Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở Bình Định

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ở Bình Định

Bình Định là một tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam, có điều kiện kinh tế xã hội - tự nhiên gần giống với tỉnh Quảng Nam. Việc phát triển

ngành nông nghiệp ở Bình Định là bài học kinh nghiệm quý báu đối với Quảng Nam trong giai đoạn thực hiện CNH, HĐH. Bình Định có dạng đồng bằng Châu Thổ, mà phần lớn là các đồng bằng nhỏ được tạo thành bởi các yếu tố địa hình và khí hậu. Các đồng bằng này thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt, khai thác và đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. Hiện nay, Bình Định đang tập trung đầu tư phát triển ngành nông nghiệp toàn diện, tăng trưởng và bền vững. Năm 2009 diện tích gieo trồng lúa đạt 41.098 ha, tăng 1,8% so với năm 2008, năng suất lúa đạt mức trên 59 tạ/ha. Lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục tăng trưởng ổn định, năm 2009 tổng đàn lợn đạt 664.817 con tăng 28, 6% so với cùng kỳ năm 2008 và đàn gia cầm cũng đạt 4.827.328 con tăng 11%...

Để đạt được những thành tựu trên, tỉnh Bình Định đã xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển đúng đắn. Đó là ứng dụng tương đối rộng rãi khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được tăng cường đầu tư xây dựng. Cụ thể:

Thứ nhất, đẩy mạnh CNH, HĐH NN, NT. Phát triển nông nghiệp toàn

diện theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính bền vững.

Một là, chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, quy hoạch ổn định

vùng trồng lúa có năng suất, chất lượng cao, chuyển đổi sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/ năm ăn chắc. Điều này, sẽ tiết kiệm công sức và nâng cao năng suất lúa cho nông dân. Chuyển dịch mạnh những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có hiệu quả hơn. Tiếp tục quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng, chú trọng các cây công nghiệp ngắn ngày (mía, mì, dứa, lạc) và cây công nghiệp dài ngày (điều, cao su).

Hai là, tập trung đầu tư, phát triển mạnh ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc (bò lai, bò sữa, lợn nạc). Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, mở rộng các hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại gắn với quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung.

Ba là, Bình Định đầu tư phát triển lâm nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh lâm sản trong tỉnh, ngoài tỉnh tham gia trồng rừng nguyên liệu.

Bốn là, phát triển thuỷ sản thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đa dạng hoá các hình thức nuôi trồng và đối tượng nuôi các loại thuỷ, hải sản để tránh rủi ro và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ, nâng cao công nghệ bảo quản sau thu hoạch để đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng giá trị xuất khẩu. Xây dựng các khu hậu cần nghề cá, các cụm chế biến hải sản, các điểm trú, tránh bão. Quy hoạch, xây dựng, mở rộng một số đồng muối công nghiệp.

Năm là, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Đẩy

mạnh việc chuyển giao và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thu nhập và hiệu quả trên đơn vị diện tích canh tác. Áp dụng kỹ thuật hiện đại trong khâu bảo quản chế biến nông sản.

Sáu là, thực hiện liên kết công- nông nghiệp ngày càng cao, chặt chẽ, nhất

là trong khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, thường xuyên mở lớp tập huấn khuyến ngư để phát triển mạnh

tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh và trở thành ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.

Thứ ba, xây dựng trường dạy nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các huyện trong tỉnh. Mục đích nhằm phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

Thứ tư, hợp tác nông nghiệp trong tỉnh với các tỉnh thành phố khác trong nước như Khánh Hoà, Bình Thuận… để tận dụng những thế mạnh của từng vùng. Điều này, tạo mối quan hệ thân thiết thúc đẩy ngành kinh tế nông nghiệp phát triển và nâng cao giá trị nông nghiệp của từng địa phương và đảm bảo yêu cầu phát triển NN, NT lâu dài.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)