Kiến doanh nghiệp đánh giá môi trƣờng đầu tƣ hiện nay tại các KCN

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 63)

tỉnh Quảng Ngãi

Năm 2013, tỉnh Quảng Ngãi đã xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Có thể nói đây là một kết quả rất tốt với sự nỗ lực hết mình của Lãnh đạo tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư tỉnh nhà nhằm hấp dẫn hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2013 đã có một dấu mốc về đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. Đồng thời cũng đưa hình ảnh của tỉnh, có những liên kết và học hỏi kinh nghiệm trong công tác thu hút đầu tư của các tỉnh khác. Bên cạnh đó UBND tỉnh cũng có định hướng giải quyết nhanh chóng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục tránh trường hợp gây phiền hà cho các nhà đầu tư. Đây chính là điều đáng mừng.

Trong thời gian thực hiện đề tài này, tác giả thực hiện cuộc khảo sát về đánh giá về môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi và cụ thể hơn là tại KCN mà doanh nghiệp đang hoạt động. (phiếu khảo sát đính kèm ở phần phụ lục). Tác giả đã gửi 61 phiếu khảo sát và nhận lại được 43 phiếu khảo sát (chiếm 70,49%)

Kết quả ý kiến đánh giá về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh cụ thể:

Tác giả tổng hợp, phân tích trên cơ sở các câu trả lời của các doanh nghiệp trong phiếu điều tra khảo sát.

- Khi xin cấp các loại giấy tờ: tác giả đã khảo sát 43 doanh nghiệp thì có 32/43 chiếm 74,41% doanh nghiệp không gặp khó khăn khi nhận được các loại giấy tờ cần thiết từ lúc bắt đầu kinh doanh; có 7/43 chiếm 16,28% doanh nghiệp có gặp ít khó khăn trong việc xin cấp các loại giấy tờ; có 3/43 chiếm 6,97% doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin cấp giấy tờ. (xem biểu đồ 2.4 trang 53).

54

- Quá trình tiếp cận đất đai: chỉ số thành phần này được tính toán dựa trên khía cạnh về việc tiếp cận đất đai có dễ dàng hay không . Qua khảo sát thực tế, tác giả đã nhận được 100% doanh nghiệp dễ dàng khi tiếp cận đất đai.

- Tiếp cận thông tin, tài liệu, văn bản: chỉ tiêu này đánh giá khả năng doanh nghiệp có thể tiếp cận được những kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp lý cần cho hoạt động kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp được khảo sát đều tiếp cận tiếp cận thông tin, tài liệu, văn bản đều kịp thời chiếm 81,39%. Tuy nhiên vẫn còn 18,60% doanh nghiệp tiếp cận thông tin, tài liệu, văn bản còn hơi chậm. 18,6% doanh nghiệp này phải sử dụng các mối quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước để có được thông tin, tài liệu, văn bản (xem biểu đồ 2.5 trang 54)

Biểu đồ 2 4: Khó khăn trong việc xin cấp các loại giấy tờ

6.90% 16.28% 74.41% rất khó khăn ít khó khăn Không khó khăn

Nguồn: tác giả, năm 2014

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng nhận thấy được sự quan tâm giúp đỡ từ các cấp chính quyền địa phương.

Biểu đồ 2 5: Tiếp cận thông tin, tài liệu

81.39% 18.60%

Dễ dàng Không dễ dàng

55

Bảng 2 7: Bảng kết quả của câu hỏi

TT NỘI DUNG (1) (2) (3) (4) (5) 1 Thủ tục hành chính, pháp lý 2/43 (4,65%) 6/43 (13,95%) 5/43 (11,62%) 7/43 (16,27%) 23/43 (53,48%) 2 Các chính sách ưu đãi 5/43 (11,62%) 11/43 (25,58%) 8/43 (18,6%) 10/43 (23,25%) 9/43 (20,93%) 3 Chính sách về tài chính 8/43 (18,6%) 11/43 (25,58%) 3/43 (6,97%) 19/43 (44,18%) 3/43 (6,97%) 4 Cơ sở hạ tầng 4/43 (9,3%) 5/43 (11,62%) 20/43 (46,51%) 11/43 (25,58%) 3/43 (6,97%) 5 Chất lượng và tay nghề của lực lượng lao động 2/43 (4,65%) 2/43 (4,65%) 12/43 (27,9%) 9/43 (20,93%) 18/43 (41,86%) 6 Lực lượng lao động 11/43 (25,58%) 32/43 (74,41%) 7 Chất lượng về giao thông 3/43 (6,97%) 14/43 (32,55%) 21/43 (48,83%) 5/43 (11,62%) (1)Rất không hài lòng (2) Không hài lòng

(3)Tạm được (4) Hài lòng (5) Rất hài lòng Qua đây, tác giả nhận thấy các doanh nghiệp vẫn gặp những khó khăn khi tham gia hoạt động đầu tư vào tỉnh nhà. Các thủ tục hành chính vẫn chưa thực sự được thông thoáng, nhanh mà đôi khi nó cũng còn gặp một vài phiền hà cho các nhà đầu tư (có 18,6% doanh nghiệp không hài lòng và rất không hài lòng). Về các chính sách ưu đãi thì có 62,78% DN hài lòng và rất hài lòng, nhưng vẫn còn 36,9% DN không hài lòng và rất không hài lòng. Chính sách về tài chính thì có 50% DN hài lòng và 50% DN không hài lòng. Đối với cơ sở hạ tầng thì tỷ lệ DN hài lòng và rất hài lòng chiếm 78,76%, trong đó chỉ có 3/43 (chiếm 6,97%) DN rất hài lòng, có 20,92% DN không hài lòng và rất không hài lòng. Yếu tố lao động thì được các DN đánh giá cao về lực lượng lao động có 43/43 (chiếm

56

100%) DN hài lòng và rất hài lòng. Tuy nhiên, chất lượng và tay nghề của lao động vẫn còn 9,3% DN không hài lòng và rất không hài lòng. Giao thông trong tỉnh Quảng Ngãi được đánh giá cao với tỷ lệ 93% hài lòng và rất hài lòng chỉ có 7% DN không hài lòng.

Trong 7 chỉ tiêu trên thì có một số chỉ tiêu mà tỉnh cần đặc biệt quan tâm như là các chính sách ưu đãi (36,9% không hài lòng), chính sách về tài chính (50% không hài lòng), cơ sở hạ tầng (20,9% không hài lòng). Điều này, chúng ta cần phải có nhiều hoạt động tốt hơn trong công tác cải thiện môi trường đầu tư để thỏa mãn và đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho các nhà đầu tư.

Qua khảo sát đánh giá thực tế tại các doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN và một số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã cho thấy một số vấn đề mà tỉnh cần quan tâm hơn, hoàn thiện hơn như cần quan tâm thăm hỏi, thăm dò ý kiến của doanh nghiệp về một số chính sách của tỉnh; hoặc cần phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật,…Bên cạnh đó, thông qua quá trình khảo sát một số doanh nghiệp cũng đưa ra ý kiến kiến nghị đối với chính quyền địa phương để cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh tốt hơn

Một là, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, quy trình thực hiện thủ tục hành chính cần được nhanh chóng, kịp thời, đơn giản.

Hai là, nâng cao chất lượng về cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường,…)

Ba là, các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường số buổi làm việc với doanh nghiệp để doanh nghiệp có cơ hội bày tỏ ý kiến, kiến nghị hoặc trình bày những khó khăn, vướng mắc của mình.

Trong quá trình khảo sát về môi trường đầu tư của tỉnh, tác giả cũng có khảo sát về môi trường đầu tư cho các KCN của tỉnh (KCN Tịnh Phong, KCN Quảng Phú).

Kết quả ý kiến đánh giá về môi trƣờng đầu tƣ tại các KCN của tỉnh cụ thể nhƣ sau:

57

Đa phần các doanh nghiệp đánh giá tương đối hài lòng về các chính sách ưu đãi đầu tư như ưu đãi về tiền thuê đất, thuế,….Qua đây, các doanh nghiệp cũng cho biết là họ rất quan tâm đến yếu tố này khi khảo sát đầu tư. Nhưng các KCN khác trong nước cũng thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng,…như tỉnh Quảng Ngãi. Do vậy, cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa trong khâu thủ tục hành chính để nhận các ưu đãi này. Các doanh nghiệp cho rằng đầu tư vào KKT Dung Quất có nhiều thuận lợi hơn các KCN của tỉnh do có giao thông đường biển dễ dàng hơn và Dung Quất gần với đường quốc lộ 1A, sân bay Chu Lai, sân bay Đà Nẵng. Còn các KCN của tỉnh thì không được thuận lợi về giao thông. Đây là vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp khi vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu,…

Các hoạt động kêu gọi đầu tư của tỉnh chủ yếu lại hướng về KKT Dung Quất và Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi mà vô tình bỏ qua các KCN của tỉnh. Trong đó KCN Quảng Phú nằm cách xa đường Quốc lộ 1A nên có việc thu hút đầu tư gặp khó khăn hơn so với KCN Tịnh Phong vừa gần Khu công nghiệp – Đô thị - Dịch vụ VSIP vừa gần KKT Dung Quất. Riêng KCN Phổ Phong mới được thành lập và đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng nên Ban quản lý KCN, tỉnh cần có chính sách đặc biệt để kiêu gọi đầu tư vào KCN này. Đa phần (chiếm 80.93%) các DN gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn mà địa phương thì chưa có chính sách hỗ trợ. Và đồng thời, các DN cũng có nhiều vướng mắc muốn gặp gỡ cơ quan quản lý trao đổi trực tiếp nhưng hiếm khi Lãnh đạo địa phương tổ chức gặp gỡ trao đổi với DN.

Các doanh nghiệp đánh giá cao về lực lượng lao động của địa phương có 43/43 (chiếm tỷ lệ 100%) DN hài lòng và rất hài lòng. Họ còn cho rằng người lao động cần cù, chịu khó học hỏi và khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật nhanh, số lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công rẻ, dễ tuyển dụng lao động. Nhưng các doanh nghiệp phải tốn thời gian và chi phí để đào tạo lại lao động.

58

Qua đây, các doanh nghiệp cũng muốn bày tỏ một số ý kiến của mình để góp phần cải thiện môi trường đầu tư tại các KCN của tỉnh Quảng Ngãi:

Một là, cải cách thủ tục hành chính, giải quyết một cách nhanh, đơn giản. thực hiện một cách nghiêm túc cơ chế “một cửa”

Hai là, cần phát triển và thực hiện các yếu tố hỗ trợ đầu tư như lực lượng lao động, tín dụng,…

Ba là, cần đưa ra chính sách ưu đãi mới, hấp dẫn hơn vì các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai thì các tỉnh, thành phố đều đã áp dụng.

Bốn là, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư.

2.5.1 Những thành công trong công tác thu hút vốn đầu tƣ để phát triển công nghiệp

Trong suốt hơn 17 năm hoạt động của các KCN đã thu hút được một số lượng lớn dự án đầu tư trong đó có dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài (như dự án xây dựng nhà máy sản xuất giày da Ricker, nhà máy điện tử Foster,…). Qua đây, cho thấy tỉnh Quảng Ngãi cũng có những thành công đáng kể trong việc thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp. Những thành công cụ thể như sau:

Một là, Tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều thay đổi trong chính sách nhằm tạo môi trường kinh doanh ngày càng lành mạnh, hấp dẫn hơn.

Hai là, Quảng Ngãi có một nguồn lao động dồi dào và đã qua đào tạo tay nghề, nghiệp vụ. Tỉnh nhà cũng đã nhiều chính sách cho hoạt động đào tạo lao động (đào tạo lao động nông thôn,…). Người lao động có nhiều cơ hội để tự nâng cao tay nghề thông qua các trường Đại học, Cao đẳng, dạy nghề trong toàn tỉnh.

Ba là, cơ sở hạ tầng của tỉnh cũng như tại các KCN được đồng bộ và hoàn chỉnh.

59

Bốn là, tỉnh Quảng Ngãi đã phân chia thành các KCN, cụm công nghiệp phù hợp cho các ngành sản xuất công nghiệp được tập trung để Ban quản lý dễ dàng trong công tác quản lý, công tác xử lý ô nhiễm môi trường,…

Năm là, khả năng huy động vốn của các chủ đầu tư được dễ dàng và nhanh chóng hơn vì trên địa bàn tỉnh có nhiều ngân hàng thương mại đang hoạt động kinh doanh. Điều này, giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tốt hơn, nhanh hơn.

2.5.2 Những vấn đề còn tồn tại trong công tác cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để thu hút nguồn vốn đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp

Về vấn đề chính trị - pháp lý còn gặp nhiều khó khăn mặc dù tỉnh đã thực hiện chính sách “một cửa” nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc. Lãnh đạo các cơ quan ban ngành chưa tiếp xúc nhiều với các doanh nghiệp nên chưa nhận được những ý kiến, nguyện vọng, tâm tư của các doanh nghiệp. Đều này ảnh hưởng đến việc giải quyết những vướng mắc, khó khăn chưa kịp thời. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp vẫn còn tình trạng “đi cửa sau” để nhận thông tin nhanh, kịp thời.

Về vấn đề kinh tế - tài chính, doanh nghiệp vẫn tự tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động đầu tư là chính, gần như các cơ quan ban ngành chưa hỗ trợ nhiều trong công tác tìm nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, chưa tạo được mối quan hệ giữa các đơn vị tín dụng với doanh nghiệp.

Về vấn đề văn hóa – xã hội, lực lượng lao động của tỉnh rất dồi dào và có trình độ chuyên môn nhưng chính sách ưu đãi, đãi ngộ cho những người lao động này (trừ ngành Y – Dược) chưa đủ hấp dẫn để thu hút lực lượng lao động này để phục vụ cho tỉnh nhà. Trên địa bàn của tỉnh có 03 trường đại học và nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề nhưng quá trình đào tạo vẫn chưa phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp.

60

Về vấn đề kỹ thuật, chất lượng cơ sở hạ tầng còn yếu, chưa đồng bộ, chưa hiện đại. Các cơ quan ban ngành vẫn chưa kiểm soát được việc nhập máy móc thiết bị kỹ thuật của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế, chưa quảng bá nhiều về hình ảnh, điều kiện đầu tư của tỉnh đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tỉnh đã có tổ chức những đoàn tham gia công tác xúc tiến đầu tư nhưng còn hạn chế đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã thể hiện được môi trường đầu tư của tỉnh nhà thông qua chỉ số PCI. Hoạt động thu hút đầu tư là một hoạt động có vai trò quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương. Và Quảng Ngãi đã thực hiện điều này qua việc xây dựng được hệ thống chính sách thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp khá đồng bộ. Nhờ có những chính sách này mà tỉnh Quảng Ngãi đã có những thành tựu nhất định. GDP tăng điều qua các năm, các khu vực kinh tế tăng trưởng đều. Có thể nói, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian qua đã làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Chương này, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về thực trạng thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014. Từ những phân tích đánh giá, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra được những thành công và những hạn chế trong công tác thu hút vốn đầu tư. Trên cơ sở đánh giá, luận văn cũng đã thu thập được một số ý kiến của doanh nghiệp để làm căn cứ cho các giải pháp, đề xuất kiến nghị ở chương tiếp theo.

61

CHƢƠNG 3: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ, GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1 Mục tiêu và định hƣớng phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 đến năm 2020

3.1.1 Mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 theo Nghị quyết số 15/NQQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh được xây dựng tại thời điểm tình hình kinh tế, chính trị thế giới đang trong giai đoạn ổn định, phát triển, kinh tế trong nước đang có nhiều chuyển biến tích cực, hội nhập kinh tế ngày càng hiệu quả và sâu rộng vào khu vực kinh tế thế giới. Đây chính là giai đoạn phát triển có nhiều khởi sắc nhất, đặc biệt là sự kiện nhà máy lọc dầu Dung Quất hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2009 và đã làm tăng vọt về giá trị sản xuất công nghiệp và tăng thu ngân sách cho tỉnh nhà, lễ khởi công, động thổ Khu công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị VSIP Quảng Ngãi đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh với nhịp độ cao, hiệu quả và bền vững, không ngừng

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)