuất ý kiến về việc giải quyết, khởi tố các vụ kiện liên quan đến họat động tín dụng của chi nhánh.

Phòng Kế toán – Vi tính

Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh nhằm nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, tiền mặt tại quỹ. Quản lý chung, hạch toán thu nhập, phí phải thu, phải trả, quản lý thu chi đúng nguyên tắc chế độ của ngân hàng Á Châu

Mặt khác phối hợp với phòng giao dịch và ngân quỹ luân chuyển chứng từ một cách khoa học và hợp lý; kiểm soát chứng từ, hạch toán, nhập chứng từ vào máy vi tính để quản lý; lên bảng cân đối ngày, tháng, năm theo đúng chế độ kế toán quy định và truyền số liệu qua mạng theo hướng dẫn của ngân hàng Á Châu.

Quản lý mạng máy tính của chi nhánh và bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn số liệu, bảo mật sổ sách, chứng từ kế toán và mẫu kế toán theo chế độ quy định.

Phòng Hành chính

Là đơn vị đắc lực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nơi tổ chức điều hành cơ cấu nhân sự, mua sắm trang thiết bị, tổ chức công tác bảo vệ, chữa cháy và công văn thư hành chính lễ tân. Phối hợp bộ phận kho quỹ, bảo vệ an toàn kho quỹ. Đảm bảo phương tiện di chuyển tiền an toàn.

3.2.3. Một số nội dung cơ bản về quy chế nghiệp vụ cho vay

Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra. Quy trình cho vay tại ACB Cần Thơ được thực hiện thông qua 14 bước cơ bản sau đây:

3.2.3.1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Tại chi nhánh khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Và việc này được thực hiện bởi nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR).

3.2.3.2. Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) (tại trung tâm định giá tài sản trực thuộc Hội sở) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo.

Và nhân viên A/O cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm : việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sử vay - trả của khách hàng kể cả với các ngân hàng khác qua Trung tâm thông thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.

3.2.3.3. Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng

Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng. Sau đó, nhân viên A/O sẽ tiến hành photo hồ sơ gởi cho thư ký Ban tín dụng. Tại buổi họp Ban tín dụng, nhân viên A/O sẽ trình bày với các thành viên về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đã đề nghị. Các thành viên Ban tín dụng sẽ trực tiếp phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay đối với nhân viên A/O. Sau khi các thành viên đã trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay, Thư ký sẽ lập Biên bản họp ghi nhận lại các ý kiến thống nhất của các thành viên Ban tín dụng và sau đó sẽ lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên A/O. Tối đa hai ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng quyết định cho vay hoặc không cho vay, nhân viên A/O hoặc nhân viên Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng.

3.2.3.4. Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo

Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng, nhân viên A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân. Nhân viên Loan CSR tiến hành chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho Nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO). Nhân viên LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay.

3.2.3.5. Nhận và quản lý tài sản đảm bảo

Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tải sản đảm bảo nợ vay, nhân viên LDO sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và ACB.

3.2.3.6. Lập Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ

Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàn tất, nhân viên Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký.

3.2.3.7. Tạo tài khoản vay và giải ngân

Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, nhân viên Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng. Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ thông tin và kết nối về tài sản đảm bảo, nhân viên Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay. Sau đó, nhân viên giao dịch (Teller) sẽ thực hiện giải ngân cho khách hàng.

3.2.3.8. Lưu trữ hồ sơ

Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được nhân viên Loan CSR thực hiện theo quy định.

3.2.3.9. Kiểm tra, theo dõi khoản vay - thu nợ gốc và lãi vay

Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhân viên A/O và Loan CSR sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS (The Complete Banking Solution) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước ngày năm (5) hàng tháng. Nhân viên Loan CSR có trách nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn. Nhân viên A/O và Loan CSR tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay.

3.2.3.10. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ), khách hàng phải gửi Giấy đề nghị (theo mẫu) cho ngân hàng theo thời gian đã quy định trong Hợp đồng tín dụng. Căn cứ giấy đề nghị này, nhân viên A/O sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và nêu rõ lý do gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và ý kiến đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý, trình Ban tín dụng xét

duyệt. Ban tín dụng phê duyệt gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo hình thức duyệt ngay trên tờ trình hoặc lập Biên bản họp (theo mẫu).

3.2.3.11. Chuyển nợ quá hạn

Trong các trường hợp: đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đủ nợ đến hạn phải trả và không được đồng ý hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; hoặc có quyết định thu hồi nợ trước hạn nhưng trong vòng 30 ngày mà khách hàng vẫn không thanh toán đủ nợ vay thì nhân viên A/O sẽ lập tờ trình thẩm định khách hàng về việc xét duyệt chuyển nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, nhân viên Loan CSR sẽ thực hiện chuyển nợ quá hạn trên chương trình phần mềm TCBS. Sau đó lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập Biên bản bàn giao hồ sơ vay cho Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) hoặc bộ phận xử lý nợ để theo dõi, khởi kiện thu nợ vay.

3.2.3.12. Khởi kiện thu hồi nợ xấu

Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn do nhân viên Loan CSR chuyển sang, ACBA/Bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của ACBA/Bộ phận xử lý nợ sẽ dùng một số biện pháp xử lý nợ như: Đốc nợ (là việc áp dụng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ mà chưa phải áp dụng biện pháp khởi kiện); Khởi kiện (là biện pháp thu hồi nợ bằng việc tham gia tố tụng bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất việc thi hành án để thu hồi nợ); Xử lý tài sản đảm bảo; Và một số biện pháp khác như: chuyển nợ sang ngân hàng khác, bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ,…

3.2.3.13. Miễn, giảm lãi

Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi vay và có đề nghị nộp hồ sơ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại nh tmcp á châu chi nhánh cần thơ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w