Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra. Quy trình cho vay tại ACB Cần Thơ được thực hiện thông qua 14 bước cơ bản sau đây:
3.2.3.1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ
Tại chi nhánh khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Và việc này được thực hiện bởi nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR).
3.2.3.2. Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) (tại trung tâm định giá tài sản trực thuộc Hội sở) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo.
Và nhân viên A/O cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm : việc kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra lịch sử vay - trả của khách hàng kể cả với các ngân hàng khác qua Trung tâm thông thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp.
3.2.3.3. Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng
Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng. Sau đó, nhân viên A/O sẽ tiến hành photo hồ sơ gởi cho thư ký Ban tín dụng. Tại buổi họp Ban tín dụng, nhân viên A/O sẽ trình bày với các thành viên về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đã đề nghị. Các thành viên Ban tín dụng sẽ trực tiếp phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay đối với nhân viên A/O. Sau khi các thành viên đã trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay, Thư ký sẽ lập Biên bản họp ghi nhận lại các ý kiến thống nhất của các thành viên Ban tín dụng và sau đó sẽ lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên A/O. Tối đa hai ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng quyết định cho vay hoặc không cho vay, nhân viên A/O hoặc nhân viên Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng.
3.2.3.4. Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo
Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng, nhân viên A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân. Nhân viên Loan CSR tiến hành chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho Nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO). Nhân viên LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay.
3.2.3.5. Nhận và quản lý tài sản đảm bảo
Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tải sản đảm bảo nợ vay, nhân viên LDO sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và ACB.
3.2.3.6. Lập Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ
Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàn tất, nhân viên Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký.
3.2.3.7. Tạo tài khoản vay và giải ngân
Căn cứ vào Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ, nhân viên Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng. Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ thông tin và kết nối về tài sản đảm bảo, nhân viên Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay. Sau đó, nhân viên giao dịch (Teller) sẽ thực hiện giải ngân cho khách hàng.
3.2.3.8. Lưu trữ hồ sơ
Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan sẽ được nhân viên Loan CSR thực hiện theo quy định.
3.2.3.9. Kiểm tra, theo dõi khoản vay - thu nợ gốc và lãi vay
Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhân viên A/O và Loan CSR sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS (The Complete Banking Solution) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước ngày năm (5) hàng tháng. Nhân viên Loan CSR có trách nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn. Nhân viên A/O và Loan CSR tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay.
3.2.3.10. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Khi có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ), khách hàng phải gửi Giấy đề nghị (theo mẫu) cho ngân hàng theo thời gian đã quy định trong Hợp đồng tín dụng. Căn cứ giấy đề nghị này, nhân viên A/O sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và nêu rõ lý do gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và ý kiến đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý, trình Ban tín dụng xét
duyệt. Ban tín dụng phê duyệt gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo hình thức duyệt ngay trên tờ trình hoặc lập Biên bản họp (theo mẫu).
3.2.3.11. Chuyển nợ quá hạn
Trong các trường hợp: đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đủ nợ đến hạn phải trả và không được đồng ý hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; hoặc có quyết định thu hồi nợ trước hạn nhưng trong vòng 30 ngày mà khách hàng vẫn không thanh toán đủ nợ vay thì nhân viên A/O sẽ lập tờ trình thẩm định khách hàng về việc xét duyệt chuyển nợ quá hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào phê duyệt của cấp có thẩm quyền, nhân viên Loan CSR sẽ thực hiện chuyển nợ quá hạn trên chương trình phần mềm TCBS. Sau đó lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập Biên bản bàn giao hồ sơ vay cho Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) hoặc bộ phận xử lý nợ để theo dõi, khởi kiện thu nợ vay.
3.2.3.12. Khởi kiện thu hồi nợ xấu
Căn cứ vào hồ sơ khách hàng nợ quá hạn do nhân viên Loan CSR chuyển sang, ACBA/Bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của ACBA/Bộ phận xử lý nợ sẽ dùng một số biện pháp xử lý nợ như: Đốc nợ (là việc áp dụng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ mà chưa phải áp dụng biện pháp khởi kiện); Khởi kiện (là biện pháp thu hồi nợ bằng việc tham gia tố tụng bắt đầu từ giai đoạn khởi kiện cho đến khi hoàn tất việc thi hành án để thu hồi nợ); Xử lý tài sản đảm bảo; Và một số biện pháp khác như: chuyển nợ sang ngân hàng khác, bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ,…
3.2.3.13. Miễn, giảm lãi
Khi khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi vay và có đề nghị nộp hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi vay, nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận hồ sơ (bao gồm: Kế hoạch trả nợ và cam kết trả nợ; Tài liệu chứng minh nguyên nhân, những mức độ tổn thất về tài sản; khó khăn về tài chính; Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất). Sau đó, nhân viên A/O sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, các thông tin, số liệu được cung cấp và đối chiếu với thực tế, lập tờ trình miễn, giảm lãi kèm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ký. Sau khi cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ vay và có ý kiến đề nghị mức miễn, giảm lãi, nhân viên A/O sẽ trình lên Ban tín dụng. Sau khi nhận được Biên bản họp của Ban tín dụng chấp thuận miễn,
giảm lãi vay, nhân viên A/O thông báo cho nhân viên Loan CSR thực hiện việc miễn, giảm lãi vay trên chương trình phần mềm TCBS và thông báo cho nhân viên Teller thanh lý tài khoản vay của khách hàng.
3.2.3.14. Thanh lý/Tất toán khoản vay
Hồ sơ vay sẽ được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Nhân viên Teller thu vốn, lãi, phí, phạt,… lần cuối trên tài khoản vay của khách hàng. Cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác định xử lý, tất toán khoản vay. Khi khách hàng có đề nghị giải chấp tài sản, nhân viên Loan CSR sẽ tiếp nhận, kiểm tra các dư nợ của khách hàng và làm giấy đề nghị giải chấp tài sản theo mẫu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi nhận được đề nghị giải chấp, nhân viên LDO sẽ tiến hành làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp. Nhân viên Loan CSR sẽ kiểm tra lại quá trình thanh toán của khách hàng trên tất cả số dư (vốn, lãi, phí, phạt,…).
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
4.1.1. Đánh giá tình hình chung
Đối với các Ngân hàng cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các NH đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Vốn không những giúp cho NH tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.
Ngoài vốn tự có và nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác, vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn ở các NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Trước mắt, với việc lãi suất đã được Thủ tướng chỉ đạo sẽ giảm trong thời gian sắp tới. Mặt khác, trong bối cảnh dự trữ bắt buộc tăng và cạnh tranh gay gắt trong huy động tiền gửi khách hàng, bài toán cho vay và huy động sẽ trở nên khó khăn hơn.
Với lãi suất huy động kém hấp dẫn hơn so với cơ hội đầu tư vào thị trường chứng khoán, sàn giao dịch vàng, cơ hội khai thác biến động tỷ giá, ngân hàng cần phải đảm bảo những giá trị gia tăng khác để giữ chân và thu hút khách.
Tình hình huy động vốn tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 1 trang 23.
Qua bảng số liệu trang sau cho thấy vốn huy động năm 2007 là 429.120 triệu đồng tăng 167.891 triệu đồng (tương ứng với 64,27%) so với năm 2006 là 261.229 triệu đồng. Kết quả trên cho thấy năm 2007, Ngân hàng đã huy động vốn có hiệu quả vì tỷ lệ tăng vốn huy động khá cao. Điều này là do trong năm 2007, ACB đã thực hiện nỗ lực đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Một loạt sản phẩm tiết kiệm và tín dụng mới được ACB tung ra nhằm đáp ứng tốt và nhanh nhất nhu cầu của khách hàng như tiết kiệm tuần, tiết kiệm 5+… Trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán, ACB chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện trực tiếp tại Ngân hàng, và tính năng mới của dịch vụ mobile banking: kiểm tra tiền chuyển đến bằng chứng minh nhân dân hay hộ chiếu qua tin nhắn…
Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006 – 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
Số tiền Tỷ (%)trọng Số tiền Tỷ (%)trọng Số tiền Tỷ (%)trọng Tuyệt
đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
1. Tiền gửi của TCKT 47.467 18,17 31.149 7,26 41.501 7,49 -16.318 -34,38 10.352 33,23
- Không kỳ hạn 40.019 84,31 27.085 86,95 41.501 100,00 -12.934 -32,32 14.416 53,23
- Có kỳ hạn 7.448 15,69 4.064 13,05 0 0,00 -3.384 -45,44 -4.064 -100,00
2. Tiền gửi tiết kiệm 213.762 81,83 397.971 92,74 512.595 92,51 184.209 86,17 114.624 28,80
- Không kỳ hạn 8.180 3,83 39.479 9,92 23.895 4,66 31.299 382,63 -15.584 -39,47
- Có kỳ hạn 205.582 96,17 358.492 90,08 488.700 95,34 152.910 74,38 130.208 36,32
TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 261.229 100,00 429.120 100,00 554.096 100,00 167.891 64,27 124.976 29,12
(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)
h o c . n e t t e h o c . n e t
Đến năm 2008, vốn huy động của ACB Cần thơ được 554.096 triệu đồng tăng 124.976 triệu đồng (tương ứng với 29,12%) so với năm 2007 là 429.120 triệu đồng. Tỷ lệ tăng vốn huy động của ACB năm 2008 so với năm 2007 tăng 29,12% thấp hơn nhiều tỷ lệ tăng vốn huy động năm 2007 so với 2006 là 64,27%. Nguyên nhân là do trong năm 2008, cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các Ngân hàng diễn ra rất quyết liệt. Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho lượng tiền kiều hối giảm mạnh, giá vàng tăng cao, tình hình xuất nhập khẩu giảm đã ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng.
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của ACB Cần Thơ qua 3 năm có sự tăng trưởng đáng kể. 6000 5000 554.096 4000 3000 2000 261.229 429.120 Triệu đồng 1000 0 2006 2007 2008 Năm Hình 2: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tại NHTMCP Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 4.1.2. Đánh giá tình hình cụ thể
Tại ACB chi nhánh Cần Thơ nguồn vốn được huy động dưới hai hình thức là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi của tổ chức kinh tế.
NĂM 2006 NĂM 2007
1 7%
NĂM 2008 7% 93% Tiề n gử i tiết kiệ m Tiề n gử i củ a TC KT Hình 3: Cơ cấu huy động vốn tại ACB Cần Thơ từ năm 2006 - 2008 4.1.2.1. Tình hình tiền gửi tiết kiệm tại ACB Cần thơ
Qua hình 3 và bảng 1 cho thấy, tiền gửi tiết kiệm năm 2007
là 397.971 triệu đồng tăng 184.209 triệu đồng (tương ứng với 86,17%) so với năm 2006 là 213.762 triệu đồng. Về tỷ trọng, tiền gửi tiết kiệm năm 2007 chiếm 92,74% trong cơ cấu vốn
huy động tăng so với năm 2006 chỉ chiếm 81,83% trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do, trong năm 2007 ACB đã áp dụng các chính sách phù hợp để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.
- Trong đó, tiền gửi không
kỳ hạn năm 2007 là 39.479 triệu đồng tăng 31.299 triệu đồng (tương ứng với 382,63%) so với năm 2006 là 8.180 triệu đồng. Về tỷ trọng, tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 tăng so với năm 2006. Cụ thể, năm
2007 chiếm 9,92% trong tổng tiền gửi tiết kiệm, năm 2006 chỉ chiếm 3,83%. - Tiền gửi có kỳ hạn năm 2007 là