Ảnh hưởng tiêu cực: 66

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chính sách giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu trường hợp áp dụng chính sách tại quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 77)

Bên cạnh những mặt đạt được nêu trên thì qua thời gian tìm hiểu luật thuế TNDN và tình hình thực hiện chính sách giãn thuế TNDN đối với các DNNVV trong giai đoạn hiện hành còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần tiếp tục hoàn thiện. Có thể lượt trình một số ảnh hưởng tiêu cực chính của chính sách giảm, giãn thuế TNDN như sau:

2.4.2.1. Về đối tượng được hưởng:

- Đối tượng áp dụng và mục tiêu đề ra là quá rộng trong khi nguồn lực hỗ trợ lại hạn chế, khó có thể “tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, ổn định thị trường”.

- Đối tượng được hưởng chủ yếu ở đây là các DNNVV có phát sinh số thuế TNDN phải nộp. Đối với nhiều DNNVV đang đứng bên bờ vực giải thể, phá sản và tạm ngừng hoạt động thì chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN không còn có ý nghĩa vì DN không còn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho lớn, nợ xấu nhiều.

+ Vì theo như khảo sát, khoảng 10 – 15% DN được điều tra cho rằng DN không hiểu rõ đối tượng nào được hưởng chính sách. Dẫn đến tình trạng này là do các DNNVV vừa mới thành lập, hoạt động SXKD chưa có lãi hoặc có một số DN mặc dù có lãi nhưng nghĩ việc hưởng ưu đãi của Nhà nước là không dễ nên những DN này không quan tâm tới chính sách tháo gỡ khó khăn mới này của Nhà nước.

2.4.2.2. Về cách thức phân loại tiêu chí DNNVV: Có 12,33% ý kiến điều tra cho biết họ gặp khó khăn về sự minh bạch và các bước thực hiện chính sách không rõ ràng trong vấn đề tiêu thức phân loại DNNVV.

Cách thức phân loại DNNVV bất hợp lý ở chỗ là thay vì lấy vốn điều lệ hoặc vốn sở hữu chủ làm cơ sở thì lại sử dụng tổng tài sản (gồm cả vốn vay, vốn huy động

67

từ các nguồn khác) làm cơ sở, mà đây là những yếu tố luôn thay đổi theo hoạt động trong từng thời kỳ.

2.4.2.3. Về thủ tục thực hiện chính sách: Phần lớn ý kiến của cả DN và cán bộ thuế được điều tra (khoảng 90% ý kiến điều tra) cho biết chủ yếu các DN gặp khó khăn từ phía các quy định của chính sách ưu đãi trong quá trình thực hiện vì thủ tục xin giãn, giảm thuế TNDN tuy đơn giản hơn trước nhưng họ vẫn mất nhiều thời gian trong việc kê khai và chứng minh. Các ý kiến còn lại (phía DN: 8,33% ý kiến; phía cán bộ thuế cao hơn: 10,00% ý kiến) cho biết họ không gặp khó khăn gì nhiều khi thực hiện các quy định của chính sách ưu đãi.

2.4.2.4. Về ý thức chấp hành pháp luật về thuế của DNNVV:

- DN không chấp hành nộp thuế giãn theo đúng thời hạn quy định, cố tình chiếm dụng nguồn thu NSNN. Về phía DN điều tra thì Có 29,33% ý kiến chấp hành nhưng chậm trễ trong việc nộp thuế và không có DN nào không chấp hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, phía cán bộ thuế cho biết, chỉ có khoảng 56,67% ý kiến cho rằng DN thực hiện nghiêm chỉnh chính sách và nộp thuế đầy đủ; có 33,33% ý kiến DN chấp hành nhưng nộp thuế muộn và 10% ý kiến DN không nghiêm chỉnh chấp hành, vẫn xảy ra hiện tượng cơ quan thuế phải đi đốc nợ, gửi giấy mời DN lên nộp thuế nhưng DN không lên hay một số DN làm ăn thua lỗ nên trốn thuế...

- Có 1,67% DN được điều tra sử dụng tiền đó vào các hoạt động khác. Nhiều DNNVV đã lợi dụng số tiền thuế có được từ chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN sử dụng vào mục đích khác như đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản... mà không dùng để tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho DN.

2.4.2.5. Về công tác thực hiện chính sách tại Cơ quan thuế:

a. Môi trường quản lý thuế chưa tạo điều kiện cho công tác thực hiện: Một chính sách thuế tốt là một chính sách phải đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ để nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội nhằm tuân thủ tự giác các nghĩa vụ về thuế. Song môi trường tác động đến công tác thực hiện trong thời gian qua vẫn còn nhiều khuyết điểm thể hiện:

68

khăn khi thực hiện chính sách vì nội dung chính sách còn phức tạp, chưa quy định rõ ràng. Đồng thời, quá nhiều thông tư, văn bản hướng dẫn thay đổi liên tục, nhất là thông tư hướng dẫn về cách xác định DNNVV, điều này làm cho các DN vô tình sai phạm, xác định sai đối tượng được hưởng chính sách.

- Nhìn chung trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa tạo dư luận rộng rãi lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận thuế, chiếm đoạt tiền NSNN.

b. Đối với cơ quan thuế: Năng lực, trình độ quản lý thuế còn có những điểm chưa đáp ứng so với yêu cầu:

- Tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện nay còn chồng chéo chức năng giữa các bộ phận.

- Một bộ phận cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính thuế vì có đến 83,33% ý kiến cho rằng trình độ quản lý hiện nay đáp ứng được yêu cầu công tác ở mức khá, 13,33% ý kiến ở mức trung bình và chỉ có duy nhất 1 ý kiến (chiếm 3,33%) là ở mức tốt. Điều này chứng tỏ rằng, chính CBQL thuế cũng không tự tin vào trình độ cập nhật thông tin của chính bản thân CBQL, họ cho rằng do chính sách thuế cứ thay đổi liên tục, văn bản cũ còn chưa kịp hiểu rõ, đã ban hành chính sách mới thay đổi, làm họ không biết cũng như lúng túng, bị động trong việc hướng dẫn cho NNT cũng như áp dụng thực tiễn.

+ Thái độ và phong cách ứng xử của một số cán bộ thuế còn có một số trường hợp chưa thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước và quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế.

- Tuyên truyền hỗ trợ NNT: Tính chủ động chưa cao, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa sâu rộng; chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu hỗ trợ NNT, vì vậy việc hỗ trợ theo nhóm đối tượng còn hạn chế … Mặt khác, Cơ quan Thuế còn bị hạn hẹp về kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ.

69

+ Có đến 50% DN cho rằng thường xuyên có sự khác biệt trong việc áp dụng, 33,33% DN cho rằng đôi khi có sự khác biệt và chỉ có 16,67% cho rằng không có sự khác biệt trong việc áp dụng chính sách thuế. Tuy nhiên, phía 16,67% CBQL thuế cho biết đôi khi có sự khác biệt trong việc áp dụng chính sách thuế.

+ Phần lớn ý kiến của cả DN và CBQL thuế được điều tra (khoảng trên 85% ý kiến: phía DN 86,67%, phía CBQL thuế 90%) cho biết hình thức hỗ trợ NNT hiện nay là chưa đầy đủ và phong phú vì chủ yếu tập trung hỗ trợ, tuyên truyền qua phỏng vấn tại các buổi tập huấn là chủ yếu.

- Về kiểm tra việc thực hiện chính sách giảm, giãn thuế: Vẫn còn một số DN cảm thấy phiền khi bị Cơ quan thuế kiểm tra (khoảng 40% ý kiến DN được điều tra (khoảng 120DN)). Bên cạnh đó, ý thức chấp hành của NNT còn hạn chế nên việc trốn thuế, gian lận thuế là điều không khỏi xảy ra, trong khi lực lượng cán bộ thuế mỏng, không thể thực hiện kiểm tra thuế trên diện rộng để phát hiện hành vi vi phạm và xử lý. Mặt khác, do quy định của các Văn bản luật, văn bản hướng dẫn chưa được rõ ràng, toàn diện nên làm cho cơ quan thuế, công chức thuế cùng các DN lúng túng trong việc xác định thu nhập và thời gian được hưởng ưu đãi giảm, giãn.

- Về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Nợ thuế còn tồn đọng nhiều và ngày càng tăng lên với nhiều lý do khác nhau. Trong đó, một số trường hợp NNT chậm nộp tiền thuế đã hết thời hạn gia hạn nhằm chiếm dụng tiền thuế. Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế chưa được áp dụng mạnh, phần lớn chỉ dừng lại ở biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng.

2.4.2.6 Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan:

Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm và chưa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phương mình. Cơ quan chức năng và các tổ chức khác có liên quan như: công an, ngân hàng, UBND … ở từng nơi từng lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với cơ quan thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ tuyên truyền hướng dẫn NNT, cũng như các biện pháp hỗ trợ để thu đủ và kịp thời tiền thuế vào NSNN.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chính sách giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu trường hợp áp dụng chính sách tại quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 77)