Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 47)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3.Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hoà là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, có bờ biển dài và có điều kiện tự nhiên gần giống tỉnh Quảng Nam. Khánh Hoà có 3 đồng bằng lớn: đồng bằng Vạn Ninh - Ninh Hoà, đồng bằng Diên Khánh- Nha Trang và đồng bằng Cam Ranh. Bên cạnh đó, Khánh Hoà còn có một hệ thống sông phân bố khá dày đặc (cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài 10 km trở lên), điều này rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh. Hiện nay, Khánh Hoà đang tập trung phát triển ngành nông nghiệp ổn định và bền vững. Năm 2004 Trung tâm công nghệ cao của tỉnh đã được thành lập nhằm sản xuất được nhiều giống mới chất lượng cao phục vụ nền nông nghiệp trong tỉnh và các tỉnh miền trung. Điều này, góp phần quan trọng cho sự phát triển ổn định liên tục nền kinh tế nông nghiệp nói riêng và của tỉnh nói chung. Nhìn chung, giá trị nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2009 giá trị nông, lâm, thuỷ sản ước tính đạt 2.663 tỷ đồng tăng 2,26%, sản lượng đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản 72.301 tấn (vượt kế hoạch 3,3%), khai thác yến sào 2.700kg tăng 12,5% so với năm trước (do áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi yến trong nhà)… Để có được những kết quả trên, tỉnh Khánh Hoà đã có những biện pháp hữu hiệu để phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh. Cụ thể:

Thứ nhất, hợp tác phát triển nông, lâm nghiệp giữa tỉnh Khánh Hoà với các tỉnh thành phố khác như thành phố Hồ Chí Minh trên nhiều nội dung. Hợp tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước và các hoạt động chuyên ngành nông

trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm… Hợp tác trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng và sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp để quy hoạch ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn. Đồng thời, phối hợp trao đổi kinh nghiệm trong quy hoạch, quản lý sử dụng đất lâm nghiệp; đầu tư và phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh, phối hợp tổ chức và tạo điều kiện hỗ trợ các hội chợ, hội thi, triển lãm về nông sản.

Thứ hai, có chính sách hỗ trợ, đầu tư để đón đầu công nghệ. Áp dụng công

nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh như xoài Úc, hoa lan Mokara…

Thứ ba, xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp và hướng dẫn nông dân

làm du lịch. Đây là một trong những biện pháp làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại. Mô hình du lịch nông nghiệp là một hình thức xuất khẩu hàng hoá tại chỗ rất hiệu quả, tiếp thị tận gốc về hồ sơ xuất xứ sản phẩm, nhất là khi nhu cầu về tự bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng xã hội trước các nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn ngày càng tăng. Hoạt động du lịch nông nghiệp mang lại kết quả doanh thu cao, tăng giá trị kinh tế của ngành, cải thiện đời sống người nông dân.

Thứ tư, định hướng sản xuất nông nghiệp gắn với sử dụng hiệu quả vốn

kích cầu của Chính phủ. Điều này sẽ bảo đảm mục tiêu lâu dài của ngành như tập trung đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản là thực phẩm thiết yếu và dự báo có thị trường thuận lợi (gạo, các sản phẩm chăn nuôi, cao su, cà phê, hạt điều…). Bên cạnh đó, gắn chặt sản xuất với chế biến và tiêu thụ, đẩy mạnh công tác theo dõi thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, điều chỉnh kịp thời thị trường khi có biến động.

Thứ năm, đầu tư phát triển ngành thuỷ sản với quy mô lớn theo hướng sản

xuất hàng hoá. Ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào ngành thuỷ sản. Mục đích tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao,

nâng cao khả cạnh tranh, làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 47)