Nộisoi ruột non bằng viên nang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi ruột nonbóng kép trong thăm dò ruột non (Trang 30)

Năm 2000, lần đầu tiên kỹ thuật nội soi viên nangNSRN viên nang (CENSRN BÓNG ĐƠN) được giới thiệu tại một hội nghị Tiêu hóa tại San Diego- Mỹ. Đến năm 2005, có khoảng 10.000 trường hợp được thực hiện nội soi bằng phương pháp này ở hơn 400 trung tâm trên toàn thế giới. Kỹ thuật này cho phép quan sát toàn bộ bề mặt bên trong lòng ống tiêu hóa bằng một viên nang đặc biệt. Kích thước viên nang khoảng 11x26 mm, bên trong gắn camera, pin nhiên liệu, đèn soi,bộ phận truyền tín hiệu vô tuyến. Hệ thống cảm biến thu nhận tín hiệu, xử lý tín hiệu và hiển thị hình ảnh được đặt ngoài cơ thể. Các bộ phận cảm biến được đặt trên một đai thắt lưng quấn quanh bụng bệnh nhân. Trước khi tiến hành, bệnh nhân cần nhịn ăn khoảng 10 giờ. Sau khi nuốt viên nang, tín hiệu từ camera được truyền tải qua bộ phận cảm biến về hệ thống máy tính xử lý và hiển thị hình ảnh. Toàn bộ quá trình nội soi sẽ thu được khoảng 50.000 hình ảnh. Viên nang được bài xuất ra ngoài cơ thể qua hậu môn sau 8-72 giờ.

Nội soi viên nangNSRN viên nang đã mở đầu cho thời kỳ nội soi ruột nonNSRN chẩn đoán. Ngay từ khi mới ra đời, kỹ thuật được đánh giá đơn giản, dễ áp dụng, không gây mê, tỷ lệ biến chứng thấp, đặc biệt có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý ruột non nhất là xác định nguyên nhân xuất huyết từ ruột non. Tuy nhiên, đây vẫn là một phương pháp có giá thành cao, đòi hỏi nhiều trang thiết bị hiện đại, không cho phép sinh thiết chẩn đoán xác định cũng như không thể can thiệp điều trị qua nội soi. Phương pháp cũng có chống chỉ định đối với những trường hợp co thắt ruột, bán tắc hoặc tắc ruột non.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi ruột nonbóng kép trong thăm dò ruột non (Trang 30)