Nhật tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân
Từ các kết quả nghiên cứu tác giảđề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập cho các nông hộ trồng khoai lang tím Nhật như sau:
- Các nông hộ cần tạo thêm thu nhập từ các nguồn khác ngoài nông nghiệp như tham gia các dịch vụ nông nghiệp, tổ sản xuất nông nghiệp, các
49
hoạt động làm thuê tại nhà. Lao động tham gia sản xuất trong các khâu cần
đảm bảo mức độ hợp lí, tránh sử dụng nhiều lao động cho một khâu làm phát sinh thời gian nhàn rỗi của nông hộ trong khi khoản thời gian này
không được nhiều hộ nông dân sử dụng cho mục đích tạo thu nhập khác.
- Ngoài đất ruộng được đưa vào canh tác cây khoai lang tím thì hầu
như nông hộchưa khai thác hết giá trị thu nhập từđất vườn. Đa số nông hộ
còn bỏ hoang hoặc chưa sử dụng khoản đất này như một nguồn tạo thu nhập.
- Đầu tư cho các thành viên trong hộ tiếp cận giáo dục hơn nữa nhằm tìm kiếm các thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp có giá trị cao hơn
và ổn định hơn. Nhân khẩu nông hộ cũng cần được đảm bảo ở mức hợp lí
để các thành viên có điều kiện phát triển toàn diện hơn và hạn chế gánh nặng cho gia đình.
50
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN 5.1 KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên có thể thấy được thu nhập của các nông hộ tại xã Thành Đông, huyện Bình Tân chủ yếu dựa vào các hoạt động nông nghiệp(trung bình chiếm 71,09% trong tổng thu nhập) như : trồng trọt, chăn
nuôi, làm thuê nông nghiệp là chính. Trong hoạt động trồng trọt thì đóng
góp trong thu nhập của cây khoai lang chiếm tỉ trọng rất lớn với tỉ trọng trung bình là 64,26% trong cơ cấu tổng thu nhập nhưng xét về mặt giá trị
và tính ổn định thì chưa bằng nếu so với các nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp. Mức đóng góp về giá trị trong cơ cấu tổng thu nhập của các hoạt
động phi nông nghiệp tương đối lớn, trong đó làm thuê khu vực nhà nước có giá trị trung bình là 59,2 triệu đồng, cao nhất trong các nguồn tạo thu nhập nông hộ. Trong khi đó, hoạt động làm thuê xí nghiệp cũng có giá trị
thu nhập tương đối cao với mức trung bình 52,89 triệu động/ năm. Xã
Thành Đông là vùng chuyên canh cây khoai lang nhưng nông dân vẫn có thể kết hợp luân canh với cây lúa trên diện rộng nhằm hạn chế rủi ro do giá bán khoai lang luôn bấp bênh và không được bao tiêu đầu ra. Mặt khác, việc luân canh còn có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu cho đất khi chuyển từ
sản xuất khoai lang sang sản xuất lúa, điều đó góp phần tiết kiệm chi phí
phân bón đầu vào trong quá trình canh tác cây lúa.
Thu nhập nông hộ chịu sự tác động mạnh mẽ của biến số diện tích đất và học vấn chủ hộ. Điều đó cho thấy nếu nông hộ sử dụng nguồn lực đất
đai tốt hơn sẽ góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người trên hộ. Giá trị về mặt thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp tạo ra là tương đối lớn và ổn định như đã đề cập ở trên và có mối quan hệ chặt chẽ với trình độ học vấn từng thành viên và chủ hộ. Khi trình độ học vấn tăng thì khả năng tìm
được việc làm mang lại giá trị thu nhập cao hơn các hoạt động nông nghiệp là rất lớn. Đây cũng là biến số phản ánh mức độđa dạng trong thu nhập của nông hộtrên đạ bàn nghiên cứu, phù hợp với xu thế chung ngày nay khi các hoạt động nông nghiệp thu hẹp dần. Bên cạnh đó, chủ hộ là người đưa ra
hầu hết các quyết định chính trong sản xuất và các hoạt động khác như: đầu
tư giáo dục cho các thành viên trong gia đình, tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, nắm bắt thông tin về sản phẩm trên thị
trường,.. nên học vấn chủ hộ cũng là yếu tố góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ
51