3.4.1 Chế độ kế toán áp dụng
Chế độ kế toán áp dụng tại Xí nghiệp:
- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam.
- Chế độ kế toán đang áp dụng: tuân Xí nghiệp thủ pháp lệnh kế toán thống kê Việt Nam, thực hiện báo cáo tài chính theo qui định tại QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính ban hành.
- Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền: ghi nhận tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển hiện có của Xí nghiệp tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kế toán.
- Phương pháp ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: ghi nhận theo nguyên giá. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá bình quân cuối kỳ.
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: tính theo phương pháp bình quân cuối kỳ.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: áp dụng phương pháp kê khai thuờng xuyên.
- Nguyên tắc hạch toán và ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao quyền sở hữu cho khách hàng, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí: được ghi nhận theo thực tế phát sinh. - Phương pháp nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
3.4.2 Hình thức kế toán
Trình tự ghi sổ kế toán tại Xí nghiệp áp dụng theo hình thức kế toán trên máy vi tính. Sử dụng phần mềm kế toán Simsoft được thiết kế theo hình thức nhật ký chung. Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh
23
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Chế độ kế toán Việt nam, 2006, trang 684
Hình 3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
3.4.3. Mô hình tổ chức công tác kế toán
3.4.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nguồn: Tại phòng kế toán Xí nghiệpCBLT XK Vĩnh Thắng.
Hình 3.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp
3.4.3.2 Chức năng, nhiệm vụ
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán, có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ các hoạt động tài chính của Công ty, lập báo cáo tổng hợp, tham mưu cho giám đốc các vấn đề về tài chính kế toán. Kế toán trưởng kiêm tổng hợp có trách nhiệm thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và ghi chép tất cả các nhiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, phản ánh tất cả các hoạt động tăng giảm vốn, tài sản, doanh thu và kết quả kinh doanh của Xí nghiệp.
- Kế toán kho: theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn hàng hóa trên sổ sách, tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán, định kỳ báo cáo vào cuối tháng, quý, năm.
- Kế toán thanh toán: có nhiện vụ theo dõi công nợ, theo dõi việc thanh toán với người bán và người mua, thanh toán lương bảo hiểm, giao dịch với ngân hàng, quản lý theo dõi các khoản tiền vay, tiền lãi gửi, đôn đốc việc thanh toán đúng kỳ hạn đối với các khoản nợ, khoản vay, theo dõi quá trình
Kế toán trưởng
Kế toán kho
24
bán hàng, lập các báo cáo về doanh số bán hàng theo định kỳ tháng, quý, năm và theo yêu cầu của cấp trên.
- Thủ quỹ: có trách nhiệm bảo quản tiền mặt trong đơn vị, nhập xuất tiền mặt theo quy định của Xí nghiệp.
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 3.5.1 Khái quát kết quả kinh doanh của Xí nghiệp chế biến lương 3.5.1 Khái quát kết quả kinh doanh của Xí nghiệp chế biến lương thực xuất khẩu Vĩnh Thắng qua ba năm 2011, 2012, 2013
Phân tích tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoan 2011 – 2012 sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình kinh doanh trong giai đoạn này là khả quan hay không.
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 (bảng 3.1), ta nhận thấy tổng doanh thu qua các năm đều tăng. Tổng doanh thu năm 2012 đạt 305.350,10 triệu đồng tăng 120.069,83 triệu đồng, tương ứng 64,80% so với năm 2011. Đến năm 2013 tổng doanh thu liên tục tăng nhưng tốc độ có xu hướng giảm so với tốc độ tăng năm 2012 tổng doanh thu tăng 46.846,56 triệu đồng, tương ứng 15,65%. Nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng doanh thu là do từ năm 2012 Xí nghiệp được Công ty đầu tư thêm nhiều thiết bị máy móc, nhà xưỡng cùng với ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất việc kinh doanh của đơn vị đi vào hoạt động có hiệu quả tốt. Bên cạnh đó Xí nghiệp đã tìm được nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ đầu ra ổn định nên sản lượng thành phẩm bán ra ngày càng nhiều hơn. Ngoài ra trong 3 năm phân tích thì Xí nghiệp không có các khoản giảm trừ, điều đó thể hiện chất lượng hàng hóa tốt của XN đã thỏa mãn được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng tạo cơ hội cho việc tìm kiếm khách hàng mới và tạo được uy tính trong kinh doanh.
Bên cạnh sự gia tăng của doanh thu là sự gia tăng của các loại chi phí. Tổng chi phí năm 2012 đạt 304.198,76 triệu đồng tăng 119.526,88 triệu đồng, tương ứng 64,72% so với năm 2011. Tổng chi phí năm 2013 tăng 47.618,62 triệu đồng, tương ứng 15,65% so với năm 2012. Nguyên nhân là do sự gia tăng của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Trong những năm qua do ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công luôn có chiều hướng gia tăng làm cho giá vốn hàng bán ngày một tăng thêm.Thêm vào đó, bên cạnh việc tăng số lượng hàng hóa xuất bán kéo theo sự tăng thêm của chi phí bán hàng do Xí nghiệp có thêm chính sách mở rộng địa bàn kinh doanh nên làm phát sinh thêm các khoản chi cho công tác bán hàng.
Sau khi bù đấp các khoản chi phí tăng nhanh, tổng lợi nhuận năm 2012 tăng 543 triệu đồng tương đương tăng 89,25% so với năm 2011 từ đó cho thấy việc kinh doanh của Xí nghiệp đã hiệu quả khá tốt tuy chi phí có tăng cao nhưng tổng doanh thu vẫn có khả năng để chi trả cho các khoản chi phí đó. Năm 2013, mặc dù tổng doanh thu vẫn trên đà tăng trưởng nhưng tốc độ tăng có chiều hướng giảm mạnh. Do tốc độ tăng của tổng chi phí nhiều hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thu nên làm cho lợi nhuận thuần năm 2013 bị thua lỗ 233,75 triệu đồng làm cho tổng lợi nhuận năm 2013 giảm 772 triệu đồng, tương ứng 67,06% so với năm 2012. Điều này cho thấy kiểm soát tốt các
25
khoản chi phí sao cho hợp lý cũng là nhân tố tác động mạnh đến lợi nhuận đạt được.
26
Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp chế biến lương thực xuất khẩu Vĩnh Thắng giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp chế biến lương thực xuất khẩu Vĩnh Thắng năm 2011, 2012, 2013
Năm So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Stt Chỉ tiêu
2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %
1 Tổng doanh thu 185.280,27 305.350,10 352.196,66 120.069,83 64,80 46.846,56 15,34
2 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 185.119,31 305.242,56 351.539,83 120.123 64,89 46.298 15,17 3 Doanh thu hoạt động tài chính 40,79 27,74 43,79 (13) (31,99) 16 57,87 4 Thu nhập khác 120,17 79,80 613,04 (40) (33,59) 533 668,20
5 Tổng chi phí 184.671,88 304.198,76 351.817,38 119.526,88 64,72 47.618,62 15,65
6 Giá vốn hàng bán 182.862,93 302.387,46 349.543,28 119.525 65,36 47.156 15,59
7 Chi phí bán hàng 1.167,91 1.666,03 2.102,30 498 42,65 436 26,19
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 641,04 145,27 171,80 (496) (77,34) 27 18,26 9 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 608,39 1.151,35 379,29 543 89,25 (772) (67,06) 10 Lợi nhuận sau thuế TNDN 608,39 1.151,35 379,29 543 89,25 (772) (67,06)
27
3.5.2 Khái quát kết quả kinh doanh của Xí nghiệp chế biến lương thực xuất khẩu Vĩnh Thắng 6 tháng đầu năm 2013 – 2014
Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả HĐKD 6 tháng đầu năm (2013 -2014)
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp chế biến lương thực xuất khẩu Vĩnh Thắng 6 tháng đầu năm 2013, 2014
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 - 2014 (bảng 3.2), ta nhận thấy tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 giảm 25.341 triệu đồng, tương ứng 14,24% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chính là do sản lượng bán ra giảm nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 25.562 triệu đồng, tương ứng 14,40% so với cùng kỳ năm 2013. Doanh thu giảm kéo theo đó là tiền gửi của Xí nghiệp tại các ngân hàng cũng giảm, vì vậy các khoản doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm làm tổng doanh thu giảm 25 triệu đồng.
Đồng thời, qua bảng số liệu ta cũng thấy tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2014 cũng giảm 24.677 triệu đồng, tương ứng 14,04% so với cũng kỳ năm 2013. Biến động chi phí này là điều tất yếu bởi sản lượng thành phẩm bán ra giảm tất nhiên giá vốn hàng bán trong kỳ cũng giảm một lượng tương ứng. Do tình hình kinh doanh ngày một khó khăn nên Xí nghiệp tăng thêm nhiều chính sách hổ trợ công tác thu mua, tìm kiếm khách hàng tiêu thụ, quảng bá thương hiệu sản phẩm và bổ sung thêm nhiều máy móc thiết bị làm tăng thêm các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính.
Doanh thu bán hàng giảm nhưng các khoản chi phí lại tăng thêm nên việc giảm lợi nhuận là không thể tránh khỏi. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 giảm 663 triệu đồng, tương ứng 30,97% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nhìn chung tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 – 2014 chưa tốt, doanh số bán ra năm sau thấp hơn năm trước, nhưng các khoản chi phí lại tăng thêm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị. Xí nghiệp cần có thêm những
6 tháng đầu năm So sánh 2014/2013
Stt Chỉ tiêu
2013 2014 Số tiền %
1 Tổng doanh thu 177.956 152.615 (25.341) (14,24)
2 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 177.489 151.927 (25.562) (14,40)
3 Doanh thu hoạt động tài chính 35 10 ( 25) (71,42)
4 Thu nhập khác 432 678 246 56,94
5 Tổng chi phí 175.814 151.137 (24.677) (14,04)
6 Giá vốn hàng bán 174.207 149.114 (25.093) (14,40)
7 Chi phí tài chính - 11 11 -
8 Chi phí bán hàng 1.509 1.906 397 26,31
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 98 106 8 8,16
10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.141 1.478 (663) 30,97
28
phương hướng cụ thể góp phần tăng doanh số và giảm chi phí cho những kỳ kinh doanh tiếp theo.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI TRONG TƯƠNG LAI
3.6.1 Thuận lợi
- Địa bàn có nhiều đất nông nghiệp, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây lúa. Có nhiều tiềm năng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động.
- Xí nghiệm nằm trong vùng địa bàn nguyên liệu trọng điểm, tiếp giáp các tình Càm Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng nên thực lợi cho công tác thu mua. Ngoài ra, Xí nghiệp cũng có thể trực tiếp thu mua từ nông dân giảm được chi phí đáng kể.
- Vị trí nằm ngay trên sông sáng Xà no giao thông vận tải đường thủy thuận tiện.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Công ty về hoạt động SXKD tại đơn vị, nguồn vốn đáp ứng đủ và kịp thời cho đơn vị thuận tiện hoạt động SXKD.
- Kho tàng, máy móc, thiết bị được đầu tư mới, cơ giới hóa, giảm bớt sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất là điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD của đơn vị.
- Có đội ngủ cán bộ nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh. 3.6.2 Khó khăn
- Máy móc thiết bị tuy được đầu tư mới nhưng một số điểm còn chưa hoàn chỉnh, chưa đẩy mạnh hết công suất ảnh hưởng đên quá trình sản xuất chế biến.
- Trình độ quản lý điều hành của các bộ phận còn hạn chế, chưa ngang tầm nhiệm vụ được giao. Tay nghề của nhân viên còn chưa đồng đều làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc.
- Thiếu hụt công nhân bốc xếp khi vào chính vụ do tình hình nguồn lao động tại địa phương khan hiếm dần. Chi phi dịch vụ tăng cao làm ảnh hưởng gia thành sản xuất.
- Tình hình lưới điện địa phương thường xuyên không ổn định (giảm áp, mất pha, cúp điện…) gây nhiều thiệt hại, giảm công suất máy móc, thiết bị.
- Công tác thu mua bị cạnh tranh gay gắt cần có giải pháp phù hợp trong thu mua để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào.
3.6.3 Phương hướng hoạt động trong tương lai
Bước sang năm 2014 tình hình sản xuất kinh doanh ngành lương thực được dự báo sẽ đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức lớn từ việc mở cửa thị trường xuất khẩu gạo. Với góc độ từ Xí nghiệp xác định giải pháp và những bài học kinh nghiệm cho năm 2014 và những năm tiếp theo như sau:
29
- Tiếp tục giữ vững sự đoàn kết thống nhất cao trong nội bộ, bám sát mục tiêu của Ban Giám đốc Công ty đề ra và cụ thể hóa bằng kết quả chương trình hành động phát huy sức mạnh tập thể và người lao động trong toàn đơn vị.
- Trong công tác thu mua khi vào chính vụ cần tập trung quyết liệt cho công tác thu mua, nhưng phải đảm bảo sản xuất chế biến kịp thời, không để nguyên liệu tồn động. Thành phẩm sản xuất ra phải qua kiểm tra chặt chẽ đạt yêu cầu mới đưa vào bảo quản, hạn chế chi phí bảo quản, thời gian tồn trữ ẽ được keo dài hơn.
- Đa dạng hóa nhiều chủng loại, mặt hàng trong thu mua gồm có lúa khô – ướt các loại, gạo nguyên liệu cac loại kể cả mua và lưu trữ lúa chất lượng cao (gạo thơm).
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tốt trong SXKD (về chất lượng, tỷ lệ thu hồi thành phụ phẩm). Thực hiện tiết kiệm cac khoản chi phí sửa chữa, vật tư, nhiên vật liệu làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quà của Xí nghiệp.
- Cũng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Hướng dẫn kiềm cặp nâng cao năng lực trình độ công nhân, nhân viên. Thực hiện cải tiến lề lối làm việc khoa học, năng động và phù hợp. Kịp thời đổi mới khi không còn phù hợp trong lĩnh vực lãnh đạo điều hành.
- Giáo dục tuyên truyền cán bộ, công nhân, nhân viên Xí nghiệp nâng cao y thức trong công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn PCCC, công tác bảo quản hàng hóa…
30
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN
XUẤT KHẨU LƯƠNG THỰC VĨNH THẮNG 4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
4.1.1 Kế toán các khoản doanh thu – thu nhập
4.1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng
Doanh thu chính của Xí nghiệp từ việc bán các mặt hàng lúa, gạo, tấm, cám các loại và cấp dịch vụ sấy, xay xát lúa gạo cho khách hàng nội địa. Ngoài ra, Xí nghiệp có nhiệm vụ cung cấp lương thực cho Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Kiên Giang xuất khẩu sang nước ngoài. Xí nghiệp không trực tiếp xuất khẩu mà chỉ là tổ chức trung gian thu mua và cung cấp lương thực cho Công ty khi có nhu cầu xuất khẩu sang nước ngoài.
Phương thức thanh toán được Xí nghiệp áp là thanh toán qua ngân hàng.