Phân tích các chỉ tiêu sinh lời

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và tư vấn thiết kế xây dựng minh khanh (Trang 66)

C ần Thơ, ngày tháng năm

4.4.2Phân tích các chỉ tiêu sinh lời

Bảng 4.11: Các chỉ tiêu sinh lời của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.LN sau thuế 1000 đồng 589.224 776.211 926.004 2. DT thuần 1000 đồng 27.372.190 42.582.288 48.146.951 3. VCSH BQ 1000 đồng 12.163.006 12.599.093 13.119.098 4. Tổng tài sản BQ 1000 đồng 19.441.370 22.335.849 25.023.718 ROS % 2,2 1,8 1,9 ROE % 4,8 6,2 7,1 ROA % 3,0 3,5 3,7

(Nguồn: Phòng Kế toán,CTCP Minh Khanh)

Các chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, tài sản dựa vào bảng Cân đối kế toán (xem phụ lục 1)

Các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần dựa vào bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (xem phụ lục 2).

4.4.2.1 T sut li nhun/doanh thu ROS (%)

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty. Đây là hai yếu tố liên quan mật thiết với nhau, doanh thu chỉ ra vai trò và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường như thế nào còn lợi nhuận thể hiện chất lượng hiệu quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được. Như vậy tỷ suất lợi

nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao thì càng tốt đối với mỗi doanh nghiệp. Nhìn vào bảng số liệu bảng 4.11, cho ta thấy tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu đạt 2,2% trong năm 2010, năm 2011 là 1,8% tức giảm 0,4% so với năm 2010. Tỷ số này cho thấy tình hình kinh doanh công ty không được tốt. Đó là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn độ tăng của lợi nhuận nên đã làm cho tỷ số này giảm xuống cụ thể là doanh thu tăng 0,6 lần còn lợi nhuận chỉ tăng 0,3 lần. Trong năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại được 2,2 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu đã giảm còn 1,8 đồng lợi nhuận. Tuy tỷ số này có giảm xuống nhưng lợi nhuận của công ty có tăng lên là do doanh thu trong năm 2011 tăng so với năm 2010 cụ thể là 0,6 lần với giá trị là 15.210.098 ngàn đồng.

Tuy nhiên sang năm 2012 tỷ số này tăng lên 1,9% tức cứ 100 đồng doanh thu mang về cho công ty 1,9 đồng lợi nhuận, tăng 0,1 đồng so với năm 2011.

4.4.2.2 T sut sinh li/Vn ch s hu (ROE)(%)

Vốn chủ sở hữu là một phần trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, đây là một trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra tài sản cho doanh nghiệp. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Dựa vào bảng 4.11, ta nhận thấy rằng ROE của doanh nghiệp cao hơn ROA gấp nhiều lần, điều đó cho thấy vốn tự có của doanh nghiệp là thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản nợ vay. Vốn tự có này hoạt động hiệu quả, cụ thể: năm 2010 cứ 100 đồng vốn thì có 4,8 đồng lợi nhuận, đến năm 2011 thì 100 đồng vốn tự có đã tạo ra được 6,2 đồng lợi nhuận, tăng 1,4 đồng so với năm 2010, đến năm 2012 thì 100 đồng vốn tạo ra 7,1 đồng tăng 0,9 đồng so với 2011. Kết quả này cho thấy doanh nghiệp ngày càng chủ động về vốn mặc dù trong giai đoạn này vẫn còn nhiều thiếu hụt.

4.4.2.3 T sut sinh li /Tng tài sn (ROA)(%)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản được sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bố và quản lý tài sản của doanh nghiệp càng hợp lý và hiệu quả.

Thông qua bảng số liệu bảng 4.11 cho ta thấy được rằng ROA của Công ty đều tăng qua 3 năm. Năm 2010 tỷ suất này đạt 3,0 đồng lợi nhuận và đến

năm 2011 thì 100 đồng tài sản công ty đã tạo ra 3,5 đồng lợi nhuận, tức tăng 0,5 đồng so với năm 2010 và năm 2012 tỷ số này tăng 0,2 đồng so với năm 2011, nghĩa là 100 đồng tài sản đã tạo ra 3,7 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy năm 2011 tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản (31,7%, 14,9%) và năm 2012 lợi nhuận ròng và tài sản điều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận ròng vẫn cao hơn tốc độ tăng của tài sản (19,3%, 12,0%) vì vậy dẫn đến kết quả là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản biến động tốt.

Tuy nhiên, so với giai đoạn 2010 – 2011 thì giai đoạn 2011 – 2012 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tăng thấp hơn, do đó trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn.

4.5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢHĐKD CỦA CÔNG TY

Sau khi phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty qua 3 năm ta nhận thấy trong những năm đầu mới thành lập nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được những thành tích khá tốt là kinh doanh đều có lợi nhuận.

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì cần xem xét cả hai yếu tố là kết quả đầu ra và chi phí yếu tố đầu vào. Ngoài ra còn chú trọng đến các chỉ số tài chính cũng như là chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của công ty.

Kết quả đầu ra: biểu hiện cụ thể là tổng doanh thu hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, như đã trình bày ở trên thì doanh thu này đều tăng khá cao qua từng năm.

Kết quả đầu vào: bao gồm nhiều loại chi phí như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Qua 3 năm tổng chi phí của công ty đều tăng đây là dấu hiệu không tốt công ty cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để giảm thiểu các khoản chi phí vì chi phí tăng sẽ làm giảm lợi nhuận.

Bên cạnh đó, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu còn chưa cao trong giai đoạn 2010 – 2012, chứng tỏ công ty chưa có chính sách nâng cao lợi nhuận phù hợp cũng như tỉ suất này của Công ty. Vì vậy trong thời gian tới công ty nên chú trọng vào phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Thêm vào đó, có một thực tế mà nhà quản trị cần phải nắm rõ là lợi nhuận của công ty còn rất thấp so với doanh thu đạt được từ hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán (chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu xây dựng,…) cao do những năm đầu mới thành lập công ty

phải tìm kiếm khách hàng ở các thị trường cần phát triển và thâm nhập. Bên cạnh đó các nhà cung ứng thiết bị, vật liệu xây dựng chưa nhiều, vì vậy công ty ít cơ hội chọn lựa, chính điều đó làm cho chi phí của công ty tăng cao. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty cần phải xem xét cả hai yếu tố doanh thu và chi phí. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần đề ra các biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để xây dựng mở rộng mạng lưới Công ty Minh Khanh sang các tỉnh thành ở ĐBSCL.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

Đối với tình hình kinh tế như hiện nay để khẳng định được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường thì vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần phải tổ chức và quản lý tài chính một cách hợp lý để đem lại lợi nhuận cao nhất. Sau đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

5.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO DOANH THU

Công ty cần giữ vững và mở rộng thị phần, xóa bỏ dần những khoảng trống nhằm ngăn chặn sự thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Để làm được điều đó công ty cần quan tâm đến những khách hàng truyền thống, duy trì mối quan hệ phát triển lâu dài, giá cả ổn định, đảm bảo chất lượng, tổ chức tư vấn cho khách hàng.

Công ty cần tạo ra những sản phẩm mới đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh như: bê tông tươi, cống, ép cọc,... Công ty cần tích cực hơn nữa trong việc cho nhân viên nghiên cứu thị trường, tìm hiểu, phân tích nhu cầu của thị trường cũng như nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng bằng cách tiếp cận trực tiếp với khách hàng chứng minh cho họ thấy sản phẩm của đơn vị là có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Đồng thời công ty có thể mở thêm một số chi nhánh ở các vùng lân cận Thành phố Cần Thơ như ở các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng,… Ngoài ra công ty cần phải đặt uy tín và chất lượng sản phẩm lên hàng đầu vì vậy công ty cần đảm bảo việc cung ứng hàng hóa một cách kịp thời, nhanh chóng, đủ và đúng chất lượng mà hợp đồng các bên đã ký kết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2 GIẢI PHÁP CẮT GIẢM CHI PHÍ

Hiện nay nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc tăng lợi nhuận đòi hỏi doanh nghiệp phải đề ra những biện pháp tiết kiệm, hạn chế các chi phí phát sinh. Như đã phân tích ở trên chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất. Do đó, việc thực hiện tiết kiệm các chi phí có liên quan như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… là một vấn đề cần thiết.

5.2.1 Giảm giá vốn hàng bán

Như ta đã biết giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí vì vậy nó ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận của công ty sau đây là một số biện pháp góp phần giảm chi phí này cụ thể:

Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng là rất quan trọng. Khi thu mua nguyên vật liệu công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên vật liệu, tìm kiếm nhà cung cấp thích hợp, không thu mua lẻ tẻ với số lượng nhỏ để giảm chi phí vận chuyển, bên cạnh đó phải tìm mọi cách để hưởng được chiết khấu và giảm giá từ nhà cung cấp.

Công ty phải thường xuyên theo dõi giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu dùng trong xây dựng, từ đó có thể dự toán tình hình biến động giá của từng mặt hàng đặc biệt là mặt hàng thép, xi măng,... Khi công ty dự đoán được tình hình thị trường, giá những mặt hàng này sẽ tăng nữa thì nên mua vào với khối lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến giá vốn. Trường hợp không dự đoán được doanh nghiệp nên tồn trữ với khối lượng vừa đủ dùng để giảm ảnh hưởng khi giá giảm, vì tồn kho nhiều khi giá giảm doanh nghiệp phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn.

Đối với các đơn vị cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp cũng cần xây dựng mối quan hệ kinh tế mang tính lâu dài và ổn định để có thể mua được giá rẻ hơn và đảm bảo cung cấp đủ hàng khi thị trường biến động.

5.2.2 Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí vận chuyển bốc dỡ, giao nhận vận tải, chi phí hao hụt hàng hóa, chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng và quản lý doanh nghiệp, các chi phí cho dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác.

Trong thời gian tới, để thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm thì việc giảm chi phí bán hàng là rất khó thực hiện. Tuy nhiên, ta có thể giảm chi phí này bằng cách sử dụng hết trọng tải của các phương tiện vận chuyển, giảm số lần vận chuyển, ngoài ra doanh nghiệp nên có một đội phụ trách việc bốc vác hàng hóa để tránh thuê ngoài với chi phí cao, tránh lãng phí.

Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp, xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên không khống chế nó ở mức quá thấp vì nó chỉ hỗ trợ cho văn phòng làm việc, hoặc đối với chi phí hội họp, tiếp khách, công ty cần lập ra một biên độ thích hợp.

Nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp.

5.2.3 Giảm chi phí tài chính

Chi phí tài chính tại công ty giai đoạn qua tuy đã giảm xuống là do công ty làm ăn có lãi nên đã trả bớt các khoản nợ vay và cũng do lãi suất ngân hàng đã giảm. Mặc dù vậy công ty cũng cần phải cân đối nguồn vốn gửi tại các ngân hàng và vốn đi vay. Giảm lượng tiền mặt tại doanh nghiệp chỉ duy trì số dư tiền mặt vừa đủ tại quỹ và hàng ngày, gửi các khoản tiền mặt vào ngân hàng để hưởng lãi suất và đảm bảo an toàn.

Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp phải đi vay nhưng nên tận dụng nguồn vốn vay với lãi suất thấp như vay từ nội bộ, khai thác các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, giao dịch với các tổ chức kinh tế, các ngân hàng để chọn lựa nơi có lãi suất thấp,… sử dụng hiệu quả vốn vay vì doanh nghiệp phải chịu lãi.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần hạn chế những khoản vay không cần thiết. Cần có kế hoạch trả nợ cụ thể, tranh thủ trả nợ nhanh vì để thời hạn dài thì lãi suất càng cao.

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC

Công ty cần thiết kế trang web giới thiệu về các mặt hàng, cùng với những công trình công ty đã tư vấn thiết kế để thu hút thêm nhiều khách hàng mới, quảng bá thêm hình ảnh công ty và mở rộng hình thức khuyến mãi nhằm đẩy tốc độ tăng trưởng doanh thu.

Công ty nên đầu tư thêm những mặt hàng vật liệu xây dựng trang trí nội thất đa dạng hóa các sản phẩm, đồng thời đầu tư trang thiết bị phục vụ nhu cầu thị trường.

Công ty cần tinh gọn lại bộ máy quản lý, phải chú trọng vào công tác sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với khả năng, đảm bảo đúng người đúng việc, được như vậy thì mới có khả năng nâng cao năng suất lao động.

Cần tổ chức các buổi tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên và có chế độ khen thưởng hợp lý đối với những nhân viên có biểu hiện tích cực trong công việc. Đồng thời cần chú trọng tạo ý thức đoàn kết trong nội bộ công ty, tạo sự phấn khởi trong công việc, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các nhân viên thúc đẩy khả năng làm việc.

Các giải pháp trên hy vọng rằng sẽ mang lại những tác dụng nhất định góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho đơn vị.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế hiện nay luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện và có chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể đứng vững trên thương trường. Công ty cổ phần đầu tư và tư vấn thiết kế xây dựng Minh Khanh cũng phải hòa nhập vào xu thế đó nên trong những năm gần đây công ty đã không ngừng tiến hành các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Hiệu quả kinh doanh thật sự là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và tư vấn thiết kế xây dựng minh khanh (Trang 66)