ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỘ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng khoai lang tím ở xã thành đông, huyện bình tân, vĩnh long (Trang 45)

Bảng 4.1 Đặc điểm nhân khẩu của hộ nông dân ở xã Thành Đông, huyện Bình Tân, Vĩnh Long.

Số nhân khẩu Tần số Tỉ lệ

< 4 34 56,7

4- 6 22 36,6

>6 4 6,7

Trung bình: 4,483 người/hộ Độ lệch chuẩn: 1,345

Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộnăm 2014

Qua nguồn số liệu điều tra, số nhân khẩu trung bình của các hộ trong vùng nghiên cứu là hơn 4 người/hộ. Trong số đó, số hộ có nhân khẩu thấp

hơn 4 người/hộ chiếm tỉ lệ cao nhất với 56,7%, tương đương với 34 hộ. Mức nhân khẩu từ 4- 6 người trong mô hình chiếm tỉ lệ cao thứ hai với 22 hộ, chiếm tỉ lệ 36,6%. Những hộ có số nhân khẩu trên 6 người/hộ chiếm tỉ

lệ khá thấp với 4 hộ, tương đương 6,7%. Với các mức nhân khẩu như trên

có thể thấy hầu hết các hộ nông dân có ý thức rất cao trong việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình cũng như đảm bảo những nhu cầu cơ bản

cho các thành viên trong gia đình. Mặc dù các hoạt động nông nghiệp trên

địa bàn xã Thành Đông vẫn là hoạt động chính và cần nhiều lao động tham

gia nhưng số nhân khẩu trung bình/hộ trên địa bàn vẫn ở mức hợp lí, vừa

đảm bảo đầy đủ số lao động gia đình tham gia sản xuất vừa đảm bảo các

thành viên đều được tham gia các hoạt động giáo dục và các nhu cầu khác, góp phần giảm bớt gánh nặng trong sinh hoạt của nông hộ. Ngoài ra , khi số thành viên trong gia đình đảm bảo ở mức hợp lí thì các thành viên trong hộ có điều kiện tối đa tiếp cận giáo dục từđó nâng cao trình độ học vấn trung bình ở các hộ sản xuất nói chung cũng như cho các thành viên nông hộ có thể tìm được những công việc mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho

gia đình, qua đó góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người cho các nông hộ.

32

4.1.2 Đặc điểm chủ hộ

Bảng 4.2 Một số đặc điểm của chủ hộ ở xã Thành Đông, huyện Bình Tân, Vĩnh Long. STT Đặc điểm chủ hộ Tần số Tỉ lệ (%) 1.Giới tính Nam 54 90,0 Nữ 6 10,0 2.Độ tuổi (tuổi) <40 7 11,7 40-49 18 30,0 50-60 18 30,0 >60 17 28,3 Trung bình: 54,23 tuổi/hộ Độ lệch chuẩn: 11,61 3.Kinh nghiệm (năm)

<10 2 3,3 10-20 29 48,3 21-30 19 31,7 >30 10 16,7 Trung bình: 21,85 năm/hộ Độ lệch chuẩn: 7,69 4.Trình độ học vấn (năm) 0-5 35 58,3 6-9 15 25,0 10-12 9 15,0 >12 1 1,7 Trung bình: 6,13 năm/hộ Độ lệch chuẩn: 3,17

Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộnăm 2014

Qua bảng 4.2 , giới tính chủ hộtrên địa bàn xã Thành Đông chủ yếu là nam giới với 54 hộ có chủ hộ là nam giới và chiếm tỉ lệ rất cao với 90%;

trong khi đó, các hộ của chủ hộ là nữ giới chỉ chiếm tỉ lệ khá thấp với 6 hộ.

Đặc điểm này phản ánh vai trò quan trong trong các quyết định tại các hộ gia đình vẫn là nam giới. Tuy nhiên, điều đó là tương đối hợp lí ở các vùng nông thôn khi nam giới vẫn là lao động chính trong gia đình và hầu hết các quyết định chủ yếu dành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Vềđộ tuổi chủ hộ của các nông hộ trong nghiên cứu, đa số chủ hộcó độ

tuổi khá cao, các chủ hộ có độ tuổi từ 50- 60 chiếm tỉ lệ cao nhất là 39% với 28 hộ, độ tuổi từ 40- 49% cũng chiếm tỉ lệ khá cao với 30%, tương

33

đương với 18 hộ. Một điểm nổi bật là độ tuổi chủ hộ trên 60 có 17 hộ và tỉ

lệtương ứng là 28,3%. Trong khi đó, chủ hộ có độ tuổi dưới 40 chiếm tỉ lệ

khá thấp, chỉ 11.7% với 7 hộ. Những thống kê trên chỉ ra rằng, đa số chủ hộ

trong vùng nghiên cứu có độ tuổi khá cao, những chủ hộ này hầu hết ít tham gia vào hoạt động sản xuất và cũng ít đưa ra quyết định trong sản xuất mà chủ yếu chỉtham gia đóng góp kinh nghiệm cho các thành viên trực tiếp sản xuất. Ở độ tuổi này thì khả năng tiếp cận khoa học kĩ thuật mới cũng

hạn chếhơn so với các chủ hộcó độ tuổi ở mức dưới 40 tuổi.

Về kinh nghiệm, đây là một trong những thế mạnh của các nông hộ tại xã Thành Đông. Hầu hết các nông hộ trên địa bàn đều tham gia hoạt động sản xuất mà đặc biệt là cây khoai lang từ rất lâu. Do đó, kinh nghiệm sản xuất của các nông hộ là rất cao. Những chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất

dưới 10 năm chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ 2 hộ với tỉ lệ3,3%. Trong khi đó, các

hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 10-20 năm chiếm đa số với 29 người, chiếm tỉ lệ 48,3%, các chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất từ 21-30 cũng chiếm tỉ lệ

khá cao với 31,7%, tương đương 19 hộ. Các chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất trên 30 năm có 10 người , chiếm tỉ lệ 16,7%.

Về trình độ học vấn chủ hộ, các hộ nghiên cứu có trình độ học vấn

tương đối thấp với 35 chủ hộ có trình độ học vấn từ 0-5 (lớp 5), chiếm

58,3%. Trong khi đó số chủ hộ có trình độ học vấn từ lớp 6- lớp 9 có 15, chiếm tỉ lệ 25%. Các chủ hộ có trình độ học vấn từ lớp 10- lớp 12 có 9

người với tỉ lệ 15%. Số chủ hộ có trình độ học vấn trên 12 có 1 người và chỉ chiếm 1,7%. Như vậy, trình độ học vấn chủ hộ là một trong những hạn chế trong quá trình sản xuất đòi hỏi khảnăng tiếp cận phương thức sản xuất mới, công nghệ mới một cách hiệu quả đòi hỏi chủ hộ có đủ kiến thức để

nhanh chóng nắm bắt và áp dụng cho hộgia đình.

4.1.3 Đặc điểm thành viên nông hộ

4.1.3.1 Đặc điểm v s thành viên trong và ngoài tuổi lao động

Đặc điểm thành viên nông hộ phản ánh chủ yếu qua đặc điểm về số người trong tuổi lao động và ngoài tuổi lao động. Đây cũng là những yếu tố có

ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ vì những thành viên ngoài tuổi lao

động thường không mang lại thu nhập cho nông hộ hoặc tạo ra nguồn thu nhập có giá trị không cao. Tỉ lệ người phụ thuộc chủ yếu cũng nằm trong thành phần này.

34

Bảng 4.3 Đặc điểm giới tính và lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi của các thành viên trong hộ.

Đặc điểm thành viên Tần suất Ti lệ (%)

Sốngười trong tuổi lao động 190 70,6 Trung bình: 3,16

Độ lệch chuẩn: 1,03

Sốngười ngoài tuổi lao động 79 29,4

Trung bình: 1,32

Độ lệch chuẩn: 0,79

Tổng 269 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộnăm 2014

Qua bảng 4.3, số người trong độ tuổi lao động trung bình của các thành viên nông hộ là 3 người với tổng số 190 người trong độ tuổi lao động, chiếm tỉ lệ 70,6%. Chỉ tiêu này kết hợp với thống kê về số thành viên của hộ có thể thấy tỉ lệcác thành viên trong độ tuổi lao động của nông hộ là khá

cao. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập nông hộ. Tuy nhiên, sốngười ngoài tuổi lao động vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao với 29,4% cho 79 người trên địa bàn. Trung bình cho số người ngoài tuổi lao

động là 1,32 người.

4.1.3.2 Đặc điểm trình độ hc vn các thành viên

Về đặc điểm trình độ học vấn của các thành viên trong hộ tình bằng tổng học vấn thành viên chia cho số thành viên trong hộ. Kết quả thống kê cho thấy mức học vấn trung bình của các thành viên trong hộ từ 5-9 năm học có 33 hộ, chiếm tỉ lệ 55%. Các thành viên có mức học vấn cao hơn từ 9-12

năm học chiếm tỉ lệ 28,3% với 17 hộ. Trong khi đó, số thành viên có mức học vấn trung bình trong khoảng từ 0- 5 năm học có tỉ lệ khá thấp, chỉ 11,7% tương ứng với 7 hộ. Tương tự, những thành viên trong hộ có mức học vấn trên 12 năm cũng khá thấp với 3 hộ, chiếm tỉ lệ chỉ 5%. Với những mức học vấn như trên cho thấy mức độ tiếp cận giáo dục của các thành viên nông hộ là khá tốt, chưa kể đến việc một số thành viên trong hộ vẫn còn

đang tiếp tục việc học. Trường hợp phân theo độ tuổi thì tỉ lệ này có thể cao

35

gia đình. Trình độ học vấn là một trong những yếu tố có tác động tích cực

đến thu nhập nông hộ và quyết định mức độđa dạng trong cơ cấu thu nhập nông hộ. Bên cạnh các hoạt động nông nghiệp rất cần những kiến thức tổng quan nhằm tiếp thu khoa học kĩ thuật bên ngoài áp dụng vào trong sản xuất thì những hộ mà thành viên có trình độ học vấn cao là lợi thế rất lớn để

mang lại những nguồn thu nhập cao và ổn định. Điều đó thể hiện qua bảng

4.4 sau đây.

Bảng 4.4 Đặc điểm học vấn của thành viên nông hộ tại xã Thành Đông,

huyện Bình Tân, Vĩnh Long.

Đặc điểm học vấn thành viên Tần số Tỉ lệ (%) Trình độ học vấn 0-5 7 11,7 5-9 33 55,0 9-12 17 28,3 >12 3 5,0 Trung bình: 8,20 năm/hộ Độ lệch chuẩn: 2,83

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

4.1.3.3 Đặc điểm lao động nông nghip và phi nông nghiêp

Bảng 4.5 dưới đây cho thấy số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp nhiều gấp đôi số lao động phi nông nghiệp với sốlao động trung bình/hộ là

2,11 và 0,8 (người/hộ). Về sốlao động nông nghiệp, những người có số lao

động tham gia từ 3-4 người/hộ có tỉ lệ không cao với 30% cho 18 hộ, trong

khi đó, những hộ có sốlao động tham gia dưới 2 người/hộ chiếm đa số với 42 hộ, có tỉ lệ 70%. Tỉ lệ này cao một phần do số thành viên trong hộ chỉ ở

mức trung bình nên sốngười trong độ tuổi lao động là không cao. Về số lao

động phi nông nghiệp, có 46,7% các hộ nghiên cứu không có thành viên

tham gia lao động trong lĩnh vực phi nông nghiêp. Những hộcó 1 lao động tham gia lĩnh vực này chiếm tỉ lệ cao thứ hai với 36,7% (22 hộ). Với các hộ

còn lại trên địa bàn nghiên cứu thì số người tham gia lao động phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp. Hộ có 2 lao động tham gia chiếm tỉ lệ 8,3% (5

36

hộ), những hộcó 3 và 4 lao động phi nông nghiệp có tỉ lệ lần lượt là 6,6% (4 hộ) và 1,7% (1 hộ). Những tỉ lệ trên phản ánh thực tế chung của việc mất

cân đối lao động tại các vùng nông thôn khi mà lao động chủ yếu tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp là chính. Điều này dẫn đến việc cơ cấu thu nhập của nông hộ cũng có sự chênh lệch rất lớn về mặt giá trị đóng góp trong

tổng thu nhập nông hộ.

Bảng 4.5 Đặc điểm lao động nông nghiệp và phi nông nghiêp

Đặc điểm sốlao động trong hộ Tần số Tỉ lệ (%) Sốlao động nông nghiệp (người)

0-2 42 70

3-4 18 30

Trung bình: 2,11 người/hộ Độ lệch chuẩn: 0,88

Sốlao động phi nông nghiệp (người)

0 28 46,7

1 22 36,7

2 5 8,3

3 4 6,6

4 1 1,7

Trung bình: 0,80 người/hộ Độ lệch chuẩn: 0,97

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

4.2 THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NGHIÊN CỨU

4.2.1 Thực trạng đa dạng thu nhập nông hộ

Hầu hết các hộ nông dân có thu nhập từ 2 hoạt động trở lên. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện sản xuất ở vùng nông thôn khi đa số các hộ coi sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên thời gian nhàn rỗi ở các hộ sản xuất là rất. Đa số các nông hộ trên địa bàn xã Thành Đông có thu nhập từ 2 hoạt

37

động với 58,3% cho 35 hộ. Các hộ có số hoạt động tạo thu nhập là 3 có 21 hộ chiếm 35%. Trong khi đó chỉ có 3 hộ có số hoạt động tạo thu nhập là 1 với ti lệ 5% và có duy nhất 1 hộ có số hoạt động tạo thu nhập là 4 chiếm tỉ

lệ 1,7%. Các số liệu được thể hiện qua bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6 Mức độđa dạng số hoạt động tạo thu nhập của các nông hộ

Số hoạt động tạo thu nhập Tần số Tỉ lệ (%) 1 3 5,0 2 35 58,3 3 21 35,0 4 1 1,7 Trung bình: 2,33 Độ lệc chuẩn: 0,60

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Trong số các hoạt động tạo thu nhập từ nông nghiệp, số hộ tham gia từ 2 hoạt động chiếm đa số với 70% (42 hộ), những hộ chỉ tham gia 1 hoạt động có 15 hộ với tỉ lệ 25%, hộ có 3 hoạt động tạo thu nhập chỉ chiếm 5% (3 hộ).

Ngược lại trong số các hoạt động tạo thu nhập từ phi nông nghiệp, chỉ có 34 hộ có thu nhập từ nguồn này và chỉ có 1 hoạt động tạo thu nhập từ phi nông nghiệp với 34 hộ chiếm 56,7%. Điều này thể hiện chi tiết qua bảng

4.7 dưới đây.

Bảng 4.7 Đa dạng hoạt động tạo thu nhập phân theo nông nghiệp và phi nông nghiệp Lĩnh vực Số hoạt động tạo thu nhập Tổng số hộ Số hộ tham gia Tỉ lệ (%) Nông nghiệp 1 60 15 25,0 2 42 70,0 3 3 5,0

Phi nông nghiệp 1 60 34 56,7

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Trong cơ cấu thu nhập của các nông hộtrên địa bàn xã Thành Đông thì các hoạt động nông nghiệp đóng vai trò khá quan trọng.

38

4.2.2 Thực trạng thu nhập nông nghiệp của nông hộ

Bảng 4.8 Các nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp

Nguồn Số hộ tham gia (hộ) Độ lệch chuẩn Thu nhập thấp nhất (triệu VNĐ/năm) Thu nhập cao nhất (triệu VNĐ/năm)

Cây ăn trái 5 7,84 9,6 30,0

Khoai lang tím 60 50,19 -2,0 205,3

Làm thuê nông nghiệp 43 1,56 1,1 7,3

Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộnăm 2014

Bảng 4.8 chỉ ra các nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp của các nông hộ trong vùng chuyên canh khoai lang tại xã Thành Đông với tỉ lệ tham gia

là 100%, tương ứng với 60 hộ. Thu nhập nông nghiệp từ các nguồn khác có số hộ tham gia thấp hơn với 8,3% cho hoạt động trồng cây ăn trái và 71,7% cho hoạt động làm thuê nông nghiệp. Mặc dù là vùng chuyên canh khoai lang và có nhiều hộ hiện đang canh tác theo mô hình cánh đồng mẫu lớn nhưng thu nhập từ hoạt động chủ yếu này lại mang tính rủi ro rất cao. Thu nhập từ hoạt động trồng khoai của nông hộ chênh lệch nhau khá lớn với hộ có thu nhập cao nhất lên đến 205,3 triệu/năm, trong khi đó hộ có thu nhập thấp nhất lại bị lỗ trung bình 2 triệu/năm do nhiều nguyên nhân phát sinh trong quá trình sản xuất. Thu nhập từcây ăn trái của một số hộtrên địa bàn dù có tỉ lệ các hộtham gia không cao nhưng lại có tính ổn định hơn với mức thu nhập thấp nhất là 9 triệu/năm và cao nhất là 30 triệu/năm. Nguyên

nhân chính của việc tỉ lệ số hộ tham gia thấp là do không đủ nguồn lực sản xuất như : đất đai, vốn. Một số hộ có diện tích trồng không đáng kể, chủ

yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình. Riêng đối với hoạt động làm thuê nông nghiệp thì thu nhập từ nguồn này chủ yếu mang tính thời vụ là chính, thường tập trung vào khoảng đầu vụ và cuối vụ sản xuất, thời

điểm nhu cầu lao động lên cao. Do đó, thu nhập từ hoạt động làm thuê cũng tương đối thấp với mức thấp nhất gần 1,1 triệu/năm và mức cao nhất là 7,3 triệu/năm. Thu nhập từ hoạt động làm thuê nông nghiệp cao hay thấp phụ

thuộc nhiều vào sốlao động nông nghiệp của hộ và cả giới tính người tham

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng khoai lang tím ở xã thành đông, huyện bình tân, vĩnh long (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)