Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.5.Tài nguyên thiên nhiên

2.1.5.1. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng Quảng Nam tương đối lớn, khoảng 388.479 ha, chiếm khoảng 37,32% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trữ lượng gỗ trong rừng khoảng

trồng, khoanh nuôi tái sinh có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ ha. Rừng Quảng Nam có thể khai thác gỗ khoảng 80.000m3/ năm và nhiều loại lâm sản khác có giá trị như trầm hương, trẩu, song mây, các cây dược liệu quý… Ngoài ra, trong rừng còn có loài động, thực vật quý hiếm như các loại thảo mộc ghi trong sách đỏ, voi, hổ, hươu nai, bò rừng… Tuy nhiên, diện tích rừng phân bố những nơi có địa hình khó khai thác và vận chuyển.

Với diện tích rừng lớn, Quảng Nam có tiềm năng về tài nguyên sinh vật. Điều này cho phép tỉnh phát triển một ngành lâm nghiệp có quy mô lớn với các hình thức trong khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác, đặc biệt là phát triển rừng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. Rừng còn có vai trò điều tiết nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, cung cấp cho phát triển thuỷ điện, đảm bảo cho sự đa dạng sinh học và giữ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững.

2.1.5.2. Tài nguyên biển

Quảng Nam có bờ biển dài 125km. Đường bờ biển thẳng, có nhiều cửa sông đổ ra biển như sông Trường Giang, Thu Bồn. Trên dọc bờ biển nơi các cửa sông đổ ra thường tạo ra các bãi triều, đầm phá. Vùng biển Quảng Nam với hai ngư trường chính là Hội An và Núi Thành có diện tích khoảng 4 vạn km2, trữ lượng hải sản khoảng 9 vạn tấn với nhiều hải sản có giá trị.

Tài nguyên biển phong phú cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển bao gồm các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, hoạt động giao thông biển (cảng biển) và du lịch biển (trên các bãi biển, trên biển và trên các đảo). Bên cạnh đó, các hoạt động tiêu cực của biển cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng như triều cường, bão, áp thấp nhiệt đới, lở đất dọc bờ sông do sóng…

2.1.5.3. Tài nguyên nước

Hệ thống sông ngòi chảy trong và chảy qua tỉnh Quảng Nam có tổng chiều dài trên 900km, với 3 hệ thống sông chính là Thu Bồn, Vu Gia, Tam Kỳ

(Trường Giang). Ngoài ra, còn có các sông nhỏ như Tuý Loan, Trương Định, Ly Ly… Mật độ sông ngòi ở Quảng Nam tương đối lớn so với trung bình cả nước. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi của Quảng Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu. Chế độ nước gồm 2 mùa, một mùa lũ và một mùa cạn. Phần lớn lưu lượng dòng chảy tập trung vào mùa lũ.

Với hệ thống mạng lưới sông ngòi của tỉnh tạo ra khả năng cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là khu vực hạ lưu. Đồng thời, có khả năng cho phép xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, thực hiện đa chức năng, vừa phục vụ tưới tiêu, điều hoà dòng chảy chống lũ lụt, vừa lấy điện phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 55)