PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng khoai lang tím ở xã thành đông, huyện bình tân, vĩnh long (Trang 28)

2.3.1.1 Thu thp s liu th cp

Các nguồn số liệu về địa giới hành chính, đất đai, điều kiện tự nhiên, dân số và lao động, thu nhập bình quân quân đầu người được lấy từ phòng thống kê xã Thành Đông, Phòng NN & PTNN huyện Bình Tân.

Số liệu thứ cấp được tập hợp, phân tích trong giai đoạn 2011-2013 để

thấy được hiện trạng, xu hướng thay đổi về kinh tế xã hội và sản xuất của

địa phương.

2.3.1.2 Thu thp s liu cp

Chọn mẫu phỏng vấn

Số liệu sơ cấp được thực hiện qua điều tra phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng bảng câu hỏi phỏng vấn tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân – Vĩnh Long.

15

Do hạn chế về thời gian và tài chính nên cỡ mẫu thu thập là 60.

Phương pháp chọn mẫu điều tra: chọn 60 hộ tại ấp Thành Hậu, Thành Tân và Thành Khương. Đây là 3 ấp có số hộ tham gia canh tác cây khoai lang tím Nhật nhiều nhất trên địa bàn huyện Bình Tân

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

 Thu nhập được tính bằng lợi nhuận chưa trừ chi phí lao động gia

đình.

Thông qua việc tìm hiểu các yếu tố kinh tế và xã hội có tác động đến thu nhập của nông dân trên địa bàn nghiên cứu và một số nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), Nguyễn Văn Đông (2012), Trần Trọng Tín (2010), Huỳnh Thị Đan Xuân (2009) và Lê

Khương Ninh (2010), tác giả chọn các biến tuổi chủ hộ, nhân khẩu, học vấn trung bình của thành viên, diện tích đất, số hoạt động tạo thu nhập vì ít nhiều ảnh hưởng đến thu nhập của hộ tại vùng nghiên cứu. Đồng thời, tác giả chọn mô hình hồi quy tuyến tính nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng

đến thu nhập bình quân của nông hộ tại huyện Bình Tân – Vĩnh Long như

sau:

Y = β 0 + β1X1 + β2X2 + β3X3….+ βnXn +

Y: Biến thu nhập là biến phụ thuộc trong mô hình. Biến này đo lường thu nhập bình quân đầu người của hộ nông dân trong một năm (triệu

đồng/người/năm);

β 0: Là hằng số; βi: Là hệ sốước lượng.

: Là sai sốước lượng.

Xn: Các biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập:

+ X1: Kinh nghiệm của chủ hộ (KN): chỉ số năm tham gia sản xuất khoai lang của chủ hộ (năm). Khi số năm canh tác chủ hộ càng cao thì chủ

hộ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và sản xuất nói riêng, am hiểu thông tin về thị trường nên có thể đưa ra các quyết định đúng tạo ra thu nhập cao cho hộ. Vì vậy, hệ số biến Kinh nghiệm của chủ hộđược kỳ vọng là dương.

+ X2: Nhân khẩu (STVGD) chỉ sốngười trong gia đình thường xuyên

16

canh tác hạn chế việc số nhân khẩu tăng làm giảm thu nhập bình quân đầu

người của hộ và khi số nhân khẩu tăng có xu hướng ít học. Bên cạnh đó, số người phụ thuộc trong gia đình cũng là nguyên nhân làm cho thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm xuống, dễ bị tình trạng nghèo khó và thu nhập bấp bênh. Nên hệ số của biến nhân khẩu được kỳ vọng là âm.

+ X3: Học vấn trung bình của chủ hộ (HVCH) là biến số trình độ học vấn trung bình của các chủ hộ tham gia vào sản xuất, tạo thu nhập cho hộ

(lớp/người). Hệ số biến học vấn trung bình của thành viên được kỳ vọng là

dương vì học vấn là một trong các nguồn lực quan trọng tạo nên thu nhập của hộ, khi học vấn càng cao thì khảnăng tìm kiếm công việc phù hợp trở

nên dễ dàng hơn, có thu nhập cao và mức độ nắm bắt, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất trở nên nhanh và hiệu quả hơn, từ đó làm tăng thu nhập cho hộ.

+ X4: Diện tích đất (DTD) ruộng của nông hộ, tính bằng công (1.000 m2). Khi hộ có diện tích đất lớn, hộ nông dân có thể chủ động trong hoạt

động sản xuất có thể trồng nhiều loại cây khác nhau trên diện tích sẵn có. Ngoài ra, hộ có lựa chon trong việc áp dụng các mô hình sản xuất khác có thể mang lại hiệu quả cao hơn. Do đó, hệ số của biến diện tích đất được kỳ

vọng là dương.

+ X5: Số lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp (LĐPNN) cho biết số thành viên trong hộđang tham gia vào các hoạt động ngoài nông nghiệp

như : viên chức, công nhân xí nghiêp, xây dựng,…. Biến số lao động phi nông nghiệp phản ánh mức độ đa dạng hóa về các nguồn tạo thu nhập cho nông hộ; do đó giá trị kì vọng của biến số này là dương.

17

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ XÃ THÀNH ĐÔNG, HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KTXH CỦA XÃ THÀNH ĐÔNG

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 V trí địa lí

Xã Thành Đông là 01 trong 11 xã của huyện Bình Tân; xã nằm về hướng Tây – Bắc của huyện Bình Tân, cách trung tâm huyện Bình Tân 2,5km vềhướng bắc với tứ cận như sau:

- Phía Bắc giáp xã Tân Thành; - Phía Nam giáp xã Tân Quới;

- Phía Đông giáp xã Thành Trung và Thành Lợi; - Phía Tây giáp xã Tân Thành và Tân Quới.

Địa bàn xã được ven bao bởi quốc lộ 54; kênh Chú Bèn – Câu Dụng và kênh Huyện Tưởng.

Diện tích tự nhiên của xã là 864,31ha. Toàn xã có 06 ấp là: Thành Quới,

Thành Khương, Thành An, Thành Tiến, Thành Tân và Thành Hậu. Nhìn chung, tất cả 06 ấp đều là ấp có truyền thống sản xuất nông nghiệp, đặc biệt xã Thành Đông là một trong những xã điển hình trong công tác chuyển dịch

cơ cấu nông nghiệp, đưa cây màu luân canh trên đất lúa nhiều năm liền của huyện Bình Tân nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung.

3.1.1.2 Thy li

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Thành Đông tương đối hoàn chỉnh và rộng khắp. Theo quy hoạch được duyệt toàn xã có 12 đập cần kiên cố. Cuối

năm 2012 xã đã kiên cố hóa được 6 cái, đạt 50%. Năm 2013 xã không có kế hoạch kiên cố hóa thêm vì hệ thống cống, đập đã đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp toàn xã.

- Về bờ bao chống lũ: Tổng số km bờ bao chống lũ trên địa bàn toàn xã

28,4km đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Bờ bao được xử lý sạt lở ổn

18

hiệu quả. (Tình hình bờ bao, đê bao ngăn lũ, triều cường ở dưới mức báo

động III đạt tỷ lệ 100 %)

- Diện tích đất nông nghiệp được khép kín thủy lợi và tưới tiêu chủđộng

đạt tỉ lệ trên 80%.

- Mỗi ấp đều có tổ hợp tác sản xuất tham gia quản lý cống, đập và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã.

- Sửa chữa, nâng cấp 4 con đập, thi công nâng cấp 1 con đập bằng cơ

giới.

- Thực hiện công trình nâng cấp bờ bao Bờ Tràm khoảng 1.500 mét, khối lượng đào đắp khoảng 6.000m3.

- Hoàn thiện công trình nâng cấp bờ bao cống Năm Mỹ dài khoảng 4.200m, khối lượng đào đắp khoảng 16.800m3.

- Tiếp tục thi công công trình đắp bờ bao đoạn từ cầu Chú Bèn đến UBNN xã Thành Đông dài 2.450m, khối lượng đào đắp khoảng 9.800m3.

3.1.1.3 Giao thông

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong bộ 19 tiêu chí xét duyệt xã Nông thôn mới mà xã đạt được với những kết quảnhư sau:

- Đường liên xã: Chiều dài 2,5km (tuyến từQL 54 đến trung tâm xã) đã

được nhựa hóa 2,5km, đạt tỷ lệ 100%.

- Đường liên ấp: Toàn xã có 10,6km đường liên ấp, được nhựa hóa

8,6km, đạt tỷ lệ 81,13% gồm 2 tuyến.

+ Tuyến Ngã Cạn đến khu dân cư vượt lũ ấp Thành Tân giáp xã Tân Thành dài 6,6 km đã được nhựa hóa 4,6 km từ cầu Ngã Cạn đến khu vượt lũ ấp Thành Tân đạt 70%, còn lại tuyến cuối khu dân cư vượt lũ ấp Thành

Tân đến giáp xã Tân Thành dài 2 km (không nằm trong quy hoạch NTM), nền đất mặt rộng khoảng 3m để lại thực hiện giai đoạn sau.

+ Tuyến từ UBND xã Thành Đông đến xã Tân Thành dài 4 km đã

được nhựa hóa, đạt tỷ lệ 100%.

- Đường liên xóm: Toàn xã có 8,384 km đường liên xóm trong quy hoạch đã được nâng cấp đạt tỷ lệ 100%.

+ Đường liên xóm hết kênh Huyện Tưởng ấp Thành Tiến dài 5,384km, hiện trạng được lót đan 2 m, xã đã vận động nhân dân đóng góp

19

ngày công và tiền để nâng cấp 2 bên lề những chỗ thiếu và đã đạt chuẩn

theo quy định.

+ Đường liên xóm cống Nhị Thiên Đường ấp Thành An – Thành Tân

dài 3km đã được rãi đá đạt chuẩn theo quy định của đường liên xóm là mặt

đường 2m, nền đường 3m.

Thông qua bảng 3.1, xã Thành Đông đã tiến hành nhiều công trình giao

thông trong năm 2013 nhằm nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông

theo hướng phục vụ sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ nông nghiệp hay hoạt động thương mại khác. Hệ thống đường bộ phát triển khá mạnh với

hơn 10 km đường nhựa thông xe ô tô và 12,4 km đường dành cho xe mô tô. Bên cạnh đó còn có 5,1 km đường cát, đá có thể sử dụng phục vụ đi lại và nhiều hoạt động khác như vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, đồng thời tạo

điều kiện thuận lợi để nâng cấp về sau. Việc quy hoạch hệ thống giao thông trên diện rộng nhằm khai thác tối đa lợi thế của xã Nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế chung của huyện và đáp ứng nhu cầu của người

dân trên địa bàn xã Thành Đông.

Bảng 3.1: Mạng lưới giao thông đường bộ 2013

Đơn vị: Km Tổng số Đường xe ô tô Tổng số

Đường xe mô tô

Nhựa Cấp phố Dal Cát,

đá Đất

Xã Thành Đông 11,3 10,0 1,3 20,2 12,4 5,1 2,7

Huyện quản lí 28,4 28,4 - - - - -

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2013

Ngoài hệ thống đường bộ khá hoàn thiện thì mạng lưới giao thông thủy

được xem là ưu thế nổi bật của xã Thành Đông trong các hoạt động kinh tế

nói chung cũng như việc sản xuất nông nghiệp nói riêng. Hầu hết các ấp ở

xã Thành Đông đều được bao quanh bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc và

đa số có mối liên kết khá chặt với hệ thống các con sông lớn nên đây cũng là điều kiện quan trọng trong việc đẩy mạnh giao thương hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, đầu ra của sản phẩm chủ yếu được các thương lái thu mua nên việc vận chuyển đa số thực hiện thông qua hệ

20

Bảng 3.2: Mạng lưới giao thông đường thủy năm 2013

Đơn vị: mét

Tổng

Chia theo loại đường 50 tấn trở xuống 50-100 tấn 101-500 tấn Trên 500 tấn Xã Thành Đông 8.980 8.080 900 - - Huyện quản lí 187.600 86.300 90.300 11.000 -

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2013

Qua bảng 3.2, ta thấy trên toàn địa bàn xã, hệ thống giao thông thủy chủ

yếu dành cho tàu, thuyền có khối lượng chở dưới 50 tấn với hơn 8.080 mét đường sông và 900 mét còn lại dành cho tàu có khối lượng chở từ 50-100 tấn (chiếm 10,02). Với qui mô sản xuất ngày càng lớn thì trong thời gian tới việc đầu tư nâng cấp hệ thống sông ngòi, kênh rạch là điều thiết yếu nhằm cải thiện hiệu suất chuyên chở, thời gian và chi phí vận chuyển, qua đó góp

phần tăng thu nhập cho nông hộ.

3.1.2 Điều kiện KT-XH

3.1.2.1 Dân svà lao động

Bảng 3.3: Dân số theo đơn vị hành chính và giới tính ở xã Thành Đông

2013

Đơn vị: người Toàn huyện Chia theo giới tính xã Thành Đông

Nam Nữ Thành Đông Bình Tân 3.156 47.399 3.061 47.140

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2013

Qua bảng 3.3, dân số phân theo đơn vị hành chính và giới tính của xã

Thành Đông chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn là chính và ti lệ giới tính cũng khá cân bằng với 3.156 nam và 3.061 nữ. Tổng dân số trên địa bàn xã năm 2013 là 6.217 chiếm tỉ lệ 6,58 % trên tổng dân số toàn huyện Bình Tân

21

Bảng 3.4: Diện tích, dân số, mật độ dân sốnăm 2013

Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/ Km2) Số hộ dân cư (Hộ) Sốlượng ấp, khóm (Đơn vị) Thành Đông 9,0 6.217 691 1.532 6 Toàn huyện 158,0 94.539 598 23.641 81

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2013

Qua bảng 3.4, diện tích tự nhiên toàn xã năm 2013 chiếm tỉ lệ 5,7% diện tích toàn huyện. Trong khi đó mật độ dân sốở mức 691 người/km2 cao hơn

so với mức bình quân của huyện Bình Tân với 598 người/km2. Trong năm 2013, trên địa bàn xã có 1.532 hộ dân cư với 6 đơn vị ấp khóm tương đương.

3.1.2.2 Cơ sở vt cht – kĩ thuật

Điện, nước: Năm 2010, toàn xã có 99% số hộ dân có điện sử dụng sinh hoạt và sản xuất kinh doanh dạng tiểu thủ công nghiệp, bao gồm:

- 10 trạm biến áp, dài 7,2km, phân bố các ấp: Thành Quới, Thành Tiến, Thành Hậu, Thành Khương, Thành Tân và Thành An.

Hiện nay, tổng số hộ sử dụng điện an toàn từ các nguồn là 1.484/1.492,

đạt tỷ lệ 99,46%.

Bảng 3.5: Thình hình đưa điện và số hộdùng điện giai đoạn 2011-2013

Năm 2011 2012 2013

Xã Thành Đông 1.496 1.498 1.538

Toàn huyện 22.765 22.795 23.397

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2013

Ch nông thôn: Trước năm 2010, xã chưa có. Theo quy hoạch được duyệt sẽ xây dựng chợ đạt chuẩn gần trung tâm xã. Sau 03 năm thực hiện

đạt được kết quả sau:

- Chợ có nhà lồng, có bảng tên chợ, đủ nơi dành riêng cho người bán hàng tự sản, tự tiêu, có bến chợ. Có nơi gởi xe, đậu xe của khách và hướng dẫn đậu đúng quy định. Có phương tiện chuẩn đểcân, đong, đo. Có nội quy

22

chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có bộ phận quản lý chợ và quy chế

phối hợp các ngành trong việc quản lý.

- Hộkinh doanh đều có phương tiện cân đo, giá cảđược niêm yết đúng, hàng hóa được đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ

thuế, thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng theo quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND tỉnh Vĩnh

Long.

- Chợ có hệ thống cấp, thoát nước thông sạch, có nhà vệ sinh công cộng, có trạm trung chuyển rác, thùng chứa rác công cộng và sọt rác riêng cho từng hộ kinh doanh, có lực lượng làm vệ sinh công cộng và quét dọn sạch sẽ hàng ngày.

- Có đội cứu hỏa và trang bị đủ phương tiện dụng cụ phòng cháy chữa

cháy, có phương án phòng cháy chữa cháy, có người quản lý và thiết kế hệ

thống điện phù hợp, không để xảy ra cháy nổ. Chợ có lối đi thông thoáng,

xe cứu hỏa tiếp cận được chợ, không lấn chiếm lòng lềđường, hành lang lộ

giới.

Bưu điện: Trên địa bàn xã có 01 điểm bưu điện văn hóa phục vụ tốt yêu cầu bưu chính viễn thông theo quy định.

Qua điều tra hộ có máy vi tính nối mạng là 127 hộ, 6/6 ấp đã có nối mạng đểngười dân nắm bắt thông tin (dân tự nối mạng).

Nhà dân cư: Đời sống kinh tế của người dân từng bước được nâng lên, phát triển ổn định; cùng với chính sách hỗ trợ cất nhà cho đối tượng có

công, nhà đại đoàn kết, nhà tình thương cho hộ nghèo, cận nghèo, nhà ở theo QĐ 167/2007/QĐ-TTg. Hiện trên địa bàn xã không có nhà tạm, nhà dột nát. Số nhà ở đạt chuẩn của xã là 1.154 /1.492 (tổng số nhà ở toàn xã),

đạt tỷ lệ 77,34%.

3.1.2.3 Y tế

Tỷ lệngười dân tham gia các hình thức bảo hiểm:

Toàn xã có 6.142 người trong đó có 4.393 người có BHYT chiếm tỷ lệ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng khoai lang tím ở xã thành đông, huyện bình tân, vĩnh long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)