Thực trạng triển khai áp dụng giãn, giãn thuế TNDN tại Quận Phú Nhuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chính sách giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu trường hợp áp dụng chính sách tại quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 54)

2.3.1. Quy trình thực hiện chính sách giãn, giảm thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận Phú Nhuận: Thuế Quận Phú Nhuận:

Trên cơ sở quy trình thực hiện triển khai áp dụng do Tổng cục Thuế ban hành, việc áp dụng quy trình thực hiện chính sách giãn, giảm tại Chi cục Thuế Quận Phú Nhuận theo 4 chức năng cơ bản: Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; Kê khai và kế toán thuế; kiểm tra thuế, giám sát thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

- Đầu tiên, khi chính sách giãn, giảm thuế mới được Chính Phủ/ Bộ Tài chính ban hành, Chi cục Thuế Q. Phú Nhuận đã thực hiện theo chỉ đạo của Cục Thuế TP. HCM đó chính là bắt đầu triển khai tập huấn cho các DNNVV trong địa bàn quận về việc xác định và thủ tục kê khai số thuế giãn, giảm.

- Thứ hai, đội kê khai kế toán thuế sẽ căn cứ vào tờ khai của các DNNVV để cập nhật tình hình kê khai số thuế giảm, giãn vào hệ thống quản lý thuế của Chi cục Thuế nhằm hỗ trợ Chi cục trong việc theo dõi số thuế giãn, giảm. Từ đó, đội Kiểm tra thuế sẽ theo dõi kiểm tra tình hình kê khai giảm, giãn và nộp thuế có đúng quy trình, thủ tục không và đồng thời đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế sẽ theo dõi việc phạt chậm nộp và cưỡng chế các DN có số thuế đã hết thời hạn giãn. Ngoài ra, đội Kiểm tra thuế cũng kiểm tra và truy thu lại số thuế TNDN thực hiện giãn, giảm không đúng quy định như DN không thuộc đối tượng DNNVV; thu nhập không thuộc đối tượng được hưởng giãn, giảm thông qua việc kiểm tra quyết toán DN.

2.3.2. Thực trạng triển khai áp dụng giãn, giãn thuế TNDN tại Quận Phú Nhuận Nhuận

44

2.3.2.1. Khảo sát thực trạng triển khai áp dụng chính sách của các DNNVV tại Q. Phú Nhuận

a. Về sự ảnh hưởng của chính sách đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Bảng 2.6 Ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN tới hoạt động SXKD của các DNNVV

Đối tượng Chỉ tiêu

Phía DNNVV Phía cán bộ thuế SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) I. Chính sách có ảnh hưởng tới quyết định SXKD của DNNVV không? 300 100 30 100 1.1. Có 273 91,00 28 93,33 1.2. Không 27 9,00 02 6,67

II. DN sử dụng tiền được giãn thuế, giảm

thuế vào mục đích gì? 300 100 30 100

2.1. Tái đầu tư vào SXKD, đầu tư lĩnh vực

mới 179 59,67 19 63,33

2.2. Chi trả lương cho lao động 62 20,67 06 20,00

2.3. Mua NVL đầu vào 54 18,00 03 10,00

2.4. Khác 05 1,67 02 6,67

III. Sau khi thực hiện chính sách, DN cải

thiện được những yếu tố gì? 300 100 30 100

3.1 Nâng cao uy tín của DN 65 21,67 03 10,00

3.2 Nâng cao số lượng SP tiêu thụ, chất

lượng SP 89 29,17 09 30,00

3.3 Cải thiện điều kiện lao động, đời sống

vật chất và tinh thần cho người lao động 125 41,67 11 36,67 3.4 Trang bị thêm máy móc, thiết bị, đầu tư

cơ sở hạ tầng 17 5,67 02 6,67

3.5 Khác 04 1,33 05 16,66

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Khi Nhà nước đưa ra chính sách giãn, giảm 30% thuế TNDN cho các DNNVV đã có những ảnh hưởng tới quyết định SXKD của các DN, có 91,00% DN cho rằng

45

chính sách ảnh hưởng rất lớn tới quyết định vì nhiều DN đều khẳng định cái khó nhất hiện nay là hàng hóa không bán được. Hàng không bán được, không có tiền trả lãi ngân hàng thì không ai dám tiếp tục vay vốn tái sản xuất, chưa nói đến mở rộng sản xuất... Do đó, khi số tiền thuế phải nộp NSNN được giảm và giãn thời gian nộp, DN sẽ có tiền để tái đầu tư sản xuất. Còn 9,00% DN cho rằng chắc chắn họ sẽ vẫn đầu tư SXKD dù không nhận được ưu đãi từ chính sách thuế vì những DN này sản xuất, kinh doanh những mặt hàng thiết yếu hay thị trường luôn luôn có nhu cầu như kinh doanh sản phẩm dược; kinh doanh rượu, bia, nước giải khát; kinh doanh vàng bạc; SXKD thực phẩm, thủy sản; sửa chữa ô tô ...

Và khi DN được giãn thuế, giảm thuế TNDN, số tiền đó các DN chủ yếu sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng vào mục đích cải thiện tình hình tài chính của DN, tái đầu tư SXKD, bớt phụ thuộc vào việc vay vốn ngân hàng, đầu tư lĩnh vực mới; chi trả tiền lương cho lao động; mua sắm, đầu tư máy móc trang thiết bị; mua sắm NVL đầu vào; và một số hoạt động khác như thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bằng cách đầu tư quảng cáo, cung cấp sản phẩm dùng thử... Có trên 59% ý kiến (phía DN: 59,67% ý kiến; phía cán bộ thuế: 63,33% ý kiến) cho rằng các DN sử dụng tiền được giảm thuế, giãn thuế để tái đầu tư SXKD, đầu tư lĩnh vực mới. Chỉ có 1,67% DN sử dụng tiền đó vào các hoạt động khác. Điều đó cho thấy, vấn đề vốn để đầu tư SXKD tạo ra kết quả và hiệu quả kinh doanh được chú trọng hàng đầu, và chính sách đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết này của các DNNVV.

Sau một thời gian thực hiện chính sách, nhiều DNNVV trên địa bàn quận đã cải thiện được một số yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Theo ý kiến từ phía các DN và phía cán bộ thuế đều cho rằng tiền thuế TNDN được giãn và giảm DN đã cải thiện được điều kiện lao động, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động (phía DN là 41,67% ý kiến, phía cán bộ thuế là 36,67% ý kiến) qua việc trang bị thêm bảo hộ lao động, chi thêm tiền quà, tiền thưởng cho công nhân vào các dịp lễ, Tết đã khuyến khích được người lao động hăng say hơn trong công việc. Bên cạnh đó, tiền thuế được giãn, giảm đã giúp các DN cải thiện và nâng cao chất lượng, phát triển đa dạng mẫu mã sản phẩm nhằm năng cao số lượng sản phẩm, tăng vị thế cạnh tranh cho DN với các sản phẩm trong và ngoài nước. Chỉ có

46

khoảng 5% - 7% ý kiến các DN và cán bộ thuế cho rằng tiền thuế đó được các DN phục vụ cho việc tu sửa cơ sở hạ tầng, đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc. Vì họ cho rằng, đa phần cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị đều còn sử dụng được và thường xuyên được bảo dưỡng nên tiền thuế TNDN được giãn, giảm để đầu tư vào công việc khác như quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng...

b. Về quá trình thực hiện chính sách của DN

Bảng 2.7 Quá trình thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN

Đối tượng Chỉ tiêu

Phía DNNVV Phía cán bộ thuế SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) I. DN có hiểu rõ đối tượng, các quy định để được hưởng chính sách ? 300 100 30 100 1.1. Có 260 86,67 27 90,00 1.2. Không 40 13,33 03 10,00 II. Thái độ của DN đối với chính sách 300 100 30 100 2.1. Đồng tình, hưởng ứng 270 90,00 28 93,33

2.2. Không quan tâm 30 10,00 02 6,67

III. Khó khăn của DN khi tiếp cận chính sách,

thực hiên chính sách 300 100 30 100

3.1. Thủ tục đơn giản nhưng mất thời gian

trong việc kê khai và chứng minh 300 100 30 100

3.1.1. Có 275 91,67 27 90,00

3.1.2. Không 25 8,33 03 10,00

3.2. Nhiều văn bản ra đời phục vụ chính sách làm các DN khó biết thưc hiện theo văn bản nào.

300 100 30 100

3.2.1. Có 280 93,33 27 86,67

3.2.2. Không 20 6,67 03 13,33

3.3. DN ngại làm việc lâu với cán bộ thuế khi

thực hiện chính sách 300 100 30 100

3.3.1. Có 120 40,00 10 33,33

3.3.2. Không 180 60,00 20 66,67

3.4. Sự minh bạch và các bước thực hiện thủ

tục rõ ràng 300 100 30 100

47

3.4.2. Không 37 12,33 0 0

IV. DN có nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp

thuế sau khi đã được hưởng chính sách? 300 100 30 100

4.1. Nghiêm chỉnh chấp hành 212 70,67 17 56,67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2. Chấp hành nhưng còn nộp chậm 88 29,33 10 33,33

4.3. Không nghiêm chỉnh chấp hành 0 0 03 10,00

V. Cơ quan thuế có tích cực hướng dẫn việc thực thi chính sách và giải đáp thắc mắc của

DN không? 300 100 30 100

5.1. Nhiệt tình, tích cực triển khai 241 80,33 28 93,33

5.2. Bình thường 59 19,67 02 6,67

5.3. Không nhiệt tình, tích cực 0 0 0 0

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy:

Với chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN cho DNNVV được ban hành, DN có hiểu rõ được đối tượng nào được hưởng chính sách không, có khoảng trên 85% các DNNVV cũng như cán bộ thuế được điều tra (phía DN: 86,67% ý kiến; phía cán bộ thuế: 90,00% ý kiến) đều cho rằng DN hiểu rõ đối tượng và các quy định liên quan đến việc DN được hưởng chính sách giãn thuế và giảm thuế. Khoảng 10 - 15% còn lại thì cho rằng DN không hiểu rõ đối tượng nào được hưởng chính sách. Dẫn đến tình trạng này là do các DNNVV vừa mới thành lập, hoạt động SXKD chưa có lãi hoặc có một số DN mặc dù có lãi nhưng nghĩ việc hưởng ưu đãi của Nhà nước là không dễ nên những DN này không quan tâm tới chính sách tháo gỡ khó khăn mới này của Nhà nước

Về thái độ của các DNNVV với chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN cho DNNVV, có trên 90% DN và cán bộ thuế được điều tra (phía DN: 90,00% ý kiến; phía cán bộ thuế: 93,33% ý kiến) cho rằng các DN rất hưởng ứng, đồng tình và quan tâm tới chính sách này; chỉ có khoảng 10% ý kiến phía DN và 6,67% ý kiến phía cán bộ thuế cho rằng các DN không quan tâm, để ý tới chính sách.

Về những khó khăn mà các DNNVV gặp phải khi tiếp cận, thực hiện chính sách: Phần lớn ý kiến của cả DN và cán bộ thuế được điều tra cho biết chủ yếu các

48

DN gặp khó khăn từ phía các quy định của chính sách ưu đãi trong quá trình thực hiện vì thủ tục xin giãn, giảm thuế TNDN tuy đơn giản hơn trước nhưng họ vẫn mất nhiều thời gian trong việc kê khai và chứng minh. Các ý kiến còn lại (phía DN: 8,33% ý kiến; phía cán bộ thuế cao hơn: 10,00% ý kiến) cho biết họ không gặp khó khăn gì nhiều khi thực hiện các quy định của chính sách ưu đãi.

Các DN còn gặp phải một số khó khăn khác như: Nhiều loại văn bản ra đời phục vụ cho việc thực hiện chính sách nên các DN phải cập nhật liên tục để đảm bảo DN được hưởng chính sách ưu đãi có lợi nhất (phía DN: 93,33% ý kiến; phía cán bộ thuế: 86,67% ý kiến). Mặc dù mỗi khi có chính sách, hướng dẫn mới ra đời, Cơ quan thuế đều tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn gửi tới các DN hoặc DN lên cơ quan thuế sẽ được trực tiếp hướng dẫn nhưng do việc thay đổi liên tục, chính sách thuế cũ còn chưa kịp cập nhật, thực hiện, đã có hướng dẫn mới. Vì thế, cả Doanh nghiệp và Cơ quan thuế đều gặp khó khăn trong việc thực hiện chính sách.

Bên cạnh đó, có 40,00% ý kiến phía DN và 33,33% ý kiến phía cán bộ thuế cho biết DN rất ngại làm việc với cơ quan thuế khi yêu cầu được hưởng ưu đãi thuế TNDN vì khi DN yêu cầu hưởng ưu đãi từ chính sách, cán bộ thuế sẽ tiếp cận và làm việc nhiều hơn với DN. Còn 60,00% ý kiến từ phía DN và 67,66% ý kiến từ phía cán bộ thuế cho biết DN luôn sẵn sàng làm việc với cơ quan thuế để được hưởng ưu đãi từ chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN nhằm tháo gỡ khó khăn dành cho DNNVV. Cả DN và CBQL thuế đều cùng ý kiến trong việc Chi cục thuế Phú Nhuận đã hỗ trợ rất nhiều trong việc tuyên truyền, hướng dẫn chính sách mới vì Ban lãnh đạo cấp Chi cục luôn thực hiện theo chỉ đạo Ban lãnh đạo Ngành thuế, “Doanh nghiệp là người bạn đồng hành cùng với Cơ quan thuế”.

Một số ít ý kiến từ phía DN (12,33% ý kiến) cho biết họ gặp khó khăn về sự minh bạch và các bước thực hiện chính sách không rõ ràng.

Về vấn đề DN chấp hành việc nộp thuế sau khi đã được hưởng chính sách, thì phía DN và phía cán bộ thuế có ý kiến trái chiều nhau: Phía DN cho rằng, có 70,67% DN chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và nộp thuế TNDN đúng thời hạn sau khi hết hạn giãn thuế hay sau khi được giảm thuế TNDN; có 29,33% DN chấp hành nhưng chậm trễ trong việc nộp thuế và không có DN nào không chấp hành nghiêm chỉnh.

49

Tuy nhiên, phía cán bộ thuế cho biết, chỉ có khoảng 56,67% DN thực hiện nghiêm chỉnh chính sách và nộp thuế đầy đủ; có 33,33% DN chấp hành nhưng nộp thuế muộn và 10% DN không nghiêm chỉnh chấp hành, vẫn xảy ra hiện tượng cơ quan thuế phải đi đốc nợ, gửi giấy mời DN lên nộp thuế nhưng DN không lên hay một số DN làm ăn thua lỗ nên trốn thuế...

Về vấn đề cơ quan thuế có tích cực hướng dẫn việc thực thi chính sách và giải

đáp thắc mắc của DN, có trên 80% ý kiến cho rằng cơ quan thuế nhiệt tình, tích cực triển khai khi có chính sách hay có văn bản mới liên quan đến chính sách tới các DN. Các ý kiến còn lại cho rằng cơ quan thuế triển khai chính sách ở mức độ bình thường, khi có DN hỏi và thắc mắc thì giải đáp và không có ý kiến nào cho rằng cơ quan thuế không nhiệt tình, tích cực triển khai chính sách. Đây là dấu hiệu cho thấy, Nhà nước cũng như các ban ngành liên quan rất tích cực, quan tâm tới những khó khăn của DN và thực thi chính sách để DN được hưởng lợi từ chính sách này, hồi phục quá trình sản xuất kinh doanh, bước qua khó khăn.

c. Về việc chấp hành quy định thủ tục chính sách của DN

Bảng 2.8 Bảng đánh giá về việc chấp hành chính sách thuế của NNT tại CCT Q. PN Đối tượng Chỉ tiêu Phía DNNVV SL (người) CC (%)

I. Trong quá trình thực hiện, công ty của ông (bà) có thấy bị phiền

nhiễu hay không? 300 100

1.1. Có 120 40

1.2. Không 180 60

II. Nếu có, Công ty thường bị Cơ quan thuế gây phiền nhiễu vì

nguyên nhân gì? 120 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Không nộp phụ lục giảm, giãn theo quy định 20 16,67 2.2. Yêu cầu nộp phụ lục giảm, giãn nhiều lần 100 83,33

II.Công tác kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan chức năng có gây

phiền nhiễu cho công ty của ông (bà) hay không? 300 100

1.1. Có 30 10,00

50

IV.Sau khi bị kiểm tra, công ty của ông (bà) có bị truy thu lại thuế

được hưởng ưu đãi hay không? 300 100

4.1. Có 45 15,00

4.2. Không 255 85,00

V. Nếu có, nguyên nhân mà Công ty bị truy thu lại thuếđược ưu đãi

là gì? (có thể chọn nhiều ô) 45 100

5.1. Xác định sai đối tượng được hưởng ưu đãi 10 22,22

5.2. Không tách riêng phần TN được hưởng ưu đãi với TN không

được hưởng ưu đãi 35 77,78

(Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả)

- Trong việc thực hiện tình hình thực hiện chính sách giãn, giảm thuế TNDN của DNNVV, 40% ý kiến DN được điều tra (khoảng 120DN) cảm thấy bị phiền nhiễu trong quá trình thực hiện. Trong 120 DN được điều tra cảm thấy phiền nhiễu này thì nguyên nhân nằm ở vấn đề là DN hay bị yêu cầu phải nộp phụ lục giãn, giãn thuế (chiếm đến 83,33% ý kiến DN) khi mà các DN này đã nộp các tờ khai này qua mạng, 16,67% ý kiến còn lại là do bị yêu cầu nộp phụ lục giãn, giảm trong khi đã đánh dấu vào tờ khai.

- Trong việc kiểm tra tình hình thực hiện chính sách giãn, giảm thuế TNDN của DNNVV, khoảng 90% ý kiến DN cho rằng các DN không bị gây phiền nhiễu, 10% ý kiến còn lại thì cho rằng bị làm phiền.

- Về việc truy thu lại số thuế TNDN giãn, giãn không đúng quy định của các DNNVV, thì có khoảng 255 DN (chiếm 85% ý kiến) cho rằng các DN không bị truy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chính sách giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nghiên cứu trường hợp áp dụng chính sách tại quận phú nhuận thành phố hồ chí minh (Trang 54)