Thực trạng về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 35)

2.2.1 Môi trƣờng chính trị - pháp lý

Sự ổn định về chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện theo chủ trương

26

chính sách của Đảng và Nhà nước. Tỉnh có đội ngũ cán bộ quản lý luôn hòa thuận, giúp nhau hoàn thành công việc, không có tính cạnh tranh chức quyền. Tình hình chính trị của tỉnh luôn ổn định để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi tham gia hoạt động đầu tư vào tỉnh nhà. Sự ổn định về chính trị của tỉnh Quảng Ngãi được thấy rõ nhất là chưa từng xảy ra những xung đột chính trị cũng như chưa có xung đột giữa người lao động với chủ doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố tốt để tạo niềm tin vững vàng cho các nhà đầu tư an tâm khi quyết định đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi.

Môi trường pháp lý ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư vì đây là những quy định cho phép hay không cho phép, những ràng buộc mà nhà đầu tư phải thực hiện, tuân thủ, những ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng khi thực hiện dự án. Đồng thời pháp lý ổn định, thông thoáng tạo cho nhà đầu tư có một niềm tin, yên tâm hơn khi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ngãi đã cố gắng tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch nhằm thu hút các nhà đầu tư vào các KCN của tỉnh và dần cải thiện môi trường này theo chiều hướng tích cực, tạo nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận với hồ sơ pháp lý của tỉnh nhà. Hiện nay, các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đều tuân thủ theo các quy định pháp lý chung của tỉnh đối với nhà đầu tư. Bên cạnh đó UBND tỉnh cũng có những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư như:

* Hỗ trợ đào tạo lao động vào các KCN

+ Đối với lao động có thời gian đào tạo từ 03 tháng đến dưới 06 tháng, mức hỗ trợ không quá 700.000 đồng/lao động/khóa.

+ Đối với lao động có thời gian đào tạo từ 06 tháng trở lên, mức hỗ trợ không quá 1.000.000 đồng/lao động/khóa.

* Ƣu đãi về thuê đất và thuế vào các KCN (xem bảng 2.1 trang 28)

27

Nhà đầu tư khi tiến hành làm thủ tục đăng ký đầu tư phải nộp một khoản tiền ký quỹ cam kết đầu tư, như sau:

Tiền ký quỹ cam kết đầu tư = (Tiền thuê lại đất có hạ tầng theo phương thức trả từng năm x diện tích đất x thời gian thuê đất) x 10%.

Sau khi ký hợp đồng thuê lại đất, số tiền ký quỹ cam kết đầu tư sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất.

UBND tỉnh còn có Quyết định số 52/2013 ngày 22 tháng 10 năm 2013 về việc quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Các đối tượng được hưởng các chính sách theo QĐ 52/2013 là các đối tượng được quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư trong nước,...

Các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi được ưu đãi về tiền thuê đất từ 5.000-7.500đ/m2/năm, hỗ trợ về việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như KCN Tịnh Phong: trong 3 năm đầu và được giảm 50% cho 7-8 năm tiếp theo. KCN Quảng Phú: miễn 3 năm đầu và cũng được giảm 50% cho 7-8 năm tiếp theo. Ngoài ra, các doanh nghiệp được hưởng chế độ tiền ký quỹ cam kết đầu tư. Khi các nhà đầu tư tiến hành làm thủ tục đăng ký đầu tư thì phải nộp một khoản tiền ký quỹ nhưng sau khi kết hợp đồng thuê đất thì số tiền này được khấu trừ vào tiền thuê đất của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong KCN còn được tỉnh hỗ trợ chi phí sử dụng các cơ sở hạ tầng thấp (như điện, nước, thông tin viễn thông,...), còn tạo điều kiện trong các công tác như xúc tiếp đầu tư, xúc tiến thương mại, được Sở Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn các thủ tục hồ sơ về công tác đầu tư và xây dựng.

Các doanh nghiệp được tỉnh hỗ trợ một khoản chi phí cho công tác đào tạo lại người lao động tại doanh nghiệp của mình, mức hỗ trợ từ 700.000 đến 1.000.000 đồng/lao động/khóa. Với mức hỗ trợ này phần nào giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng đào tạo nâng cao tay nghề cho các công nhân lao động tại doanh nghiệp mình.

28

Bảng 2 1: Bảng ƣu đãi về thuê đất và thuế đối với doanh nghiệp hoạt động trong KCN

Tên KCN

Thuế thu nhập doanh nghiệp Tiền thuê lại đất có hạ tầng (đ/m2/năm) Phƣơng thức thanh toán Hỗ trợ đào tạo (đồng/người) KCN Tịnh Phong

Thuế suất: 15% (Doanh nghiệp chế xuất: 10%). Miễn 3 năm đầu từ khi có thu nhập thuế và giảm 50% từ 7-8 năm tiếp theo. 6.600 5.800 5.000 * Trả từng năm * Trả 1 lần cho 10 năm * Trả 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê lại đất 700.000 – 1.000.000 KCN Quảng Phú

Thuế suất: 15% (Doanh nghiệp chế xuất: 10%). Miễn 3 năm đầu từ khi có thu nhập thuế và giảm 50% từ 7-8 năm tiếp theo. 7.500 6.600 6.000 * Trả từng năm * Trả 1 lần cho 10 năm * Trả 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê lại đất 700.000 – 1.000.000 KCN Phổ Phong

Thuế suất: 15% (Doanh nghiệp chế xuất: 10%). Miễn 3 năm đầu từ khi có thu nhập thuế và giảm 50% từ 7-8 năm tiếp theo. 700.000 – 1.000.000

29

Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh lại được giao cho nhiều cơ quan khác nhau thực hiện ví dụ như ưu đãi về chính sách đào tạo lao động được giao cho Sở Lao động – Thương binh – Xã hội, ưu đãi về thuế và thuê đất được giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư,...Điều này, làm cho các doanh nghiệp khi đã tiếp cận với chính sách ưu đãi gặp khó khăn phiền hà. Tất cả các quy trình đều được thực hiện qua thủ tục một cửa nhưng đôi khi các doanh nghiệp muốn có được dự án vẫn phải tìm ”cách chạy cửa sau”, nhà đầu tư tốn chi phí cho thủ tục pháp lý và còn tốn thêm khoản thủ tục chi phí ”mềm”. Điều này, có khi lại làm cho sự minh bạch trong đầu tư không được thích ứng.

2.2.2 Môi trƣờng kinh tế - tài chính của tỉnh (từ năm 2011 đến năm 2014)

Nhìn chung tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua phát triển trong thời điểm tình hình kinh tế, chính trị của thế giới đang trong giai đoạn ổn định và phát triển, kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tích cực, hội nhập kinh tế ngày càng hiệu quả và sâu rộng vào khu vực và thế giới. Trong thời kỳ này, tỉnh Quảng Ngãi đã những bước nhảy vọt về giá trị sản xuất công nghiệp và thu ngân sách trên địa bàn, đó là một phần nhờ vào Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2009.

Tuy nhiên, thực tế tình hình kinh tế, chính trị thế giới từ cuối năm 2011 đã có nhiều diễn biến phức tạp, khủng hoảng tài chính, tiền tệ, khủng hoảng nợ công ngày càng trầm trọng và lan rộng ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ làm cho kinh tế toàn cầu suy giảm trầm trọng. Ở Việt Nam, giá cả của nguyên vật liệu tăng cao, chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi cũng không tránh khỏi những khó khăn, bất lợi nhất định.

Tăng trƣởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân trong giai đoạn 2011-2014 đạt khoảng 7,1% thấp hơn so với giai đoạn 2006 -2010 (18,52%). Trong đó, khu vực dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao nên đóng góp vào sự tăng trưởng chung

30

của nền kinh tế với mức tăng trưởng bình quân 12,8%, công nghiệp – xây dựng tăng 5,3%, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,7%. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2014 đạt 11.528,36 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 2,2% so với năm 2013. Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng ước đạt 5.731,93 tỷ đồng, giảm 4,2% so với năm 2013, nhưng vượt 6,9% kế hoạch năm, khu vực dịch vụ ước đạt 3.3814,86 tỷ động tăng 12,5% so với năm 2013 và đạt kế hoạch năm, khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 1.1981,57 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2013 và xấp xỉ đạt kế hoạch năm.

GDP bình quân đầu người tăng từ 2.088 USD năm 2013 lên 2.215 USD năm 2014. (xem biểu đồ 2.1 trang 31)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa. Cơ cấu phát triển công nghiệp, dịch vụ tăng dần và tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản lại giảm dần. Thực trạng cho thấy, trong 4 năm qua (từ 2011 -2013) cơ cấu kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp và thủy sản đang dần chuyển sang cơ cấu kinh tế công nghiệp – xây dựng và dịch vụ thương mại. Đây cũng chính là định hướng phát triển của tỉnh Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi từ một tỉnh mà công nghiệp không có gì đáng kể, xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay đã xây dựng thành công các khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong, Phổ Phong và đặc biệt là Khu kinh tế Dung Quất nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung với định hướng phát triển các ngành công nghiệp lọc hóa dầu, cơ khí, chế tạo, luyện kim và công nghiệp phục vụ kinh tế biển…Từ một địa phương có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi đã vươn lên có cơ cấu công nghiệp chiếm gần 64% trong GDP và trở thành tỉnh có nguồn thu ngân sách cao. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà mà trong đó là sự đóng góp chủ yếu của Khu kinh tế Dung Quất, chủ lực là Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất.

31

Biểu đồ 2 1: Tổng sản phẩm GDP của tỉnh Quảng Ngãi

(Theo giá so sánh 1994, ĐVT: tỷ đồng) 0.00 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 2011 2012 2013 2014 9,308.659,994.6211,275.28 11,528.36 GDP

Nguồn: tác giả tính toán từ các báo cáo của UBND tỉnh, năm 2014

Biểu đồ 2 2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi (2011-2014)

32

Sản xuất công nghiệp (xem bảng 2.2 trang 34)

Sản xuất công nghiệp của tỉnh trong 4 năm từ 2011 đến 2014 đã có sự phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12%. Nhưng riêng năm 2014 thì giá trị sản xuất công nghiệp lại giảm 7,2% so với năm 2013. Điều quan trọng là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng giảm 5,9% so với năm trước đó; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước cũng tăng thêm được 11,1% so với năm trước.

Trong những năm này, UBND tỉnh Quảng Ngãi luôn đề cao vấn đề phát triển công nghiệp, đầu tư phát triển các khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp Phổ Phong. Thực hiện các chính sách nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp. Đặc biệt là Khu kinh tế Dung Quất đã đóng góp một phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp cho tỉnh Quảng Ngãi. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh đã góp phần tích cực đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Thƣơng mại, dịch vụ

Thương mại, dịch vụ phát triển với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ được tăng lên. Hàng hóa cung ứng ra thị trường ngày càng đa dạng và phong phú, phân phối trên khắp các vùng, giữa vùng được sự cân bằng về cung – cầu điều này góp phần thúc đẩy cho sự tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hệ thống các chợ cũng được củng cố và phát triển, siêu thị được mở rộng trên các vùng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2014 ước đạt 33.759 tỷ đồng tăng 13,2% so với năm trước.

Hoạt động ngoại thƣơng

Hoạt động xuất khẩu tăng nhanh trong những năm 2011 -2014 có bước chuyển biến vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 650 triệu USD, tăng 27,8% so với năm 2013, vượt kế hoạch 36,8%. Mặt hàng xuất khẩu cao như: sản phẩm XK công ty Doosan Vina đạt 352 triệu USD, dệt may 20 triệu USD, hàng

33

thủy sản 12,8 triệu USD, dăm gỗ nguyên liệu giấy 89 triệu USD, dầu FO 94 triệu USD.

Hoạt động nhập khẩu năm 2014 ước đạt 760 triệu USD, giảm 34% so với năm 2013, chủ yếu là nhập khẩu của công ty TNHH Doosan Vina và Nhà máy lọc dầu Dung Quất giảm. Các mặt hàng nhập khẩu như dầu thô 600 triệu USD, sắt thép 90,5 triệu USD, máy móc thiết bị phụ tùng 28,8 triệu USD, vải may mặc 13,2 triệu USD.

Hoạt động giao thông vận tải

Trong những năm gần đây, hoạt động vận tải có những chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng phục vụ. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải đã không ngừng đổi mới các phương thức kinh doanh để nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Năm 2014, hoạt động vận tải (không kể vận tải đường sắt) đã tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm, doanh thu ước đạt 1.586,59 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2013.

Thông tin truyền thông

Viễn thông là ngành có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông tin truyền thông không những trực tiếp đóng góp kết quả vào sự tăng trưởng kinh tế chung mà còn góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển. Mạng viễn thông đã tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động dịch vụ viễn thông và internet, đảm bảo cung cấp đầy đủ và thuận lợi cho các người sử dụng, thực hiện vai trò động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng và kinh tế hội nhập quốc tế.

Sản xuất nông nghiệp, thủy sản

Tỉnh Quảng Ngãi vẫn coi trọng việc phát triển nông nghiệp, dần xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa đưa cơ giới vào nông nghiệp. Tỉnh đã chỉ đạo, khuyến khích nông dân ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả.

34

Bảng 2 2: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến năm 2014 (Tính theo giá so sánh 1994- ĐVT: tỷ đồng) NĂM 2011 2012 2013 2014 Ƣớc đạt So với năm 2010 Ƣớc đạt So với năm 2011 Ƣớc đạt So với năm 2012 Ƣớc đạt So với năm 2013 Tổng giá trị sản xuất 17.678 Giảm 0,5% 18.425 Tăng 4,2% 21.598,35 Tăng 15,5% 20.656,51 Giảm 7,2%

Khu vực kinh tế Nhà nước

14.120,8 Giảm 4,7% 14.349 Tăng 1,6% 16.716,23 Tăng14,3 % 15.306,02 Giảm 11,9%

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước

3.225,1 Tăng 17,3% 3.697,6 Tăng 13,8% 4.460,57 Tăng 20,6% 4.954,26 Tăng 11,1%

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

332,1 Tăng 74,5% 378,4 Tăng 26,6% 421,55 Tăng 11,4% 396,22 Giảm 5,9%

35

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn như thời tiết, hạn hán, lũ lụt, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần,…Nhờ vào việc áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mà giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2014 ước đạt 3.294,79 tỷ đồng, tăng 4,3% so với năm 2013; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.909,57 tỷ đồng, tăng 1,6%; lâm nghiệp ước đạt 231,28 tỷ đồng, tăng 18%; thủy sản ước đạt 1.153,94 tỷ đồng, tăng 6,7%. Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao trong 4 năm qua, bình quân mỗi năm tăng khoảng 7%. Nhìn chung, giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản tăng bình quân từ năm 2011 -2014 khoảng 4%/năm. Kinh tế nông nghiệp có nhiều phát triển, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện và từng bước nâng cao, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị được thu hẹp dần.

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)