Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 theo Nghị quyết số 15/NQQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh được xây dựng tại thời điểm tình hình kinh tế, chính trị thế giới đang trong giai đoạn ổn định, phát triển, kinh tế trong nước đang có nhiều chuyển biến tích cực, hội nhập kinh tế ngày càng hiệu quả và sâu rộng vào khu vực kinh tế thế giới. Đây chính là giai đoạn phát triển có nhiều khởi sắc nhất, đặc biệt là sự kiện nhà máy lọc dầu Dung Quất hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2009 và đã làm tăng vọt về giá trị sản xuất công nghiệp và tăng thu ngân sách cho tỉnh nhà, lễ khởi công, động thổ Khu công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị VSIP Quảng Ngãi đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh với nhịp độ cao, hiệu quả và bền vững, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, thực sự là nhiệm vụ đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015, tạo nền tảng vững chắc để phấn đấu đến năm 2020 Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Các chỉ tiêu chủ yếu:
Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng công nghiệp trong GDP đạt 61-62%, trong đó tỷ trọng công nghiệp đạt khoảng 52%. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP đạt 67,3%; trong đó tỷ trọng công nghiệp đạt 60%
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn bình quân giai đoạn 2011-2015 là 17-18%/năm. Giai đoạn 2016-2020 đạt 10%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp
62
đến năm 2015 là 40.000 tỷ đồng (năm 2011 đạt 17.225 tỷ đồng; năm 2012 đạt 20.000 tỷ đồng; năm 2013 đạt 25.000 tỷ đồng; năm 2014 đạt 32.000 tỷ đồng và năm 2015 đạt 40.000 tỷ đồng) và đến năm 2020 là 64.000 tỷ đồng
Bảng 3 1: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 Ngành
kinh tế
GDP
(tỷ đồng, theo giá năm 1994)
Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành)
2015 2020 2015 2020
Tổng GDP 67.138 111.359 100% 100%
N-L-N nghiệp 10.535 8.319 25-26% 7,5%
CN-XD 38.131 66.980 61-62% 67,3%
TM-DV 18.472 35.060 12-13% 32,4%
Nguồn: Nghị quyết số 15/NQQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh
Dự kiến cơ cấu kinh tế năm 2015
Biểu đồ 3 1: Cơ cấu kinh tế năm 2015
Nguồn: tác giả tổng hợp, năm 2014
Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2015 chuyển sang hướng công nghiệp (chiếm 61,7%), ngành dịch vụ (chiếm 23,6%) và giảm ngành nông lâm ngư nghiệp
63
(14,7%). Vậy là tỉnh đã có bước chuyển biến về cơ cấu kinh tế sang hướng công nghiệp.
Phát triển công nghiệp theo ngành:
Với tiềm năng về tài nguyên đất đai, lao động và đặc biệt là cảng biển nước sâu để phát triển các ngành công nghiệp nặng có ý nghĩa chiến lược, có giá trị gia tăng cao, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ với các ngành sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu tại chỗ.
1. Công nghiệp lọc hóa dầu, hóa chất: phát triển nhanh ngành công
nghiệp lọc hóa dầu và các sản phẩm từ dầu khí hóa lỏng. Ổn định và phát triển mới các doanh nghiệp phân bón, đầu tư xây dựng mới nhà máy khí ga công nghiệp, sản xuất nhựa Polystylen,…Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đến năm 2015 đạt 24.213 tỷ đồng và năm 2020 đạt 34.005 tỷ đồng. Tỷ trọng của ngành trong toàn ngành công nghiệp đạt tương ứng là 60,5% và 53,1%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 -2020 đạt 7,0%/năm.
2. Công nghiệp gia công kim loại, đóng tàu biển, điện tử, công nghệ thông tin: phát triển sản xuất các trang thiết bị cơ khí, điện, điện tử cao cấp, gia
công các thiết bị phi tiêu chuẩn cho nhu cầu phát triển công nghiệp và KKT Dung Quất. Tiếp tục phát triển công nghiệp tàu thủy, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, triển khai các dự án chế tạo cơ khí, công nghiệp luyện cán thép.
3. Công nghiệp khai khoáng, chế biến khoảng sản: quản lý chặt chẽ, sử
dụng hợp lý, triệt để tiết kiệm khoáng sản, ưu tiên các doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 -2020 là 5%/năm.
4. Công nghiệp vật liệu xây dựng: phát triển đa dạng chủng loại, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu. Phát triển các loại vật liệu xây dựng như khai thác đá khối, đá ốp lát, gạch tuy nen, xi măng,..đồng thời khuyến khích phát triển một số vật liệu mới, tăng cường đầu tư công nghệ để sản xuất một số sản
64
phẩn cao cấp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Mục tiêu tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 là 15,0%/năm.
5. Công nghệ dệt – may, da giày: đẩy mạnh thu hút phát triển theo
hướng xuất khẩu là chủ yếu nhằm giải quyết nhiều việc làm cho lao động khuyến khích phát triển mở rộng quy mô, công suất của các cơ sở dệt, may hiện có.
6. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản: phát triển mạnh các cơ sở
chế biến nông, lâm, thủy sản trên cơ sở tiềm năng về đất đai, lao động, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, khuyến khích chế biến sâu, hạn chế chế biến thô nhằm tăng giá trị sản phẩm, tập trung các ngành chế biến thủy sản, lúa mì, bột giấy, cao su, gỗ,…Giai đoạn 2016 -2020 đầu tư xây dựng mới 2 nhà máy chế biến thủy sản hiện đại, công suất mỗi máy 3.00 tấn/năm.
7. Công nghệ thực phẩm và đồ uống: phát triển theo hướng áp dụng
công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục mở rộng sản xuất, thị trường cho các sản phẩm đã có thương hiệu như đường RS, bia, sữa đậu nành, bánh kẹo, nước khoáng,…
Phát triển công nghiệp theo vùng
1. Phát triển công nghiệp ở KKT Dung Quất: tiếp tục phát triển các
ngành công nghiệp ở KKT Dung Quất, trọng tâm là thu hút đầu tư trên các lĩnh vực lọc hóa dầu, cơ khí chế tạo, hóa chất, đóng tàu và một số ngành công nghiệp chủ lực khác theo quy hoạch gắn với phát huy lợi thế cảng biển nước sâu, góp phần đưa KKT Dunng Quất thành Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Phấn đấu năm 2015, thu hút đầu tư khoảng 13 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện khoảng 8 tỷ USD.
2. Phát triển các khu công nghiệp: tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu
65
nhanh đầu tư hoàn thiện hạ tầng KCN Phổ Phong; nghiên cứu quy hoạch mở rộng và đầu tư các cụm công nghiệp có điều kiện để thành lập KCN mới nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, di dời một số cơ sở công nghiệp trong thành phố Quảng Ngãi. Khuyến khích đầu tư các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến lâm, nông, thủy sản, dệt may, giày da,….
3. Phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề và công nghiệp nông thôn: đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề chú
trọng các cụm công nghiệp, làng nghề đã có nhiều dự án đi vào sản xuất, mở rộng các cụm công nghiệp khi có nhu cầu đầu tư, phát triển và đạt các tiêu chuẩn cần thiết. Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư.
3.1.2 Định hƣớng phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi
Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát huy tối đa lợi thế và tiềm năng sẵn có, tạo bước đột phá về phát triển công nghiệp. Đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư, phát huy sự lan tỏa thông tin qua các nhà đầu tư truyền thống như Hàn Quốc, Singapore để thu hút đầu tư, tạo ra những nhà máy FDI, đồng thời xúc tiến đón đầu các dự án công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản đang có xu hướng di chuyển từ Nhật và Trung Quốc sang các quốc gia khác; tập trung vào các ngành có lợi thế của tỉnh, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng tận dụng ưu thế của cảng biển nước sâu và hạ tầng KKT Dung Quất, quan tâm xây dựng hạ tầng các KCN, các KKT, các quỹ đất sạch,…để tăng tính cạnh tranh và kịp thời hấp thụ vốn đầu tư.
Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm từ 2- 3%/năm, trong đó tốc độ tăng sản phẩm công nghiệp ngoài dầu bình quân 13,4%/năm.
Tiếp tục đầu tư hoàn thành hạ tầng KKT Dung Quất. Phấn đấu đến năm 2020, thu hút đầu tư đạt 16 tỷ USD; thu ngân sách đạt trên 25.000 tỷ đồng; hàng hóa qua cảng đạt 34 triệu tấn; giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động. Chú trọng đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN Phổ Phong, tạo điều kiện phát triển công nghiệp phía Nam của tỉnh.
66
Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để giao cho nhà đầu tư
Tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 của Chính phủ:
- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp ở nông thôn, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, các nghề truyền thống để khai thác tài nguyên, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động tại chỗ.
- Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện theo hướng hiện đại.
Phát triển công nghiệp tại các KCN của tỉnh và phấn đầu trong giai đoạn 2016 -2020 đạt khoảng 1.600 tỷ đồng; đến năm 2020, tỷ lệ lấp đầy tại KCN Phổ Phong đạt 100% diện tích (quy hoạch khoảng 300ha), tổng diện tích sử dụng các cụm công nghiệp, làng nghề đạt khoảng 560 ha.
Hỗ trợ các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI. Xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ thông thoán để thúc đẩy phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực tài nguyên, đất đai, thuế, hải quan, xây dựng, đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư,…tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phân “một cửa liên thông hiện đại”. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, thuận tiện cho hoạt của doanh nghiệp và nhà đầu tư góp phần cải thiện chỉ số PCI cấp tỉnh, khuyến khích khởi sự để phát triển doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng công tác phân tích và dự báo để kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường, nhất là thị trường ngoài nước, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận các cơ hội đầu tư
67
kinh doanh. Kết nối doanh nghiệp với ngân hàng để khơi thông nguồn tín dụng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các lĩnh vực xuất khẩu, làng nghề. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân để trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
Tăng cường xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, khuyến khích đổi mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.
1. KCN Tịnh Phong:
Quy mô diện tích 600 ha trên cơ sở mở rộng KCN Tịnh Phong. Với sự kêu gọi đầu tư trong thời gian qua, dự án phát triển khu liên hợp Công nghiệp – Dịch vụ, hình thành khu Đô thị - Công nghiệp, phát triển mở rộng KCN Tịnh Phong gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KKT Dung Quất, quy mô diện tích khoảng 1.370 ha
2. KCN Quảng Phú
Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Xây dựng khu dân cư và dịch vụ khu công nghiệp.
3. KCN Phổ Phong
Đầu tư hạ tầng thiết yếu cho KCN, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào, hệ thống hạ tầng dùng chung, cấp điện, cấp nước,…vận động đầu tư bằng nhiều hình thức linh hoạt, phấn đấu lấp đầy 30-50% diện tích vào năm 2020. Định hướng phát triển KCN Phổ Phong thành khu tổ hợp công nghiệp - thương mại - dịch vụ - nhà ở với quy mô khoảng 600 ha.
3.2 Nhu cầu vốn để đáp ứng cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 đến năm 2020
Dựa vào mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi, kế hoạch tổng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp trong giai đoạn
68
2016-2020 khoảng 115.532 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước khoảng 12.715 tỷ đồng. (xem bảng 3.2; 3.3 trang 72,73)
3.3 Những khuyến nghị, gợi ý chính sách nhằm thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi
3.3.1 Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển các KCN
3.3.1.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính
Hiện nay có nhiều hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành và nó có thể áp dụng cho mọi đối tượng trong hoạt động doanh nghiệp cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp. Việc áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng này sẽ loại bỏ những rườm rà, rút ngắn được thời gian và giảm chi phí, nâng cao ý thức làm việc cho cán bộ công chức viên chức, đồng thời giúp cho mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với người dân được cải thiện hơn. Nhờ vào những hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng mang lại, tác giả cũng có khuyến nghị với UBND, các cấp ban ngành và Ban quản lý các Khu công nghiệp của tỉnh quan tâm nghiên cứu và áp dụng cho đơn vị mình.
Từ trước đến nay, tâm lý của các cán bộ công chức viên chức là thường có tâm lý muốn nhận được sự cung cấp dịch vụ từ những người này thì phải phụ thuộc vào họ, chính vì điều này đã tạo ra những phiền hà, rắc rối. Do vậy, cần phải thay đổi ngay trong tư duy, tâm lý của cán bộ làm việc tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, phải thực hiện được “vừa lòng khách đến” hay “khách hàng là thượng đế”. Vậy để thực hiện được điều này thì các cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải đưa ra các chính sách và nghiêm túc thực hiện, đồng thời phải có các biện pháp xử lý vi phạm nếu có.
Hiện nay, tại tỉnh Quảng Ngãi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đã thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” nhưng đôi khi cơ chế này vẫn còn gặp
69
vướng mắc. Chính vì vậy cần đơn giản hóa và tập trung các loại thủ tục hành chính về một đầu mối, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tất cả các thủ tục như giấy đăng ký kinh doanh, thủ tục liên quan đến giao, cho thuê đất, thủ tục về xây dựng, thủ tục về quản lý môi trường, đăng ký thuế, đăng ký mã số hải quan….đều tập trung về một cơ quan và cơ quan này sẽ có trách nhiệm chuyển thủ tục về cơ quan chuyên môn giải quyết, sau khi giải quyết xong chuyển lại cơ quan ban đầu để cấp, trao cho nhà đầu tư. Để làm được điều này thì cần phải đào tạo cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn trong nhiều