Bảng 4.5 dưới đây cho thấy số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp nhiều gấp đôi số lao động phi nông nghiệp với sốlao động trung bình/hộ là
2,11 và 0,8 (người/hộ). Về sốlao động nông nghiệp, những người có số lao
động tham gia từ 3-4 người/hộ có tỉ lệ không cao với 30% cho 18 hộ, trong
khi đó, những hộ có sốlao động tham gia dưới 2 người/hộ chiếm đa số với 42 hộ, có tỉ lệ 70%. Tỉ lệ này cao một phần do số thành viên trong hộ chỉ ở
mức trung bình nên sốngười trong độ tuổi lao động là không cao. Về số lao
động phi nông nghiệp, có 46,7% các hộ nghiên cứu không có thành viên
tham gia lao động trong lĩnh vực phi nông nghiêp. Những hộcó 1 lao động tham gia lĩnh vực này chiếm tỉ lệ cao thứ hai với 36,7% (22 hộ). Với các hộ
còn lại trên địa bàn nghiên cứu thì số người tham gia lao động phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp. Hộ có 2 lao động tham gia chiếm tỉ lệ 8,3% (5
36
hộ), những hộcó 3 và 4 lao động phi nông nghiệp có tỉ lệ lần lượt là 6,6% (4 hộ) và 1,7% (1 hộ). Những tỉ lệ trên phản ánh thực tế chung của việc mất
cân đối lao động tại các vùng nông thôn khi mà lao động chủ yếu tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp là chính. Điều này dẫn đến việc cơ cấu thu nhập của nông hộ cũng có sự chênh lệch rất lớn về mặt giá trị đóng góp trong
tổng thu nhập nông hộ.
Bảng 4.5 Đặc điểm lao động nông nghiệp và phi nông nghiêp
Đặc điểm sốlao động trong hộ Tần số Tỉ lệ (%) Sốlao động nông nghiệp (người)
0-2 42 70
3-4 18 30
Trung bình: 2,11 người/hộ Độ lệch chuẩn: 0,88
Sốlao động phi nông nghiệp (người)
0 28 46,7
1 22 36,7
2 5 8,3
3 4 6,6
4 1 1,7
Trung bình: 0,80 người/hộ Độ lệch chuẩn: 0,97
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014