Hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng khoai lang tím ở xã thành đông, huyện bình tân, vĩnh long (Trang 38)

Trước khi xây dựng nông thôn mới, toàn xã có 17 tổ hợp tác sản xuất.

Trong đó có 16 tổ chuyên lúa màu, 1 tổchuyên màu. Do chưa có ban quản lý, chưa xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng vụ nên chất lượng hoạt động còn thấp.

Đến năm 2012, BCĐ xã tiến hành củng cố Ban chủ nhiệm, ban quản lý, hiện tại xã còn 07 tổ hợp tác sản xuất có hợp đồng hợp tác, phương án sản xuất trong năm 2012 và có kế hoạch thực hiện cụ thể cho từng tổ.

- Sốlượng tổviên là 202 người, diện tích đất sản xuất 112,22 ha. - Về loại hình sản xuất:

+ Xã có 03 THT chuyên khoai lang: THT số 04 ấp Thành Tân, THT số

05 ấp Thành Hậu, THT số 07 ấp Thành Quới.

+ Còn lại 04 tổ chuyên lúa – Khoai lang: THT số 01 và THT số 02 ấp Thành An, THT số 03 ấp Thành Khương, THT số 06 ấp Thành Tiến.

- Phân loại: Có 01 tổđạt loại xuất sắc đó là tổ 02 ấp Thành An; 05 tổđạt loại khá và 01 tổ đạt loại trung bình là ở ấp Thành Tiến. Nhìn chung, 07 tổ

hợp tác đều hoạt động có hiệu quả.

Đặc biệt, trên địa bàn ấp Thành Hậu hiện nay còn triển khai mô hình sản xuất khoai lang theo mô hình cánh đồng mẫu và bước đầu mang lại những kết quảnhư mong đợi.

3.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI XÃ THÀNH ĐÔNG, HUYỆN BÌNH TÂN

3.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp

3.2.1.1 Lúa

Bảng 3.6 Diện tích lúa cảnăm giai đoạn 2011-2013 tại xã Thành Đông Đơn vị: ha

2011 2012 2013

Xã Thành Đông 542,0 427,6 461,0

Huyện Bình Tân 17.610,9 14.789,0 15.158,9

25

Qua bảng 3.6, diện tích lúa cả năm tại xã Thành Đông, trong giai đoạn 2011- 2013, tăng đều qua từng năm. Mô hình canh tác lúa – khoai trên địa bàn xã đi vào ổn định kéo theo sản lượng đầu ra của từng sản phẩm luôn

được đảm bảo. Tuy nhiên, tùy vào từng mùa vụ mà các nông hộ kết hợp trồng luân canh giữa hai loại cây trồng trên nên sản lượng có sự khác biệt trong từng mùa vụ. Năm 2011, toàn xã Thành Đông xuống giống 542 ha chiếm 3,08% so với tổng diện tích xuống giống toàn huyện. Tuy nhiên,

năm 2013 diện tích xuống giống toàn xã giảm còn 416 ha giảm 126 ha. Nguyên nhân của việc suy giảm này là do việc xã tiến hành sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu khoai lang làm cho diện tích trồng khoai trên địa

bàn tăng lên mức đáng kể, điều đó đồng nghĩa với việc chuyển đổi một số

diện tích từ trồng lúa sang canh tác cây khoai lang.

Bảng 3.7 Diện tích, sản lượng, năng suất lúa các vụ mùa giai đoạn 2011- 2013.

Diện tích, sản lượng và năng suất vụlúa Đông Xuân

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)

2011 40,0 267,7 66,92

2012 3,0 20,2 67,19

2013 41,0 266,6 65,02

Diện tích, sản lượng và năng suất vụ lúa Hè Thu

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2011 142,0 824,8 58,08

2012 - - -

2013 - - -

Diện tích, sản lượng và năng suất vụlúa Thu Đông

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)

2011 360,0 1.806,4 50,18

2012 424,6 2.232,0 52,57

2013 420,0 2.213,1 52,69

26

Qua bảng 3.7, trong các vụ mùa diện tích, sản lượng và năng suất lúa có sự

khác biệt khá lơn. Diện tích trồng lúa lớn nhất trong vụThu Đông và có xu hướng tăng dần từ 360 ha năm 2011 lên mức 420 ha năm 2013 tương đương với 60 ha, mặc dù vậy năng suất lúa lớn nhất vẫn ở vụ Đông Xuân

với 65,02 tạ/ha năm 2013. Về sản lượng lúa trong 3 vụ trên thì vụ Thu

Đông có sản lượng cao nhất và tăng dần qua từng năm với 1.806,4 tấn năm 2011 lên 2.213,1 năm 2013 tương ứng với mức tăng 407,7 tấn trong giai

đoạn 2011-2013. Hiện nay, trên địa bàn xã Thành Đông, các nông hộ tiến hành luân canh giữa hai loại cây trồng chính là khoai lang và lúa và mỗi loại cây trồng được sản xuất mỗi năm một vụ (một vụ sản xuất khoai và một vụ sản xuất lúa). Bên cạnh đó, các hộ nông dân còn tham gia mô hình

cánh đồng mẫu, điều này mang lại nhiều ưu thế nhất định cho các hộ tham

gia. Điểm nổi bật nhất trong mô hình là việc tiết kiệm được chi phí sản xuất và nông dân còn được tham gia tập huấn kỹ thuật, được hỗ trợ vay vốn sản xuất, mua sắm thiết bị,…những yếu tố trên góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộtrên địa bàn xã.

3.2.1.2 Khoai lang

Bảng 3.8 Diện tích, sản lượng và năng suất khoai lang giai đoạn 2011- 2013

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)

2011 1.334,1 32.555 244,02

2012 1.119,8 33.441 298,63

2013 1.022,6 29.846 291,86

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Bình Tân, 2014

Qua bảng 3.8, nhìn chung diện tích, sản lượng khoai lang của xã Thành

Đông giai đoạn 2011- 2013 đang có xu hướng giảm dần. Diện tích giảm từ 1.334,1 ha năm 2011 xuống còn 1.022,6 ha năm 2013. Trong khi đó, sản

lượng khoai lang năm 2011 là 32.555 tấn xuống ở mức 29.846 tấn. Tuy

nhiên, năng suất khoai lang từ năm 2011 đến 2013 có sự tăng trưởng ổn

định từ 244,02 tạ/ha lên mức 291,86 tạ/ha. Sở dĩ có sựtăng trưởng về năng

suất như trên là do nông dân áp dụng nhiều qui trình sản xuất mới và đầu tư

công nhệ mới vào sản xuất, chẳng hạn như việc áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn cho cây khoai lang góp phần giảm bớt chi phí sản xuất đầu vào, từ đó giúp nâng cao thu nhập thực tế cho các nông hộ. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi cây trồng trong sản xuất trên địa bàn xã đang được áp dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

rộng rãi và đạt hiệu quả cao nên nông dân đang tích cực hưởng ứng nhằm mục đích nâng cao năng suất và tăng độ phì nhiêu cho đất trồng.

3.2.1.3 Bp

Bảng 3.9 Diện tích, sản lượng và năng suất bắp giai đoạn 2011-2013

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)

2011 77,0 215,5 27,99

2012 65,5 179,9 27,46

2013 15,4 35,9 23,31

Nguồn: Nguồn:Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2013

Ngoài hai loại cây trồng chính là khoai lang và lúa thì cây bắp cũng là cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân nhờ vào tính thích nghi cao và những đặc điểm của đất trồng tại địa phương. Giai đoạn 2011- 2013 diện tích gieo trồng cây bắp giảm dần cho người dân chuyển hướng sản xuất sang cây khoai lang do mang lại lợi nhuận cao hơn. Năm 2011,

diện tích trồng là 77 ha đến năm 2013 giảm 61,6 ha còn 15,4 ha. Điều đó kéo theo năng suất bắp cũng giảm dần từ 27,99 tạ/ha còn 23,31 tạ/ha. Trong

khi đó, sản lượng thu được của cây bắp từ 215,5 tấn năm 2011 cũng giảm mạnh xuống còn 35,9 tấn năm 2013.

3.2.1.4 Gia súc, gia cm

Bảng 3.10 Sốlượng một số loài gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: con

Năm Đàn gà Đàn vịt Đàn heo

2011 19.080 2.895 756

2012 18.655 3.044 751

2013 19.340 3.106 766

Nguồn: Nguồn:Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2013

Bảng 3.10 phản ánh một số loài vật nuôi chính trên địa bàn xã gồm: gà, vịt

và heo. Đây cũng là nguồn mang lại thu nhập cao tiếp theo cho nông dân. Nhình chung, số lượng từng loài trong giai đoạn 2011- 2013 tăng dần qua từng năm:

28

- Đàn gà: sản lượng tăng từ 19.080 con năm 2011 lên 19.340. Mức

tăng là không lớn nhưng lại thể hiện được sự ổn định trong hoạt động tạo thu nhập của các nông hộ.

- Đàn vịt: tổng đàn vịt năm 2011 là 2.895 con đến năm 2013 sốlượng

tăng lên 3.106 con năm 2013. Đây cũng là loài vật nuôi gắn liền với hoạt

động sản xuất lúa mỗi vụở địa phương của nông dân.

- Đàn heo: mức tăng số lượng của loài vật nuôi này là bất ổn nhất trong các loài vật nuôi tại xã Thành Đông do tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. Điều này thể hiện qua số lượng đàn heo biến động lên xuống

trong giai đoạn 2011- 2013 từ 756 con năm 2011 giảm còn 751 con 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhưng đến 2013 sốlượng này tăng lên 766 con.

Tuy nhiên, mức độ đầu tư mà các nông hộ dành cho chăn nuôi là rất ít, bên cạnh đó, hoạt động chăn nuôi của các nông hộ chủ yếu mang tính chất nhỏ

lẻ, manh mún và tự phát nên chưa có tính ổn định, do đó không mạng lại nguồn thu nhập đủ lớn để cân bằng với nguồn thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp hay phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng khoai lang tím ở xã thành đông, huyện bình tân, vĩnh long (Trang 38)