Tình hình thu hút vốn đầu tƣ vào các KCN của tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 52)

2.3.1 Tổng quan về thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp

Để phát triển công nghiệp, trước hết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Từ năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, do vậy các địa phương cũng cần phải thực hiện chủ trương này. Trong đó có Quảng Ngãi cũng dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và định hướng phát triển đến năm 2020 tỉnh nhà thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu mô hình phát triển khu công nghiệp đầu tiên là Khu công nghiệp Tịnh Phong đã ra đời vào năm 1997 theo Quyết định số 577/TTg ngày 24/7/1997 của Thủ Tướng Chính phủ , qui mô diện tích là 141,72 ha. Đến nay cả tỉnh có 03 KCN được thành lập (KCN Tịnh Phong với diện tích là 141,72 ha; KCN Quảng Phú với diện tích là 92,147 ha và KCN Phổ Phong đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư với diện tích là 157,387 ha) và 01 KKT Dung Quất với quy mô là10.300 ha. Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2014 cả tỉnh có 320 dự án đầu tư còn hiệu lực (trong đó có 30 dự án FDI và 290 dự án trong nước). Tổng vốn đăng ký đầu tư FDI khoảng 524,58 triệu USD và hơn 104.500 tỷ đồng cho đầu tư trong nước.

Tổng vốn đầu tư cho toàn xã hội của tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến năm 2014 đã có sự tăng lên và thấy rõ nhất là vào năm 2014 đã tăng 24,9% so với năm 2013 và đạt 122,3% so với kế hoạch năm.

Về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài:

Năm 2014 có 05 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 229,11 triệu USD.Lũy kế đến 31/10/2014, toàn tỉnh có 30 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đănng ký đầu tư khoảng 524,58 triệu USD (KKT Dung Quất 480 triệu USD, KCN tỉnh 38 triệu USD và ngoài các khu 6,58 triệu USD). Trong đó, đã thu hút được những dự án có quy mô lớn như dự án nhà máy thép Guang lian Dung Quất (3 tỷ USD), dự

43

án nhà máy công nghiệp năng Doosan (310 triệu USD), giày da Ricker (28 triệu USD), dự án khu phức hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị VSIP (125,35 triệu USD).

Biểu đồ 2 3: Tổng vốn đầu tƣ của tỉnh Quảng Ngãi (từ năm 2011 -2014) Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: tác giả, năm 2014

Về thu hút đầu tƣ trong nƣớc

Năm 2014 cả tỉnh có 20 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký 1.200 tỷ đồng. Nhưng nhìn chung các dự án có tiến độ thực hiện đầu tư còn chậm, với tổng vốn thực hiện năm 2014 khoảng 1.100 tỷ đồng. Lũy kế đến cuối năm 2014, trên toàn tỉnh Quảng Ngãi có 290 dự án đầu tư trong nước còn có hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 104.500 tỷ đồng, với mức vốn thực hiện đạt gần 80% tổng vốn đăng ký, có 185 dự án đã đi vào hoạt động. Trong đó, đã thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn như dự án nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD và nhiều dự án lớn đã triển khai và đi vào hoạt động. (xem bảng 2.4 trang 43)

Đối với một tỉnh đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, thương mại, thì việc thu hút vốn đầu tư cả trong nước và ngoài nước đều được coi là một trong những biện pháp khai thác ngoại lực nhằm thúc đẩy nội lực phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian từ

44

năm 2011-2014, kinh tế thế giới và trong nước vẫn đang trong giai đoạn khó khăn điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh nhà. Mặc dù vậy, nhưng tỉnh Quảng Ngãi nhờ vào những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông, các khu công nghiệp mới đã thúc đẩy tỉnh nhà thu hút được 86 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 5.762,880 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đầu tư vào 2 KCN của tỉnh chủ yếu là trong các lĩnh vực ngành nghề như thủy sản, may mặc, đồ gỗ, giầy da, linh kiện điện tử, đường, bánh kẹo, bia,….

Bảng 2.5: Các dự án đầu tƣ tại các KCN tỉnh Quảng Ngãi Chỉ tiêu Số dự án Vốn đầu tƣ (đăng ký) (tỷ đồng) Ƣớc vốn thực hiện (tỷ đồng) Diện tích (ha) KCN Tịnh Phong - Dự án đang hoạt động - Dự án đang xây dựng - Dự án đang ngừng hoạt động 42 34 03 05 2.086,141 1.442,819 91,800 551,522 921,234 877,899 23.235 20,100 66,252 42,003 21,200 3,049 KCN Quảng Phú - Dự án đang hoạt động -Dự án đang ngừng hoạt động 44 40 4 3.676,739 3.272,687 58,837 3.331,524 3.321,524 10 68,386 66,873 1,513 Tổng dự án 86 5.762,880 4.252,758 134,638

Nguồn: BQL các Khu công nghiệp Quảng Ngãi

Từ khi thành lập đến nay, các KCN Quảng Ngãi đã thu hút được 06 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 51,2 triệu USD. Vậy có 80 dự án là các nhà đầu tư trong nước. Quảng Ngãi đã đứng vị thứ 7/63 trong bảng xếp hạng CPI của quốc gia về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, các dự án đầu tư chủ yếu được đầu tư vào KKT Dung Quất và Khu đô thị - dịch vụ - công nghiệp Vsip Quảng Ngãi còn các KCN như KCN Tịnh Phong, KCN Quảng Phú thì lại ít được thu hút đầu tư hơn.

45

Đồng thời năm 2013-2014, tình hình kinh tế gặp khó khăn nên đã có một số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và không tiếp tục đầu tư.

2.3.2 Thực trạng về KCN Tịnh Phong Quy hoạch và cơ sở hạ tầng Quy hoạch và cơ sở hạ tầng

Khu công nghiệp Tịnh Phong cách thành phố Quảng Ngãi 8 km về phía Bắc, nằm trên địa phận của xã Tịnh Phong huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi, có giới cận:

Phía Bắc giáp khu liên hợp công nghiệp – đô thị và dịch vụ Vsip Quảng Ngãi; phía Tây: Giáp đường quốc lộ 1A; phía Đông: Giáp khu liên hợp công nghiệp – đô thị và dịch vụ Vsip Quảng Ngãi; phía Nam: Giáp kênh thoát nước hiện hữu

Khu công nghiệp Tịnh Phong được Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập và phê duyệt dự án tại Quyết định số 577/TTg ngày 14/7/1997, Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 492/BXD/KTQH ngày 24/7/1997, Bộ Xây dựng ủy quyền cho UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch chi tiết điều chỉnh bổ dung tại Quyết định số 2216/QĐ-UBND ngày 10/8/2005, quy mô diện tích là 141,72 ha. Trong quá trình thực hiện, Ban quản lý các KCN Quảng Ngãi đã điều chỉnh cục bộ diện tích đất công nghiệp, giao thông theo Công văn số 728/SXD-KTQH&ĐT ngày 23/8/2011 của Sở Xây dựng Quảng Ngãi.

Đến nay, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch là 100,76 ha, đất công nghiệp đã cho thuê là 70,16 ha, tỷ lệ lấp đầy 69,93%.

Các ngành nghề đầu tư vào KCN này gồm: công nghiệp điện tử, cơ khí lắp ráp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp dệt may, công nghiệp vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp, công nghiệp khác (như nhựa, hóa mỹ phẩm, bao bì,…) (Nguồn: Ban quản lý các KCN Quảng Ngãi)

46

Khu công nghiệp Tịnh Phong thành lập theo Quyết định số 577/TTg ngày 24/7/1997 với quy hoạch diện tích là 141,72 ha, trong đó giai đoạn I là 47 ha và tổng đầu tư 272 tỷ VND, KCN này nằm trên tuyến đường Quảng Ngãi đi Dung Quất, các KKT Dung Quất và sân bay Chu lai khoảng 20 km về phía Nam.

Đến nay, KCN này đã thu hút được 42 dự án đăng ký hoạt động với diện tích là 66,252 ha, tổng mức vốn đầu tư đăng ký là 2.086,141 tỷ đồng, tổng mức vốn thực hiện ước đạt 921,234 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 31,488%. Sau 17 thành lập, KCN Tịnh Phong đã đạt được những thành công nhất định như đã kêu gọi, thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, qua bảng tổng hợp các dự án có thể nhận thấy rằng tại KCN này chủ yếu là vốn đầu tư trong nước. Năm 2012, đã thu hút được vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ 03 dự án, trong đó có 02 dự án của công ty giầy Ricker Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư là 584,000 tỷ đồng và 01 dự án của công ty TNHH điện tử Foster với mức vốn đăng ký đầu tư 312,300 tỷ đồng.

2.3.3 Thực trạng về KCN Quảng Phú Quy hoạch và cơ sở hạ tầng Quy hoạch và cơ sở hạ tầng

Khu công nghiệp Quảng Phú nằm trên địa bàn phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi có giới cận sau:

Phía đông giáp đường Nguyễn Chí Thanh và khu dân cư; phía nam giáp sân bây Quảng Ngãi (sân bay cũ); phía tây giáp khu dân cư; phía bắc giáp sông Trà Khúc

Khu công nghiệp Quảng Phú được Thủ tướng Chính phủ Quyết định và phê duyệt dự án tại Quyết định số 402/TTg ngày 17/4/1999, Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 885/QĐ-BXD ngày 24/5/2001, quy mô diện tích 99,42 ha, Bộ Xây dựng ủy quyền cho UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết mở rộng tại Quyết định số 130/QĐ-UBND ngày 20/1./2006, quy mô diện tích 47,34 ha nâng tổng diện tích KCn Quảng Phú lên 146,76 ha.

47

Đến nay, diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch là 92,147 ha, đất công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch là 73,239 ha, đất công nghiệp đã cho thuê là 66,272 ha tỷ lệ lấp đầy 90,49%. Các ngành nghề đầu tư vào KCN này gồm: công nghiệp chế biến thủy hải sản, công nghiệp chế biến lâm sản, giấy, công nghiệp bia rượu, nước giải khát, bánh kẹo, sữa,…và các ngành nghề khác.

Kết quả thu hút vốn đầu tƣ vào KCN Quảng Phú thời gian qua

Các ngành nghề sản xuất chủ yếu của KCN Quảng Phú là chế biến thủy sản, lâm sản, sản xuất giấy, sản xuất bia, bánh kẹo, đường, sữa, nước khoáng…. Tính đến nay có 44 dự án đã và đang đầu tư vào KCN này với tổng vốn đầu tư là 3.676,739 tỷ đồng. Vậy bình quân mức vốn đầu tư là khoảng 83,56225 tỷ đồng/dự án. Tuy nhiên trong năm 2013-2014, tình hình kinh tế cả nước gặp khó khăn nên có 04 dự án đã tạm ngừng hoạt động. Trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN này có tổng công ty đường Quảng Ngãi được thành lập từ năm 1998 với các Nhà máy đường Quảng Phú, Nhà máy bia, Nhà máy Nha, Nhà máy nước khoáng Thạch Bích, Nhà máy cồn, Nhà máy sữa Vinasoy, Nhà máy Bánh kẹo Biscafun với tổng vốn đầu tư của tổng công ty là 1.353,387 tỷ đồng. Trong KCN này có Nhà máy Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi có mức vốn đầu tư cao nhất đó là 1.580,000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tại KCN Quảng Phú chủ yếu vẫn là vốn đầu tư được thu hút trong nước, chỉ có công ty TNHH HTV Gallant Dachan Seafood được thành lập vào ngày 4 tháng 12 năm 2010 với mức vốn đầu tư là 103,665 tỷ đồng là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ 0,028% là có vốn nước ngoài, điều này cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài được thu hút vào KCN này quá thấp. Tỷ lệ diện tích lấp đầy tại KCN Quảng phú mới chỉ đạt được 56,79% (68,386/120,41). Đây là một tỷ lệ không cao vì KCN này đã được thành lập từ năm 1999 đến nay đã được 16 năm nhưng tỷ lệ diện tích sử dụng chỉ chiếm hơn ½ tổng diện tích quy hoạch. Qua đây, cho thấy vấn đề xúc tiến đầu còn có nhiều hạn chế, các doanh nghiệp đầu tư đa phần là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực ít vốn đầu tư. Tuy vậy nhưng các doanh nghiệp cũng phần

48

nào làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và đồng thời cũng thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua hệ thống thuế.

2.3.4 Thực trạng về KCN Phổ Phong Quy hoạch và cơ sở hạ tầng Quy hoạch và cơ sở hạ tầng

Khu công nghiệp Phổ Phong nằm trên địa bàn xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Khu công nghiệp Phổ Phong được thành lập theo Quyết định số 1026/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, với quy mô diện tích là 143,7 ha trong đó diện tích đất xí nghiệp công nghiệp là 76,06 ha (chiếm 52,93%)

Các ngành nghề đầu tư vào KCN này gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm,thủy hải sản, và các ngành công nghiệp nhẹ ít gây ô nhiễm môi trường.

Kết quả thu hút vốn đầu tƣ vào KCN Phổ Phong thời gian qua

KCN Phổ Phong đang trong giai đoạn hoàn thành và đang thực hiện các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư. Tính đến nay đã có Công ty Fashion Garments là Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu, có 100% vốn đầu tư nước ngoài đến khảo sát đầu tư tại KCN này.

2.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ Chính sách quảng bá hình ảnh của tỉnh Chính sách quảng bá hình ảnh của tỉnh

Tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua luôn coi trọng việc xây dựng hình ảnh và quảng bá hình ảnh của tỉnh nhà đến với các chủ đầu tư. Từ khi Quảng Ngãi dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Khu kinh tế Dung Quất được thành lập, đây chính là điểm thuận lợi để Quảng Ngãi giới thiệu hình ảnh của tỉnh nhà. Sự kiện này đã có nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin và quảng bá hình ảnh. Đây chính là cơ hội cho các khu công nghiệp trong tỉnh tham gia quảng bá hình ảnh của KCN đến với các nhà đầu tư. Đến năm 2013, tỉnh Quảng

49

Ngãi đã tổ chức thành công lễ khởi công động thổ Khu Công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ Việt Nam – Singapore. Qua sự kiện này đã giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước biết đến Quảng Ngãi. Và qua đây, tỉnh Quảng Ngãi cũng giới thiệu về các KCN và KKT của tỉnh nhà để thu hút đầu tư.

Bên cạnh lợi thế và tiềm năng, chiến lược xúc tiến quảng bá đa dạng của tỉnh thì còn có những chính sách ưu đãi thiết thực cho các nhà đầu tư. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cam kết sẽ luôn đồng hành cùng nhà đầu tư, tích cực hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư từng bước hoàn thành ý tưởng, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Đồng thời giải quyết kịp thời các yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất và địa điểm đáng tin cậy cho nhà đầu tư.

Hoạt động xúc tiến đầu tƣ

Quảng Ngãi đã có bức phá trong hoạt động xúc tiến đầu tư, điều này thấy rõ ở chỉ số CPI của tỉnh Quảng Ngãi năm 2013 là 7/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Qua chỉ số này cho thấy tỉnh nhà đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chủ yếu lượng dự án và vốn đầu tư là đầu tư vào KKT Dung Quất và Khu công nghiệp VSIP còn các KCN của tỉnh (KCN Tịnh Phong, KCN Quảng Phú, KCN Phổ Phong) thì ít được chú ý đến.

Trong năm 2014, Trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức thành công Hội nghị phân tích, đánh giá kết quả thực hiện chỉ số CPI năm 2013, giải pháp cải thiện năm 2014 và các năm tiếp theo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)