7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp Quảng Nam từ năm 2001 đến nay
cha anh, phát huy được truyền thống tốt đẹp của quê hương. Cùng với những thay đổi của đất nước, nhân dân Quảng Nam đã tích cực trong công cuộc đổi mới, sự nghiệp mà toàn Đảng và toàn dân đã đang dồn sức thực hiện để không ngừng xây dựng và phát triển XHCN.
Từ sự phân tích trên cho thấy, Quảng Nam có những thuận lợi phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đem lại giá trị kinh tế cao, đóng góp vào quá trình kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, Quảng Nam cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, cản trở trong việc phát triển quá trình kinh tế này. Cụ thể Quảng Nam là một tỉnh nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế chậm, nguồn thu ngân sách của nội tỉnh còn hạn chế... Bên cạnh đó điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên đe doạ và sự chỉ đạo chưa tập trung, sử dụng nguồn nhân lực chưa có hiệu quả… Đây là những nhân tố cản trở sự phát triển nông nghiệp cả trước mắt và lâu dài.
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam từ năm 2001 đến nay 2001 đến nay
2.2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp Quảng Nam từ năm 2001 đến nay nay
Nông nghiệp (nông – lâm - ngư nghiệp) là một ngành kinh tế quan trọng. Ngành này thu hút tới 62,4% tổng số lao động trong nền kinh tế nhưng chỉ đóng góp 26% vào GDP của tỉnh. Tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng lao động những năm sắp
tới. Bên cạnh đó, quy mô và tốc độ tăng trưởng của ngành nông- lâm- ngư nghiệp trong những năm qua luôn nhỏ và thấp hơn các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng trung bình của năm 2008 là 5,3%, nông nghiệp đạt 1.822 tỷ đồng tăng 2%; lâm nghiệp đạt 222 tỷ đồng tăng gần 10%; thuỷ sản đạt 516 tỷ đồng tăng trên 4%. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng cùng thời kỳ của công nghiệp là 29% và dịch vụ là 18%.
Sự chuyển dịch tỷ trọng ngành nông – lâm - ngư nghiệp theo hướng giảm dần. Một mặt, phản ánh sự điều chỉnh của tỉnh Quảng Nam trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất (từ 3 vụ lúa xuống còn 2 vụ lúa), quá trình đóng cửa rừng. Mặt khác, thể hiện hiệu quả kinh tế của ngành này không cao so với công nghiệp và dịch vụ.
Cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp là cơ cấu kinh tế đặc thù của các tỉnh duyên hải miền Trung, trong đó có Quảng Nam. Việc hình thành cơ cấu này góp phần khai thác lợi thế của từng vùng lãnh thổ và giữa chúng có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, sự phát triển hài hoà là cơ sở cho sự phát triển bền vững của các vùng.
Có thể thấy thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam trong thời gian trên các lĩnh vực sau đây:
2.2.1.1. Tình hình phát triển nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam phần lớn nằm ở hạ lưu các con sông lớn trong tỉnh. Các con sông này đều bồi đắp phù sa hàng năm cho các đồng bằng, nên đất đai hết sức màu mỡ. Các đồng bằng ở Quảng Nam được xem là một trong những đồng bằng rộng và màu mỡ so với các đồng bằng duyên hải miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra lâu đời, người nông dân đã có kinh nghiệm làm nghề nông.
Bảng 2.1. Cơ cấu và giá trị sản xuất nông nghiệp. Giá hiện hành Chỉ tiêu 2001 2002 2004 2006 2009 Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % Giá trị (triệu đồng) % Trồng trọt 1340185 69 1.381.756 68 1.640.601 70,4 2.003.206 68 3.368.642 69 Chăn nuôi 523.486 27,6 588.886 29 623.447 26,8 865.182 29,4 1.387.268 28 Dịch vụ 60.489 3,4 61.805 3 66.129 2,8 77.580 2,6 107.495 3 Nguồn: [15; tr 46],[16; tr 49],[18; tr 43],[20; tr 50],[22; tr 45] 69 69 27.6 28 3.4 3 0 10 20 30 40 50 60 70 trồng trọt chăn nuôi dịch vụ Năm 2001 Năm 2009
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
Qua bảng, biểu đồ cho thấy, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành nông nghiệp với 69% năm 2009. Tỷ trọng ngành trồng trọt có xu hướng tăng qua các năm từ năm 2001 đến năm 2009 đã tăng lên 1,0%, ngành chăn nuôi có xu hướng giảm xuống. Nhìn chung, biến động trong cơ cấu các ngành là không lớn. Xét về quy mô, trong 8 năm qua các ngành đều có xu hướng tăng, trồng trọt tăng 1,73 lần, chăn nuôi tăng 1,73 lần và dịch vụ tăng 1,43 lần.
Trong thời gian tới cần phải đa dạng cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Mục đích là nhằm đáp ứng thị trường lớn ở Đà Nẵng, các khu công nghiệp, khu kinh tế mở, các đô thị trong tỉnh và tiến tới xuất khẩu ra thế giới. Đồng thời, mở rộng các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.
* Trồng trọt
Điều kiện sinh thái khí hậu thuận lợi, nên trên địa bàn tỉnh có nhiều loại cây trồng đã thích nghi, cho năng suất và chất lượng cao. Hiện trên địa bàn tỉnh phát triển các loại cây trồng như nhóm cây lương thực (lúa, ngô, sắn, khoai lang), nhóm cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mía, cói, bông, thuốc lá, dâu tằm, đay, vừng…), cây công nghiệp lâu năm (quế, hồ tiêu, điều, cao su, chè…) và nhóm cây ăn quả (dứa, chuối, loòng boong…).
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đơn vị: ha
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2008 Đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng 111.464 113.264 113.823 170.851
Trong đó Đất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm
Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản
49.386 21.226 7.297 2.022 49.659 22.208 8.058 2.051 49.735 22.285 8.236 2.234 83.805 73.790 10.015 3.241 Nguồn: [16; tr 42],],[17; tr 44], [18; tr 39],[20; tr 50],[21; tr 40]
Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy, diện tích đất nông nghiệp mở rộng không lớn, mỗi năm chỉ tăng lên khoảng 600 ha. Điều này do hai nguyên nhân: thứ nhất, quỹ đất có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; thứ hai, chủ trương của tỉnh là không mở rộng diện tích mà chủ yếu tập trung thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp tăng năng suất và chất lượng của ngành nông nghiệp.
- Cây lương thực
Cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất của ngành trồng trọt cả về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên, trong những năm qua diện tích cây có hạt giảm liên tục, từ năm 2000 đến năm 2009 giảm 4.232 ha, trong đó
3.574 ha. Một phần diện tích lúa được chuyển đổi sang trồng ngô hoặc các cây hoa màu khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Mặc dù diện tích cây lương thực có xu hướng giảm nhưng sản lượng không ngừng tăng lên hàng năm. Đạt được kết quả này là do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như đưa các loại giống mới có năng suất cao, hệ thống thủy lợi được xây dựng tốt, phân bón thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng hợp lý.
Bảng 2.3. Diện tích và sản lượng một số cây lương thực
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Tổng số Lúa Ngô Tổng số Lúa Ngô 2002 97.723 87.927 9.796 378.373 343.725 34.648 2004 97.039 86.391 10.648 426.893 383.979 42.914 2006 95.254 83.631 11.623 433.435 385.159 48.276 2009 99.145 86.664 12.481 444.554 394.412 50.142
Nguồn: [16; tr 50],],[18; tr 49],[20; tr 53],[22; tr 51]
Sản lượng lương thực tăng đã góp phần cải thiện đời sống người dân. Điều này được thể hiện rõ nhất là bình quân lương thực đầu người tăng, từ 255,5 kg/ người năm 2002 lên 293,5 kg/ người năm 2004, 2006 là 293,3 kg/ người và 2009 là 297,5 kg/ người.
Sự phân bố diện tích và sản lượng cũng không đều giữa các địa phương trong tỉnh. Phần lớn diện tích tập trung vào các huyện, thị xã đồng bằng như Tam Kỳ 10.924 ha, Đại Lộc 10.765 ha, Điện Bàn 13.138 ha, Thăng Bình 13.785 ha, Quế Sơn 10.450 ha… Một số huyện có diện tích nhỏ như Phước Sơn 1.537 ha, Nam Trà My 1.689 ha, Tây Giang 1.612 ha. Tương tự diện tích, sản lượng lương thực cũng tập trung vào các huyện này, Tam Kỳ 53.677 tấn, Đại Lộc 57.597 tấn, Điện Bàn 72.465 tấn, Thăng Bình 61.593 tấn, Quế Sơn 40.849 tấn…
Do điều kiện tự nhiên nên ở Quảng Nam lúa có thể trồng được ba vụ khác nhau gồm: đông xuân, hè thu và xuân hè. Các vụ này có diện tích canh tác khác nhau nhưng năng suất chênh lệch không lớn.
Trong ba vụ sản xuất, đông xuân và hè thu có diện tích lớn và tương tự nhau. Đây là hai vụ lúa chính. Vụ xuân hè chiếm diện tích nhỏ hơn và ngày càng giảm. Quá trình giảm diện tích lúa xuân hè nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của ngành nông nghiệp. Đó là chuyển từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa nhằm bảo đảm độ dinh dưỡng cho đất, duy trì năng suất và sản lượng cho 2 vụ chính. Trong khi diện tích và số vụ giảm nhưng năng suất và sản lượng lúa toàn tỉnh không ngừng tăng lên. Trong đó, năng suất lúa tương đối cao 45,51 tạ/ ha năm 2009, từ năm 2004 đến năm 2009, năng suất tăng lên 15,53 tạ/ha. Đây là một thành tựu lớn trong sản xuất nông nghiệp, thể hiện hiệu quả trong đầu tư và cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Bảng 2.4. Diện tích và năng suất lúa phân theo vụ
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
Đông xuân Xuân hè Hè thu Đông xuân Xuân hè Hè thu 2002 2004 2006 2009 42.443 42.078 40.826 41.940 323 187 45.161 44.126 42.805 44.724 190.086 190.602 200.014 216.634 1.089 616 152.550 192.761 185.145 177.778 Nguồn: [16; tr 52],[18; tr 51],[20; tr 54],[22; tr 53]
Diện tích lúa tập trung ở các huyện, thành phố như Tam Kỳ 10.174 ha, Đại Lộc 9.084 ha, Điện Bàn 11.232 ha, Thăng Bình 13.385 ha, Quế Sơn 9.598 ha.
Đặc biệt hiện nay, Quảng Nam đang tiến hành sản xuất lúa giống hàng hóa, năng suất cao phục vụ cho thị trường trong khu vực, quy hoạch vùng sản xuất lúa cao sản.
Tên đơn vị hành chính Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ ha) Sản lượng (tấn) Toàn tỉnh 86.664 45,51 394.412 Tp Tam Kỳ 2.483 40,73 10.114 TP Hội An 843 57,01 4.806 Huyện Đông Giang 1.765 22,79 4.022 Huyện Tây Giang 1.930 16,86 3.254 Huyện Đại Lộc 8.797 55,87 49.145 Huyện Điện Bàn 11.446 54,57 62.465 Huyện Duy Xuyên 7.689 53,74 41.319 Huyện Nam Giang 2.525 19,58 4.954 Huyện Thăng Bình 13.993 43,55 60.941 Huyện Quế Sơn 7.328 44,98 32.961 Huyện Nông Sơn 2.112 41,40 8.743 Huyện Hiệp Đức 2.359 43,35 10.226 Huyện Tiên Phước 4.347 46,18 20.073 Huyện Núi Thành 7.526 42,03 31.633 Huyện Bắc Trà My 2.077 32,73 6.799 Huyện Nam Trà My 1.507 24,11 3.634 Huyện Phú Ninh 6.630 54,34 36.027 Huyện Phước Sơn 1.307 25,29 3.305
Nguồn: [22; tr 54] + Cây ngô
Cây ngô cũng là một cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai Quảng Nam. So với lúa, ngô có diện tích và sản lượng không lớn, chiếm khoảng 11% diện tích và 10% sản lượng lương thực có hạt.
Trong những năm gần đây, diện tích ngô có xu hướng tăng 3.574 ha (từ năm 2000 đến năm 2009). Quá trình tăng diện tích là do đưa vào gieo trồng các giống ngô lai có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn các cây trồng khác. Đồng thời là một nguồn thức ăn lớn cung cấp cho phát triển ngành chăn nuôi.
Diện tích ngô tập trung chủ yếu ở các huyện như: Đại Lộc 1.681 ha, Điện Bàn 1.960 ha, Duy Xuyên 1.750 ha, các huyện còn lại có diện tích không lớn.
+ Một số cây lương thực khác.
Bên cạnh lúa và ngô, trên địa bàn tỉnh còn có cây khoai lang và sắn với diện tích tương đối lớn. Diện tích cây khoai lang năm 2009 là 6.619 ha, giảm 2509 ha so với năm 2004. Trong khi đó diện tích sắn lại có xu hướng tăng nhanh, từ năm 2004 đến năm 2009 tăng lên 1.356 ha. Cây khoai lang chỉ giải quyết vấn đề lương thực trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Do đó, nó giảm diện tích là điều tất yếu. Sắn là cây nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn. Mục đích nhằm cung cấp cho các nhà máy bánh kẹo, mì chính và có giá trị cao trong chăn nuôi và sắn cũng là mặt hàng có giá trị trong xuất khẩu. Năm 2006, xuất khẩu bột sắn khoảng 3.538 tấn thu về hơn 4 triệu USD. Diện tích sắn tăng vì trong thời gian qua nhà máy chế biến tinh bột sắn được đặt tại Quế Sơn đã đi vào hoạt động.
Sản lượng hàng năm của khoai lang khoảng 58.373 tấn, sắn đạt 108.647 tấn. Diện tích và sản lượng khoai lang tập trung ở các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành, Tiên Phước. Diện tích và sản lượng sắn tập trung ở Quế Sơn, Thăng Bình, Núi Thành, Tiên Phước.
- Cây thực phẩm
Các loại cây thực phẩm đang được tỉnh chú trọng phát triển trong những năm gần đây. Hiện nay, tỉnh chủ trương phát triển các vành đai thực phẩm quanh TP Tam Kỳ, TP Hội An nhằm phục vụ cho các khu công nghiệp, đô thị và cung cấp cho thị trường Đà Nẵng.
Diện tích các loại rau, đậu của tỉnh khoảng 14.597 ha và sản lượng 130.680 tấn. Do hiệu quả kinh tế cao, nên diện tích và sản lượng các loại rau, đậu có xu hướng tăng hàng năm. Năm 2007 cây rau các loại đạt 12.638 ha tăng 9,7% so với năm 2006; đậu các loại đạt 5.813 ha tăng 3,7% so với năm 2006. Diện tích rau đậu các loại tập trung ở các huyện như Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Thăng Bình, Núi Thành, Tp Tam Kỳ, TP Hội An… Trong những năm tới, diện tích rau, đậu tiếp tục tăng do nhu cầu các khu đô thị, công nghiệp và nhu cầu của người dân tăng lên.
- Cây công nghiệp ngắn ngày
Điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu…) đã tạo thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển tốt các loại cây ngắn ngày. Trên địa bàn Quảng Nam đã trồng và cho thu hoạch một số cây công nghiệp ngắn ngày như bông, đay, thuốc lá, lạc, vừng mía… Các cây công nghiệp này có diện tích và sản lượng không lớn trong cơ cấu của ngành trồng trọt, năm 2009 chiếm 9% về sản lượng và 9% về diện tích.
Bảng 2.6. Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp ngắn ngày
Cây các loại 2004 2006 2009 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Bông 3.030 5.348 1.477 3.510 261 573 Đay 75 401 79 427 17 96 Cói 244 1.512 288 1.811 219 1.425 Mía 2.110 87.530 1.507 45.888 578 24.298 Lạc 8.484 10.673 9.550 15.104 10.264 14.285 Vừng 2.250 1.030 1.943 969 2643 1.579 Thuốc lá 768 1.367 647 1.376 486 1046 Nguồn: [18; tr 58],[20; tr 56],[22; tr 55]
+ Cây lạc
Lạc là công nghiệp ngắn ngày, chiếm diện tích lớn nhất trong các cây công nghiệp 10.264 ha. Diện tích trồng lạc không ổn định, sản lượng đạt khoảng 14.285 tấn vào năm 2009. Diện tích lạc có sự phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, nơi có đất phù sa, đất pha cát. Các huyện có diện tích và sản lượng lạc lớn là Thăng Bình 2.240 ha và sản lượng 2.511 tấn, Điện Bàn 1.096 ha và sản lượng 1.991 tấn, Duy Xuyên 1.282 ha và sản lượng 2.243 tấn… Lạc là cây trồng có giá trị kinh tế cao, lạc có thể xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2008, sản lượng lạc xuất khẩu đạt 7.350 tấn, thu về 50.000 USD.
+ Cây mía.
Mía là cây công nghiệp tương đối thích hợp với điều kiện địa hình và sinh thái của Quảng Nam. Đây được xem là một trong những cây xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân các huyện trung du và núi thấp. Diện tích trồng mía được quy hoạch tương đối lớn, kể từ khi có nhà máy đường ở Quế Sơn đi vào hoạt động. Nhưng hiện nay do kinh doanh không hiệu quả nên nhà máy này đã ngừng hoạt động và di dời. Điều này đã làm biến động diện tích và sản lượng mía của cả tỉnh, ảnh hưởng lớn đến đời sống bà con nông dân. Diện tích năm 2009 còn 578 ha, giảm 529 ha và sản lượng 24.298 tấn giảm 21. 590 tấn so