Cơ cấu thu nhập của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng khoai lang tím ở xã thành đông, huyện bình tân, vĩnh long (Trang 54)

Bảng 4.11 Tỉ trọng thu nhập từ phi nông nghiệp

Nhóm tỉ trọng (%) Tuần suất Tỉ lệ ( %) <10 30 50,0 10-30 3 5,0 30-50 7 11,7 50-70 12 20,0 >70 8 13,3 Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộnăm 2014

Tỉ trọng thu nhập từ phi nông nghiệp của các nông hộ tại xã Thành

Đông qua bảng 4.11 cho thấy đa số nông hộ vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp khi mà số hộ có nhóm tỉ trọng thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp dưới 10% chiếm đến 50% với 30 hộ. Tuy nhiên, vẫn có những hộ có mức tỉ trọng thu nhập phi nông nghiệp tương đối cao, ở mức từ 50-70% cơ cấu thu nhập có 12 hộ và chiếm tỉ lệ 20%. Những tỉ lệ thấp hơn như nhóm tỉ trọng từ 10-30% có 3 hộ, chiếm 5%; nhóm tỉ

trọng từ 30-50% có 7 hộ, chiếm 11,7%; trong khi đó, số hộ có tỉ trọng thu nhập nông nghiệp ở mức trên 70% có 8 hộ, chiếm tỉ lệ 13,3%. Cơ cấu thu

41

nhập có tỉ trọng đóng góp của hoạt động nông nghiệp tương đối cao phản ánh thực tế của các vùng nông thôn. Tuy nhiên, để phù hợp với xu thế ngày nay thì việc cân đối thu nhập là đều cần được quan tâm trong tương lai gần.

Bảng 4.12 Tỉ trọng thu nhập từ nông nghiệp

Nhóm tỉ trọng Tuần suất Tỉ lệ (%) <10 3 5,0 10-30 5 8,3 30-50 12 20,0 50-70 7 11,7 >70 33 55,0 Tổng 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộnăm 2014

Từ bảng 4.12 có thể thấy thu nhập từ nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao

trong cơ cấu thu nhập của nông hộ với 43 hộ có tỉ trọng thu nhập từ nông nghiệp chiếm tỉ lệtrên 70% trong cơ cấu thu nhập, đồng nghĩa với mức tỉ lệ 55%. Trong khi đó, nhóm tỉ trọng từ 30- 50% trong cơ cấu thu nhập có 12 hộ với tỉ lệ 20%. Nhóm tỉ trọng từ 50-70% trong cơ cấu thu nhập xếp thứ 3 với 7 hộ tương đương 11,7%. Trong số 60 tham gia sản xuất nông nghiệp chỉ có 3 hộ có nhóm tỉ trọng nông nghiệp chiếm dưới 10% trong cơ cấu thu nhập. Ngoài ra, mức tỉ trọng từ 10-30% cũng có tỉ lệ khá thấp với 8,3%,

tương đương 5 hộ. Tuy nhiên, trong số những hộ có nhóm tỉ trọng nông nghiệp từ 70% trở thì có đến 28 hộ có thu nhập nông nghiệp chiếm 100%

trong cơ cấu thu nhập. Điều này cho thấy mức độ đa dạng trong thu nhập của các hộ vấn còn nhiều hạn chế và phụ thuộc rất nhiều từ hoạt động nông nghiệp. Kết quả là các nông hộ luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro nếu hoạt động sản xuất không mang lại hiệu quả cao, ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ nói chung. Vì vậy, các nông hộ trên địa bàn có mức thu nhập thấp hay âm chủ yếu là những hộ có nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chính mà không có những nguồn thu nhập khác bổ sung nên dẫn

đến việc mất cân đối trong thu nhập. Với xu thế phát triển chung như hiện nay thì việc duy trì cơ cấu thu nhập ở mức cân bằng đóng vai trò quan trọng trong ổn định thu nhập nông hộ, từ đó tạo điều kiện tốt để các hộ có thể

42

Bảng 4.13 Tổng hợp các nguồn thu nhập chính của nông hộ

Nguồn Giá trị trung bình ( triệu VNĐ) Độ lệch chuẩn Tỉ trọng trung bình (%) Nông nghiệp 59,85 49,99 71,09 Khoai lang tím 55,89 50,19 64,26

Làm thuê nông nghiệp 3,54 1,56 2,02

Cây ăn trái 17,04 7,84 4,63

Phi nông nghiệp 27,14 31,77 28,91

Nhà nước 59,20 22,97 3,27

Xí nghiệp 52,89 26,39 23,24

Tại nhà 25,20 7,87 2,40

Tổng 87,00 58,25 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộnăm 2014

Nguồn: Số liệu điều tra 60 hộnăm 2014

Hình 1 Cơ cấu thu nhập nông hộ 64,26 2,02 4,63 23,24 3,27 2,40 Khoai lang tím

Làm thuê nông nghiệp Cây ăn trái

Xí nghiệp Nhà nước Tại nhà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43

Xét về mặt giá trị trung bình của các nguồn thu nhập, bảng 4.13 chỉ ra mức đóng góp của các nguồn là tương đối khác nhau. Phân theo lĩnh vực có thể thấy đóng góp của các hoạt động thu nhập từ nông nghiệp trong tổng thu nhập khá lớn với giá trị đóng góp trung bình là 59,85 triệu đồng trên 87 triệu đồng tổng giá trị thu nhập bình quân của các hộ. Trong khi đó giá trị đóng góp trung bình của các hoạt động phi nông nghiệp trong tổng thu nhập bình quân của các nông hộ ở mức thấp hơn với 27,14 triệu đồng trên 87 triệu đồng tổng thu nhập bình quân của các hộ nông dân. Trường hợp phân theo các nguồn cụ thể, mức đóng góp thu nhập từ hoạt động trồng khoai lang tím có giá trị trung bình là 55,89 triệu đồng; các hoạt động khác trong cùng lĩnh vực phi nông nghiệp là hoạt động làm thuê nông nghiệp và trồng

cây ăn trái có giá trị đóng góp trung bình khá thấp với giá trị trung bình lần

lượt là 3,54 triệu đồng và 17,04 triệu đồng. Đối với các hoạt động tạo thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp có giá trị khá cao, hoạt động trong khu vực nhà nước mang lại giá trị thu nhập cao nhất với giá trị trung bình là 59,2 triệu đồng, tiếp đến là hoạt động làm thuê trong khu vực xí nghiệp với giá trị thu nhập bình quân là 52,89 triệu đồng. Các hoạt động kinh doanh, làm thuê tại nhà có giá trị thấp hơn với 25,2 triệu đồng.

Về mặt tỉ trọng đóng góp bình quân, khu vực nông nghiệp chiếm ưu thế

với 71,09%, trong khi đó, khu vực phi nông nghiệp có tỉ trọng đóng góp

thấp hơn với 28,91%. Trường hợp phân chia theo các nguồn cụ thể, tỉ trọng

đóng góp trung bình từ hoạt động trồng khoai lang tím có tỉ trọng bình quân cao nhất với 64,26% giá trị thu nhập, hoạt động làm thuê từ xí ngiệp có tỉ trọng đóng góp cao thứ hai với 23,24%. Hoạt động trồng cây ăn trái có

tỉ trọng đóng góp trong thu nhập là 4,63%. Các hoạt động tạo thu nhập còn lại bao gồm: làm thuê khu vực nhà nước, làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động kinh doanh, làm thuê tại nhà cũng có tỉ trọng đóng góp ở mức thấp với mức tỉ trọng đóng góp lần lượt là 3,27%, 2,02% và 2,4%.

Với hầu hết các nông hộ tham gia trồng khoai lang tím, đóng góp từ

hoạt động này là rất lớn nên chưa đảm bảo cân đối với thu nhập từ các nguồn khác nhằm hạn chế rủi ro do giá trị đóng góp từ các nguồn khác là khá thấp. Do đó, nhu cầu đa dạng hóa các nguồn thu nhập nông hộlà điều rất cần thiết bên cạnh việc nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.

44

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng khoai lang tím ở xã thành đông, huyện bình tân, vĩnh long (Trang 54)