Những thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển nông nghiệp ở

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 89)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1.Những thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển nông nghiệp ở

- Sản xuất nông nghiệp và sản lượng nông sản hàng hóa tăng tương đối

nhanh, ngày càng phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng yêu cầu nội tỉnh, từng

bước vươn ra thị trường ngoài tỉnh và có xuất khẩu.

Bức tranh tổng quát của nông nghiệp Quảng Nam trong thời gian qua là tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp liên tục tăng, nhìn chung năm sau cao hơn năm trước. Theo số liệu thống kê (tính theo giá hiện hành), giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp năm 2002 là 289.584,5 triệu đồng, năm 2004 là 340.318,9 triệu đồng, năm 2006 là 5.283.997 triệu đồng, năm 2009 là 7.308.080 triệu đồng. Cụ thể:

+ Sản xuất lương thực ngày càng tăng.

Quảng Nam đã tập trung cao cho thâm canh cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Tăng năng lực mở rộng diện tích. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là giống và quy trình thâm canh… nên đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Trong sản xuất lương thực, sản xuất lúa tăng nhanh và ổn định. Theo niên giám thống kê của tỉnh năm 2005 đạt 44,45 tạ/ ha, năm 2009 đạt 45,51 tạ/ha. Đây là thành tựu lớn trong sản xuất nông nghiệp, thể hiện kết quả đầu tư và cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Cùng với lúa, sản xuất ngô phát triển khá ổn định cả về diện tích và năng suất, sản lượng. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sản lượng lương thực tăng, góp phần bổ sung nguồn lương thực cho người và gia súc. Bên cạnh đó, diện tích cây sắn có xu hướng tăng lên, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là một mặt hàng có giá trị xuất khẩu (năm 2006 xuất khẩu bột sắn 3.538 tấn thu hơn 4 triệu USD).

+ Chăn nuôi phát triển nhanh và toàn diện.

Trâu, bò, lợn, gà, vịt… là vật nuôi chính phù hợp với điều kiện khí hậu ở Quảng Nam. Xác định chúng là vật nuôi truyền thống và nhân dân đã có

nhiều kinh nghiệm, Quảng Nam đã có chủ trương chính sách khuyến khích phù hợp về phát triển chăn nuôi. Cùng với nguồn lao động dồi dào, nguồn thức ăn phong phú đã tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, trong thời gian qua đàn dê, chăn nuôi đà điểu đã bắt đầu phát triển và đang từng bước khẳng định tính hiệu quả của nó trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

+ Đa dạng hóa cây trồng có nhiều tiến bộ.

Các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, đậu, tăng nhanh cả về quy mô và sản lượng. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ đang được chú trọng phát triển.

Các loại cây công nghiệp ngày càng được mở rộng diện tích kết hợp tăng cường đầu tư thâm canh và chuyển đổi cơ cấu giống năng suất cao. Đối với cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích cây lạc và cây vừng chiếm chủ yếu, có xu hướng tăng lên qua các năm. Các loại cây trồng này có giá trị kinh tế cao, đặc biệt lạc có thể xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới (năm 2008 sản lượng xuất khẩu đạt 7.350 tấn, thu về 50.000USD). Còn đối với cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu là cây cao su, cây điều, hồ tiêu, diện tích các loại cây này có xu hướng tăng lên, phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu Quảng Nam. Các loại cây này có giá trị cao trong xuất khẩu (cây điều hàng năm tỉnh xuất khẩu được 3950 nghìn USD).

Bên cạnh đó sản xuất rau, đậu tăng nhanh và chất lượng ngày càng tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản xuất rau của nông dân từng bước mang tính hàng hóa, sản xuất rau an toàn, rau chất lượng cao cung cấp cho thị trường đang từng bước hình thành.

+ Việc trồng rừng, bảo vệ rừng và khai thác, chế biến lâm sản khá tốt.

Hiện nay, công tác bảo vệ và phát triển rừng ở Quảng Nam đã có những chuyển biến tích cực. Nhìn chung, công tác lâm nghiệp đã được tổ chức lại

theo hướng kết hợp lâm nghiệp truyền thống với lâm nghiệp xã hội. Điều này đã tranh thủ vốn tài trợ, vốn các chương trình dự án và huy động sự đóng góp sức lao động và nguồn vốn trong nhân dân cho việc trồng, bảo vệ, phát triển rừng có hiệu quả. Kết quả giao khoán trồng rừng đến từng hộ dân tăng lên, độ che phủ rừng tăng nhanh, chất lượng rừng mới được cải thiện, nhất là rừng sản xuất. Hiện nay xu thế trồng rừng nguyên liệu, trồng cây bản địa quý hiếm, cũng như trồng cây lâm nghiệp có giá trị cao đang từng bước hình thành và phát triển. Công tác khoanh nuôi và xúc tiến tái sinh, khoán bảo vệ, chăm sóc rừng trồng ngày càng được chú trọng đầu tư. Công tác mở cửa cấp phép khai thác gỗ rừng trồng và rừng tự nhiên trong những năm qua đã được thực hiện đúng quy định.

Công nghiệp chế biến lâm sản ngày càng được chú trọng và được đẩy mạnh. Nhìn chung, công tác khai thác và chế biến lâm sản từng bước được tổ chức lại và phát triển khá, giá trị sản xuất trong lâm nghiệp ngày càng tăng lên, năm 2002 là 23.086,5 triệu đồng, năm 2004 là 23.802,4 triệu đồng, năm 2006 là 299.499 triệu đồng, năm 2009 là 442.141 triệu đồng.

+ Nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản phát triển theo chiều hướng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm qua, thủy sản Quảng Nam thực hiện xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. Cơ cấu đầu tư cũng có sự thay đổi, quốc doanh đầu tư cho khâu chế biến xuất khẩu, hộ gia đình đầu tư cho khâu đánh bắt và tiêu dùng nội địa… nên phát triển khá mạnh.

Nhìn chung, thủy sản Quảng Nam trong những năm qua phát huy được thế mạnh về tiềm năng, nguồn lợi về diện tích nuôi trồng thủy sản. Các phương thức nuôi trồng và đánh bắt tiếp tục được mở rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh nhất là vùng đồng bằng và vùng ven biển. Điều đó đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và tăng đáng kể nguồn thực phẩm cho xã hội.

Thực hiện phương châm gắn nuôi trồng, khai thác đánh bắt với chế biến. Trong thời gian qua, Quảng Nam đã đầu tư xây dựng và trang bị thêm máy móc, thiết bị để nâng cao năng lực chế biến thủy sản. Đến nay, được đầu tư thích đáng từ 1 đến 3 cơ sở chế biến với công suất 300 tấn. Chế biến thủy sản truyền thống được khôi phục và xuất hiện một số nhân tố mới. Cơ sở chế biến đông lạnh xuất khẩu tiếp tục phát triển, giá trị xuất khẩu đạt 16.125 USD. Đáng chú ý là năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản tương đối cao và ổn định. Theo niên giám thống kê của tỉnh, năm 2002 giá trị sản xuất thủy sản là 63.253,3 triệu đồng, năm 2004 là 83.498,8 triệu đồng, năm 2006 là 1.038.530 triệu đồng, năm 2009 là 2.002.543 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế NN, NT đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa.

Cơ cấu kinh tế NN, NT nhìn chung bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng đa ngành, phát triển kinh doanh tổng hợp. Điều này đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh. Tính theo giá hiện hành, năm 2005 nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh chiếm 31,0% nhưng đến năm 2008 giảm xuống 25,2 %.

Trong nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã có sự thay đổi theo hướng giảm nhẹ tỷ trọng trồng trọt tăng tỷ trọng chăn nuôi. Trong trồng trọt cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hóa, xóa dần tính độc canh, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất. Bước đầu đã giảm được một số cây lương thực kém hiệu quả (như khoai lang, ngô…) và đặc biệt tăng diện tích cây thực phẩm (rau, đậu), cây công nghiệp (lạc)… Bên cạnh đó đã hình thành phát triển một số cây ăn quả (cam, bưởi, chanh, chuối…), cây công nghiệp có giá trị cao (cao su, hồ tiêu, hạt điều). Trong chăn nuôi đã có sự thay đổi trong cơ cấu đàn gia súc theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng nuôi lấy

đàn lợn, năm sau cao hơn năm trước, đàn dê, đàn gia cầm, chăn nuôi đà điểu tăng lên và bước đầu phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Trong lâm nghiệp, đã chú ý kết hợp trồng rừng nhất là trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán gắn với bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có và khoanh nuôi rừng tái sinh. Điều này làm cho giá trị sản xuất tăng lên.

Thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng của Quảng Nam. Trong thời gian qua, tỉnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước mang tính tập trung “nhanh - hiệu quả - bền vững” và có sức cạnh tranh. Sản lượng hàng hóa xuất khẩu từ thủy sản tăng nhanh, nhất là sự chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất khẩu. Việc chuyển đổi cơ cấu diện tích đất sang nuôi trồng thủy sản được quan tâm, đẩy mạnh. Trong thời gian qua đã chuyển đổi các loại đất hoang hóa, đất lúa nhiễm mặn và các loại đất khác sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao.

Quá trình chuyển đổi về giống và sản xuất thức ăn từng bước phù hợp, đáp ứng nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Kinh tế trang trại đang từng bước phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành động lực cho sự phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Cùng với xu thế chung của cả nước, kinh tế trang trại ở Quảng Nam bước đầu được hình thành và phát triển. Nó thực sự trở thành luồng sinh khí mới thu hút các hộ yên tâm sản xuất, phát huy nội lực, mở rộng sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Sự phát triển kinh tế trang trại và sự hưởng ứng của nhân dân, nhất là nông dân trong nhiều vùng về mô hình kinh tế này chứng tỏ sức sống của nó trong thực tế. Có thể đánh giá, vị trí, vai trò của phát triển kinh tế trang trại ở Quảng Nam trong thời gian qua trên các mặt chủ yếu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là, phát triển kinh tế trang trại là một bước đột phá của kinh tế hộ, vì

động lực mới nối tiếp và phát huy động lực của kinh tế hộ, góp phần đẩy nhanh sản xuất trong nông nghiệp.

Hai là, phát triển kinh tế trang trại là nhân tố mới ở nông thôn. Nó góp phần tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung. Đồng thời làm tiền đề cho phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, đưa công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ vào nông thôn.

Ba là, phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng quỹ

đất tốt hơn. Kết hợp tăng năng suất cây trồng và năng suất đất đai, đưa diện tích còn hoang hóa vào sản xuất và tận dụng các khe suối, đồi núi ngăn nước làm ao thả cá, cải tạo thành ruộng và trồng cỏ chăn nuôi. Kết hợp trồng cây ăn quả, tạo nên mô hình khép kín V-A-C-R theo quy mô hiện đại. Sử dụng tối ưu các bãi bồi ven sông, ven biển và sử dụng hết nguồn lao động dôi dư của gia đình. Điều đó đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

- Kết cấu hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện và đổi mới theo hướng hiện đại.

Tỉnh Quảng Nam đã ưu tiên đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực. Hiện nay, Quảng Nam đã từng bước hoàn thành các công trình hạ tầng như điện, giao thông vận tải, thủy lợi… để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều con đường lên thôn, xã đã được bê tông hóa, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện hơn. Hệ thống thủy lợi đã dần hoàn thiện đáp ứng 85% diện tích tưới tiêu, đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển có hiệu quả cao. Những máy nông cụ cơ giới hóa đã được đưa vào sản xuất nông nghiệp mang lại kết quả cao trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam (Trang 89)