Bảng 4.15 Các biến ảnh hưởng đến thu nhập và giá trị kỳ vọng của từng biến.
Biến độc lập Tên viết tắt Đơn vị tính Kì vọng
Nhân khẩu STVGD Người/hộ -
Kinh nghiệm KN Năm +
Diện tích đất ruộng DTD 1000 m2 +
Sốlao động phi nông nghiệp SLDPNN Người/hộ +
Học vấn chủ hộ HVCH Lớp +
Đặc điểm các biến được đưa vào mô hình được thể hiện qua giá trị trung bình của biến, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất cũng như độ lệch chuẩn của từng biến. Qua đó, tác giảđưa ra mô hình các yếu tốtác động đến thu nhập bình
45
Bảng 4.16 Giá trị trung bình và độ lệch các biến trong mô hình
Biến độc lập Trung bình Cao nhất Thấp nhất Độ lệch chuẩn
STVGD 4,5 8,0 2,0 1,4 KN 21,9 40,0 7,0 7,7 SLDPNN 0,8 4,0 0,0 1,0 DTD 7,4 1,5 25,0 5,1 HVCH 7,9 2,0 15,0 2,6 TNBQDN 20,4 93,6 6,56 16,9
Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộnăm 2014
Kết quả chạy hồi quy thu nhập bình quân đầu người
Sau khi kết hợp những mô hình khác nhau dựa vào các biến độc lập và biến phụ thuộc, tác giảđưa ra mô hình các yếu tốtác động đến thu nhập nông hộ trên địa bàn nghiên cứu với 5 biến độc lập. Các kết quả cho ra phù hợp với yêu cầu mô hình. Sau đây là bảng kết quả hồi quy cho biết mức độtác động của các yếu tốđến thu nhập bình quân đầu ngươi của nông hộ.
Bảng 4.17 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của nông hộ.
Biến Độ lệch chuẩn Hệ sốước lượng Hằng số 9,991 -3,803 STVGD 1,395 -2,427* KN 0,226 0,366 SLDPNN 2,126 3,589* HVCH 0,386 1,658** DTD 0,747 1,488*** Số quan sát Hệ số R2 60 0,559 Mức ý nghĩa (F) 0,000
Ghi chú: *, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức ý nghĩa thống kê ớ mức 10%, 5% và 1%
Kiểm định F của mô hình cho biết mô hình có mức ý nghĩa thống kê là 1%.
46
Hệ sốxác định R2 = 0,559 cho biết rằng 55,9% thu nhập bình quân đầu
người của nông hộ được giải thích bởi các biến độc lập đưa vào mô hình tại mức ý nghĩa thống kê là 1%.
Trong các hệ sốước lượng, hệ số của biến diện tích đất (DTD) có mức ý nghĩa 1%; nhưng qua kiểm định phần dư Spearman biến số này không thỏa mản điều kiện (nhỏ hơn 5%) nên chỉ còn ý nghĩa giải thích cho mô hình.Biến có mức ý nghĩa là 5% là biến học vấn chủ hộ (HVCH). Ngoài ra còn có 2 biến có mức ý nghĩa là 10% gồm biến nhân khẩu (STVGD) và biến số lao động phi nông nghiệp (SLDPNN). Riêng biến số kinh nghiệm (KN) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nhưng lại có mối quan hệ
với biến thu nhập và có giá trị giải thích về mặt kinh tế xã hội.
Hệ số trong mô hình cho biết mức độtác động mạnh hay yếu của biến
độc lập lên mô hình. Với các biến đưa vào mô hình với hệ hệ số thì biến diện tích đất là biến có tác động mạnh nhất lên biến thu nhập bình quân đầu
người của nông hộ với = 0,445, tiếp đến là các biến học vấn chủ hộ ( = 0,259), biến số lao động phi nông nghiệp = 0,206, biến kinh nghiệm ( = 0,166), cuối cùng là biến nhân khẩu có tác động yếu nhất lên biến thu nhập bình quân đầu người với = - 0,193 (Phụ lục 2, trang 63).
Giải thích ý nghĩa các biến trong mô hình:
- Hệ số của biến nhân khẩu hay sốthành viên trong gia đình (STVGD) có mức ý nghĩa thống kê là 10%. Hệ số của biến là âm nên tác động của biến lên thu nhập bình quân đầu người của nông hộ theo tỉ lệ nghịch. Cụ
thể, khi số thành viên của gia đình tăng lên 1 người thì thu nhập bình quân
đầu người của hộ/năm giảm 2,427 triệu đồng với điều kiện các yếu tố khác
không đổi. Quan hệ nghịch biến giữa biến số nhân khẩu và thu nhập bình
quân đầu người cũng phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Hệ số âm của mô hình cũng được giải thích bởi việc không phải tất cả số thành viên của nông hộ đều tạo ra thu nhập, bên cạnh những thành viên có thể tạo ra nguồn thu nhập cho nông hộ thì vẫn còn tỉ lệngười phụ thuộc nhất định chưa thể tham
gia lao động như người già hay trẻ nhỏ.
- Biến số lao động phi nông nghiệp (SLDPNN) cũng có mức ý nghĩa
thống kê là 10%. Với hệ số ước lượng là 3,589 cho thấy tác động của biến sốlao động phi nông nghiệp lên thu nhập bình quân đầu người của nông hộ
theo tỉ lệ thuận. Điều đó đồng nghĩa với việc khi tăng số lao động phi nông nghiệp lên 1 thì thu nhập nông hộ/người/năm tăng 3,589 triệu đồng, tác
47
này được giải thích bởi tính ổn định trong hoạt động tạo thu nhập từ lĩnh
vực phi nông nghiệp và giá trị thu nhập từ hoạt động này mang lại tương đối cao và ít rủi ro hơn so với các hoạt động nông nghiệp. Ngoài ra, biến số lao động phi nông nghiệp cũng quyết định đến mức độ đa dạng trong cơ
cấu thu nhập nông hộ.
- Biến học vấn chủ hộ (HVCH) trong mô hình có ý nghĩa thống kê ở
mức 5%. Biến có hệ số là dương nên tác động của biến lên biến thu nhập bình quân đầu người của các nông hộ theo tỉ lệ thuận. Hệ số của biến là 1,658 cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi học vấn của chủ hộ tăng lên 1 lớp thì thu nhập bình quân đầu người của các nông hộ tăng thêm 1,658 triệu đồng/năm. Hệ số biến dương được lí giải bởi khi trình
độ học vấn của nông hộ cao sẽ góp phần cải thiện khả năng nắm bắt kỹ
thuật sản xuất mới và những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.