Chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT theo hướng CNH, HĐH

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT theo hướng CNH, HĐH

CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Một trong ba nội dung cơ bản của công nghiệp hóa là xây dựng cơ cấu ngành hợp lý. Kinh tế NN, NT là một bộ phận của nền kinh tế. Vì vậy, xây dựng cơ cấu các ngành kinh tế NN, NT theo yêu cầu CNH, HĐH là tất yếu khách quan.

Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu của nền kinh tế xét về phương diện kinh tế - kỹ thuật. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là tổng thể các mối liên hệ trong khu vực nông thôn, có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau về số lượng và liên quan chặt chẽ về chất lượng, chúng có tác động qua lại lẫn nhau trong thời gian và không gian nhất định.

Để phát triển nông nghiệp thì yêu cầu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT. Đây là tiêu chuẩn căn bản, đo lường cả về lượng và chất của sự phát triển nhanh và bền vững trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Nó vừa là mục tiêu và vừa là một nội dung chủ yếu của CNH, HĐH NN, NT. Đó là: Chuyển nền nông nghiệp độc canh sang nền nông nghiệp đa canh đi đôi với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Chuyển nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn từ trạng thái khép kín sang nền nông nghiệp hàng hóa, hướng mạnh vào xuất khẩu, mở rộng phân công lao động và hợp tác sản xuất. Chuyển nền kinh tế nông thôn thuần nông sang phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp nông - công nghiệp - dịch vụ và chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở nông thôn theo hướng phát huy cao độ các nguồn lực của từng vùng. Cụ thể:

Một là, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, lấy sản xuất lương thực

làm trọng tâm. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng, đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống.

Hai là, thực hiện chuyên môn hóa kết hợp kinh doanh tổng hợp, xây dựng

các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tận dụng điều kiện thích hợp của các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả.

Ba là, phát triển công tác quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các

vùng cây công nghiệp như chè, dâu tằm, mía, lạc… Mở rộng diện tích cây ăn quả, cây đặc sản có giá trị cao gắn với cơ sở bảo quản chế biến nhằm phát huy

Bốn là, phát triển và nâng cao hiệu quả chất lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mở rộng hình thức chăn nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.

Năm là, phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển nuôi trồng thủy sản, tăng cường năng lực và hiệu quả khai thác xa bờ, nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá, giữ gìn môi trường biển và sông nước, đảm bảo cho sự tái tạo, phát triển các nguồn lợi thủy sản.

Sáu là, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng cao độ che phủ của rừng. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho hộ nông dân theo hướng xã hội lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả nghề rừng. Ngăn ngừa nạn đốt phá rừng, đẩy mạnh việc trồng rừng, tạo nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ…

Bảy là, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn như chế

biến sản xuất thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất tư liệu tiêu dùng hoặc hàng tiêu dùng. Nhanh chóng khôi phục các làng nghề truyền thống và thúc đẩy việc hình thành các làng nghề mới. Đây là định hướng quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Trong nông nghiệp, kinh tế nông thôn, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu các phân ngành, cơ cấu các vùng nông nghiệp và cơ cấu các thành phần kinh tế. Vì vậy, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT theo hướng CNH, HĐH trong quá trình phát triển nông nghiệp đòi hỏi: Một mặt, phải tổ chức lại sản xuất, kinh doanh theo hướng tập trung hóa cao, liên kết sâu rộng đủ khả năng để tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học - công nghệ, cũng như việc chiếm lĩnh thị trường. Mặt khác, phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất giữa nông - lâm - ngư nghiệp và trong nội bộ từng ngành, đảm bảo tính cân đối, hiệu quả

ổn định và vững chắc, hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện của từng vùng sinh thái.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 28)