Thực trạng về KCN Quảng Phú

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 56)

Quy hoạch và cơ sở hạ tầng

Khu công nghiệp Quảng Phú nằm trên địa bàn phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi có giới cận sau:

Phía đông giáp đường Nguyễn Chí Thanh và khu dân cư; phía nam giáp sân bây Quảng Ngãi (sân bay cũ); phía tây giáp khu dân cư; phía bắc giáp sông Trà Khúc

Khu công nghiệp Quảng Phú được Thủ tướng Chính phủ Quyết định và phê duyệt dự án tại Quyết định số 402/TTg ngày 17/4/1999, Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 885/QĐ-BXD ngày 24/5/2001, quy mô diện tích 99,42 ha, Bộ Xây dựng ủy quyền cho UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết mở rộng tại Quyết định số 130/QĐ-UBND ngày 20/1./2006, quy mô diện tích 47,34 ha nâng tổng diện tích KCn Quảng Phú lên 146,76 ha.

47

Đến nay, diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch là 92,147 ha, đất công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch là 73,239 ha, đất công nghiệp đã cho thuê là 66,272 ha tỷ lệ lấp đầy 90,49%. Các ngành nghề đầu tư vào KCN này gồm: công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp chế biến lâm sản, giấy, công nghiệp bia rượu, nước giải khát, bánh kẹo, sữa,…và các ngành nghề khác.

Kết quả thu hút vốn đầu tƣ vào KCN Quảng Phú thời gian qua

Các ngành nghề sản xuất chủ yếu của KCN Quảng Phú là chế biến thủy sản, lâm sản, sản xuất giấy, sản xuất bia, bánh kẹo, đường, sữa, nước khoáng…. Tính đến nay có 44 dự án đã và đang đầu tư vào KCN này với tổng vốn đầu tư là 3.676,739 tỷ đồng. Vậy bình quân mức vốn đầu tư là khoảng 83,56225 tỷ đồng/dự án. Tuy nhiên trong năm 2013-2014, tình hình kinh tế cả nước gặp khó khăn nên có 04 dự án đã tạm ngừng hoạt động. Trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN này có tổng công ty đường Quảng Ngãi được thành lập từ năm 1998 với các Nhà máy đường Quảng Phú, Nhà máy bia, Nhà máy Nha, Nhà máy nước khoáng Thạch Bích, Nhà máy cồn, Nhà máy sữa Vinasoy, Nhà máy Bánh kẹo Biscafun với tổng vốn đầu tư của tổng công ty là 1.353,387 tỷ đồng. Trong KCN này có Nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi có mức vốn đầu tư cao nhất đó là 1.580,000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tại KCN Quảng Phú chủ yếu vẫn là vốn đầu tư được thu hút trong nước, chỉ có công ty TNHH HTV Gallant Dachan Seafood được thành lập vào ngày 4 tháng 12 năm 2010 với mức vốn đầu tư là 103,665 tỷ đồng là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ 0,028% là có vốn nước ngoài, điều này cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài được thu hút vào KCN này quá thấp. Tỷ lệ diện tích lấp đầy tại KCN Quảng phú mới chỉ đạt được 56,79% (68,386/120,41). Đây là một tỷ lệ không cao vì KCN này đã được thành lập từ năm 1999 đến nay đã được 16 năm nhưng tỷ lệ diện tích sử dụng chỉ chiếm hơn ½ tổng diện tích quy hoạch. Qua đây, cho thấy vấn đề xúc tiến đầu còn có nhiều hạn chế, các doanh nghiệp đầu tư đa phần là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực ít vốn đầu tư. Tuy vậy nhưng các doanh nghiệp cũng phần

48

nào làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và đồng thời cũng thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua hệ thống thuế.

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)