Một số bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 49)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4.Một số bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Nam

Ngành nông nghiệp là ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bất cứ một tỉnh, TP nào trong chiến lược phát triển kinh tế của mình đều hết sức quan tâm tới chiến lược phát triển nông nghiệp. Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của các tỉnh, TP trong nước, sẽ giúp ích cho Quảng Nam rất nhiều những bài học trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của mình. Có thể tổng kết và đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Quảng Nam trong tiến trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững sau đây:

- Xác định được mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh tế xương cốt của nền kinh tế quốc dân. Trong chiến lược phát triển phát triển kinh tế của mình, các quốc gia nói chung và các tỉnh, TP nói riêng đều đặt vấn đề công nghiệp lên hàng đầu. Ngành công nghiệp sẽ là ngành tạo ra được bước đột phá, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Đây là một quan điểm đúng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành công nghiệp thì yêu cầu chúng ta phải coi trọng ngành nông nghiệp. Nếu khu vực nông nghiệp không phát triển, thì trước hết nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ đời sống dân cư trong khu vực NN, NT. Tiếp đó là ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn xã hội. Vì vậy, nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Chính vì thế trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung, cần phải chú trọng phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp.

- Cần đầu tư thích đáng cho khu vực NN, NT.

Khu vực NN, NT là khu vực kém nhất so với các khu vực khác về mọi mặt. Từ trước đến nay, do yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế, các quốc

vốn đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ. Phần vốn dành đầu tư cho khu vực nông nghiệp và nông thôn là rất hạn chế. Trong khi đó, đây là ngành đòi hỏi vốn lớn và thời gian đầu tư lâu dài. Việc thiếu công bằng trong đầu tư phát triển đã làm cho nông nghiệp vốn lạc hậu lại càng lạc hậu hơn. Do vậy, từ những kinh nghiệm của các tỉnh, TP rút ra cho Quảng Nam bài học phát triển nông nghiệp. Đó là cần phải có những cơ chế đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả cho khu vực NN, NT, nhất là đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển NN, NT.

- Phát triển NN, NT gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường.

Ngành nông nghiệp có liên quan trực tiếp tới các điều kiện tài nguyên môi trường. Do trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, trình độ nhận thức của người sản xuất còn hạn chế, nên trong quá trình sản xuất, các yếu tố đầu vào của sản xuất đã bị sử dụng một cách thiếu tổ chức, thiếu khoa học. Cụ thể: đó là sự ô nhiễm các nguồn nước, suy thoái của đất nông nghiệp do lạm dụng hóa chất. Diện tích rừng suy giảm do chặt phá để lấy đất trồng cây công nghiệp. Sự cạn kiệt của các nguồn lợi thủy sản do khai thác quá mức với nhiều phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt.

Hậu quả của những vấn đề trên đang tác động trực tiếp tới toàn bộ khu vực NN, NT. Đó là diện tích đất hoang hóa, rừng trọc có diện tích ngày càng tăng, sản lượng đánh bắt thủy hải sản gần bờ có xu hướng ngày càng giảm. Chính vì vậy, việc phát triển NN, NT gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng. Bảo vệ tài nguyên môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

- Phát triển NN, NT gắn liền với vấn đề xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của dân cư nông thôn. Để giải quyết được vấn đề này thì không còn con đường nào khác là phải tập trung các nguồn lực để vực dậy sự phát triển của khu vực NN, NT. Việc phát triển khu vực NN, NT nhằm thực hiện mục

đích cao nhất là xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống dân cư. Chỉ khi đó sự phát triển mới thực sự bền vững.

- Phát triển kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với quy luật của thị trường. Ngành nông nghiệp được coi là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, các sản phẩm của nông nghiệp phải được coi là hàng hóa. Thực tiễn kinh nghiệm ở các tỉnh, TP đã chứng minh: thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp là điều rất cần thiết và họ đã thành công ở một số sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, mọi sản phẩm sản xuất ra đều phải tuân thủ theo sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế. Việc tuân theo quy luật của thị trường sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất và lưu thông của các sản phẩm nông nghiệp phát triển. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM NHỮNG NĂM QUA

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 49)