Ảnh hưởng tích cực: 61

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chính sách giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu trường hợp áp dụng chính sách tại quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 72)

Sau nhiều năm liên tục bất ổn kinh tế vĩ mô, lạm phát cao, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm kiềm chế bằng được lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách đưa ra nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ, tập trung cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Chi cục Thuế Q.Phú Nhuận trong khoảng thời gian 5 năm vừa qua đã hoàn thành được khối lượng công việc và mục tiêu mà cấp trên đưa ra. Đó chính là hỗ trợ các DN hoạt động trên địa bàn quận Phú Nhuận hưởng lợi từ các gói chính sách, giải pháp hỗ trợ về thuế TNDN, để có thể “tiếp tục cầm cự”, chống đỡ vượt qua giai đoạn khó khăn vừa qua và qua đó tận dụng các cơ hội phát triển tiếp theo.

2.4.1.1. Đối với các DNNVV:

- Về số thuế hưởng ưu đãi: Khoảng 166,124 tỷ đối với số thuế được giảm, khoảng 200,456 tỷ số thuế được giãn được “chiếm dụng nguồn thu” của nhà nước trong thời gian quy định từ 3 tháng đến 12 tháng đã tạm thời hỗ trợ về vốn cho các DN.

- Về số lượng DNNVV thành lập, giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh: Số lượng thành lập DN tăng lên, và số lượng DN giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh giảm xuống.

62

Bảng 2.13: Số lượng DNNVV thành lập, giải thể, phá sản, tạm ngưng qua 5 năm 2009 – 2013. Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 So Sánh (%) 2010/ 2009 2011/ 2010 2012/ 2011 2013/ 2012 Tổng số DNNVV hoạt động 2.675 3.305 4.104 5.008 6.122 123,55 124,18 122,03 122,24 - Số lượng DN thành lập 1.392 1.296 1.353 1.376 1.271 93,10 104,40 101,70 92,37 - Số lượng DN giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh 607 715 599 520 310 117,79 83,78 86,81 59,62

(Nguồn: Chi cục Thuế Phú Nhuận)

Hình 2.5: Số lượng DNNVV thành lập, giải thể, phá sản, tạm ngưng qua 5 năm 2009 – 2013.

+ Nhìn vào bảng 2.13 và hình 2.5 ta thấy, năm 2009 Chính phủ ban hành chính sách giảm, năm 2010 Chính phủ ban hành chính sách giãn thì số lượng DN thành lập năm 2010 thì giảm gần 7% so với năm 2009, số lượng DN giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh thì lại tăng lên gần 18%. Trong khi đó, sau khi Chính phủ ban hành đồng thời cả 2 chính sách giãn thuế và giảm thuế TNDN vào năm 2011 và năm 2012, số lượng DN mới thành lập của năm sau luôn tăng lên một cách nhanh chóng; so với

63

năm 2010, số lượng DNNVV năm 2011 mới thành lập tăng gấp 4,40% (năm 2010 có 1.296 DN mới thành lập; năm 2011 là 1.353 DN), số lượng DN giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh thì lại giảm xuống gần 17%. Năm 2012, mặc dù chỉ có chính sách giảm thuế chứ không có chính sách giãn thuế TNDN cho niên độ năm 2012 nhưng Chính phủ cũng đã hỗ trợ DN trong việc cho DN giãn thêm 9 tháng đối với số thuế TNDN của năm 2010 trở về trước cũng đã góp phần làm cho số lượng DN thành lập năm 2012 tăng lên, tăng 1,70%, số lượng DN giải thể giảm xuống gần 13%.

+ Tuy nhiên, sang năm 2013, số lượng DN mới thành lập rất thấp, dẫn đến điều này là do các DN mới thành lập sẽ phải cạnh tranh rất nhiều với các DN đã thành lập trước đó nên các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vốn hoặc góp vốn với các DN đã thành lập và đang có những chuyển biến tích cực trong SXKD.

- Về kết quả hoạt động kinh doanh: Tiền thuế giảm, giãn đã giúp DN cải thiện và nâng cao chất lượng, phát triển đa dạng mẫu mã sản phẩm nhằm gia tăng số lượng sản phẩm, tăng vị thế cạnh tranh cho các DN với các sản phẩm trong và ngoài nước. Theo số liệu khảo sát, ta thấy:

+ 91% DN được điều tra cho rằng chính sách ảnh hưởng rất lớn tới quyết định SXKD vì với số tiền thuế phải nộp NSNN được giảm và giãn thời gian nộp, DN sẽ có tiền để tái đầu tư sản xuất.

+ 59% DN được điều tra cho rằng các DN sử dụng tiền được giảm thuế, giãn thuế để tái đầu tư SXKD, đầu tư lĩnh vực mới.

+ 41,6% DN được điều tra cho rằng tiền thuế TNDN được giãn và giảm DN đã cải thiện được điều kiện lao động, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động (phía DN là 41,67% ý kiến, phía cán bộ thuế là 36,67% ý kiến) qua việc trang bị thêm bảo hộ lao động, chi thêm tiền quà, tiền thưởng cho công nhân vào các dịp lễ, Tết đã khuyến khích được người lao động hăng say hơn trong công việc.

- Về số lượng và thu nhập của NLĐ:

+ Thuế TNDN tuy không trực tiếp tác động lên thu nhập từ tiền lương, tiền công của NLĐ ở các tổ chức kinh tế, nhưng nó lại ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến lĩnh vực này thông qua các tác động lên việc sử dụng nguồn thu nhập và phân phối lại thu

64

nhập của doanh nghiệp. Và từ những tác động này sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người lao động. Sau đây, tác giả tiến hành phân tích các tác động kinh tế của chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN lên tiền lương, tiền công của người lao động trong các DN.

Bảng 2.14 Tác động của chính sách giãn, giảm thuế TNDN đến số lượng và thu nhập của NLĐ

Đối tượng Chỉ tiêu

Phía DNNVV Phía cán bộ thuế

SL CC SL CC

(người) (%) (người) (%)

I. Số lượng lao động trong các DNNVV sau khi

thực thi chính sách 300 100 30 100

1.1. Tăng 0 0 0 0

1.2. Ổn định 18 6,00 2 6,67

1.3. Giảm 282 94,00 28 93,33

II. Tiền lương, tiền công của người lao động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong các DNNVV sau khi thực thi chính sách 300 100 30 100

2.1. Tăng 16 5,33 2 6,67

2.2. Ổn định 250 83,33 21 70,00

2.3. Giảm 34 11,33 7 23,33

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

+ Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhiều DN cả nước nói chung, trên địa bàn quận Phú Nhuận nói riêng buộc phải thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng, cắt giảm lao động để đảm bảo doanh thu, lợi nhuận của DN. Nhìn vào bảng số liệu điều tra ta thấy, đa số ý kiến của cả phía DN (94,00% ý kiến) và phía cán bộ thuế (93,33% ý kiến) cho rằng số lượng lao động giảm nhiều ở các DN. Chỉ có khoảng 6,00% ý kiến phía các DN và 6,67% ý kiến phía cán bộ thuế cho rằng số lượng lao động ổn định ở một số lĩnh vực như nông – lâm – thủy hải sản, thương mại - dịch vụ.

+ Tuy lao động có bị cắt giảm nhưng sau khi áp dụng chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đối với các DNNVV thì tiền lương, tiền công của người lao động

65

tương đối ổn định, tăng khoảng 20% so với năm 2011 và dao động từ 4 triệu đồng/1 tháng đến 5 triệu đồng/1 tháng (có 83,33% ý kiến phía các DN và 70% ý kiến phía cán bộ thuế cho rằng như vậy). Một số ý kiến cho rằng lương của người lao động giảm (11,33% ý kiến phía các DN và 23,33% ý kiến phía cán bộ thuế) chủ yếu ở một số lĩnh vực bất động sản, xây dựng,…

Như vậy, sau khi Chính phủ ban hành chính sách giãn, giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho DNNVV tuy không tác động trực tiếp tới tiền lương, tiền công của người lao động nhưng với khoản tiền được giãn và khoản tiền thuế được giảm cũng đã phần nào giúp các DN có thêm nguồn tiền trả lương cho công nhân, giúp doanh nghiệp bớt đi một phần khó khăn hiện nay, ổn định hoạt động kinh doanh.

2.4.1.1. Đối với Cơ quan thuế:

- Về số thu NSNN: số thuế TNDN đã thu tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu thu thuế (khoảng 20% tổng nguồn thu) nhưng đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước như đã nêu trên bảng 2.4. Tỷ lệ đóng góp thuế TNDN vào NSNN càng ngày càng tăng chứng tỏ các DN hoạt động ngày càng hiệu quả, và cơ quan thuế đã có sự cố gắng rất nhiều trong công tác kiểm tra nhằm thu đủ theo kế hoạch cấp trên đưa ra và nhất là bù đắp cho các khoản thuế được giảm/ giãn trong năm.

- Cơ quan thuế nhiệt tình, tích cực triển khai khi có chính sách hay có văn bản mới liên quan đến chính sách tới các DN. Từ đó đã giúp DN hiểu rõ được đối tượng nào được hưởng chính sách. Theo khảo sát của tác giả,

+ có đến trên 85% DN và CBQL thuế được điều tra cho rằng DN hiểu rõ đối tượng và các quy định liên quan đến việc DN được hưởng chính sách giãn thuế và giảm thuế;

+ có trên 90% DN và cán bộ thuế được điều tra cho rằng các DN rất hưởng ứng, đồng tình và quan tâm tới chính sách này.

- Tổ chức tốt việc khai thác các ứng dụng trong chương trình quản lý thuế, đồng thời cải tiến một số thủ tục trong công tác tuyên truyền nhằm giảm phiền hà cho DN. Theo khảo sát của tác giả Về vấn đề cơ quan thuế có tích cực hướng dẫn việc thực thi chính sách và giải đáp thắc mắc của DN, có trên 80% ý kiến cho rằng cơ quan thuế

66

nhiệt tình, tích cực triển khai khi có chính sách hay có văn bản mới liên quan đến chính sách tới các DN.

- Đã tạo sự chuyển biến trong ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của các DN. Theo khảo sát điều tra, về phía DN được điều tra cho rằng, có 70,67% DN chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và nộp thuế TNDN đúng thời hạn sau khi hết hạn giãn thuế hay sau khi được giảm thuế TNDN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chính sách giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu trường hợp áp dụng chính sách tại quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 72)