Kinh nghiệm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để thu hút đầu tƣ của một số

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 28)

địa phƣơng

Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,...là các quốc gia có những thành tựu lớn về thu hút đầu tư. Tuy nhiên, đối với tỉnh Quảng Ngãi là tỉnh mới bước đầu chuyển sang công nghiệp nên kinh nghiệm của các tỉnh bạn (như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh,....) cũng đã hấp dẫn và có thể làm bài học kinh nghiệm cho mình.

1.3.1 Tỉnh Bình Dƣơng

Tuy Bình Dương có rất ít lợi thế tự nhiên so với các tỉnh khác trong cả nước vì nó không có biển, cửa khẩu, sân bay,...Để phát triển, chính quyền tỉnh Bình Dương đã định vị rất rõ cho các nhà đầu tư.

Về chính trị - pháp luật: Tỉnh đã vận dụng tốt các chính sách, quyết định của Trung ương áp dụng thông thoáng trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức và chính quyền địa phương các cấp. Lãnh đạo địa phương đã thực sự quan tâm giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp. Với chính sách “trải thảm” mời gọi đầu tư từ thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế về đầu tư làm ăn và kinh doanh từ công nghiệp đến dịch vụ - thương mại,…trên cơ sở quỹ đất sạch và hạ tầng chuẩn bị sẵn. Tỉnh luôn xem chỉ tiêu PCI là thước đo, nổ lực phấn đấu để thu hút đầu tư.

19

Về kinh tế - tài chính: tình hình kinh tế của tỉnh có cơ cấu kinh tế (năm 2012): công nghiệp đạt 62%, dịch vụ đạt 34,2%, nông nghiệp đạt 3,8%. Kinh tế của tỉnh chủ yếu là phát triển công nghiệp. Có nhiều ngân hàng hoạt động kinh doanh ở tỉnh nên việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm vốn đầu tư được dễ dàng hơn.

Về văn hóa – xã hội: Tình hình xã hội ở Bình Dương tương đối ổn định vì đa phần người lao động tại các khu công nghiệp đều là những người dân đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước về đây tìm kiếm việc làm. Nhưng lực lượng lao động được có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề vì ở tỉnh Bình Dương có 06 trường Đại học và 31 trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đã đóng góp đáng kể nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển tỉnh Bình Dương.

Về kỹ thuật công nghệ: tỉnh có chính sách đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ như đường trên cao Đại lộ Bình Dương 1 vào tuyến trên cao Tân Sơn Nhất – Bình Lợi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,… Ngoài ra, tỉnh còn cho phép kinh tế tư nhân tham gia đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo tiền đề mạnh mẽ cho hút hút vốn đầu tư. Bình Dương đã triển khai tốt các chủ trương của Đảng, nhà nước trong việc thu hút đầu tư.

1.3.2 Tỉnh Đồng Nai

Tỉnh đã phân bổ đều các khu công nghiệp từ thành phố Biên Hòa đến các thị xã, các huyện và đã ưu tiên cho các huyện mới thành lập. Để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các công ty kinh doanh hạ tầng công nghiệp ở Đồng Nai đã có nhiều hình thức đầu tư như 100% vốn cuả doanh nghiệp nhà nước (Khu Biên Hòa 2, Nhơn Trạch 1, 2, Tam Phước, Gò Dầu), vốn liên doanh (Amata, Loteco), vốn đầu tư trong nước ( Song Mây). Nên cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp được đồng bộ. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có những chính sách như:

- Tỉnh luôn quan tâm hàng đầu đến việc cải cách thủ tục hành chính, trong đó cải thiện môi trường đầu tư theo hướng một cửa nhất là ở cấp huyện, theo hướng công khai minh bạch để giải quyết thủ tục một cách nhanh nhất. Đồng

20

thời, tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức các buổi gặp gỡ để lắng nghe ý kiến, những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn đồng hành cùng doanh nghiệp.

- Tỉnh Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh trung tâm kinh tế lớn của nước không xa, chính vì đều này đã tạo nền tảng cho kinh tế - tài chính của tỉnh phát triển mạnh. Các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn tài chính từ các công ty tài chính hay hệ thống ngân hàng tại địa phương hoặc tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Lực lượng lao động có tay nghề và đã được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng hoặc các trung tâm dạy nghề rất dồi dào. Đây chính là lực lượng lao động phục vụ tại các KCN của tỉnh.

- Tỉnh không để nhà đầu tư mất nhiều thời gian trong việc chờ đợi mặt bằng sạch để đầu tư dự án.

- Định hướng và thu hút vốn đầu tư gắn liền với quy hoạch phát triển các vùng, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tránh tình trạng cho đầu tư tràn lan. Các cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hiện đại .

- Mở rộng tự do đầu tư và tăng cường xúc tiến hoạt động đầu tư. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư tại các nước đạt hiệu quả cao như xúc tiến đầu tư tại Osaka (Nhật Bản) vào năm 2013 và đã thu hút được gần 140 doanh nghiệp Nhật Bản tham dự.

1.3.3 Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn của đất nước, là nơi có hoạt động kinh tế phát triển rất mạnh và nhanh chóng. Bên cạnh đó, đây chính là nơi thu hút một lượng lớn vốn đầu tư từ các quốc gia khác cũng như từ các địa phương khác trong nước. Chính vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh đã có được những kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư như sau:

- Xây dựng và phát triển các tổ chức chính trị - xã hội phải tiến hành đồng bộ với xây dựng hệ thống hệ thống quản lý Nhà nước tại các KCN. Qua đó, các

21

tổ chức đoàn thể mà nhất là tổ chức công đoàn phối hợp chặt chẽ với chủ doanh nghiệp chính quyền địa phương chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đồng thời phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể, giáo dục, ý thúc tổ chức, kỷ luật và các trách nhiệm trong sản xuất cho người lao động.

- Hàng năm, tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh luôn tăng cao, thành phố đã lấy công nghiệp làm trọng điểm của sự phát triển trong nền kinh tế.

- Tăng cường xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp và các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong việc cung ứng lao động có tay nghề và hướng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và theo định hướng phát triển của công nghiệp hiện đại của đất nước.

- Cơ sở hạ tầng được cải thiện và xây dựng để kết nối giữa các KCN, KCX với nhau, kết nối với trung tâm thành phố, cảng biển, sân bay,…và kết nối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ hiện đại.

- Thành phố luôn tạo sẵn quỹ đất cho thu hút đầu tư và theo đó, tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương và các công ty phát triển hạ tầng KCN, KCX đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thực hiện tốt công tác tái định cư, chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất để giới thiệu cho các nhà đầu tư tiềm năng, rà soát, thu hồi quỹ đất đối với những dự án không triển khai theo đúng tiến độ đăng ký để triển khai các dự án khác.

Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh còn đổi mới cách thức xúc tiến đầu tư chuyển sang kêu gọi đầu tư từ hình thức “nhà đầu tư có nhu cầu thì họ từ tìm đến” sang hình thức “lựa chọn và mời gọi nhà đầu tư theo định hướng”. Lựa chọn nhà đầu tư, các KCN, KCX của thành phố tập trung vận động thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn thuộc các ngành công nghiệp chứa hàm lượng tri thức và công nghệ cao, ít tiêu hao năng lượng, tài nguyên.

22

1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi

Qua những kinh nghiệm thu hút đầu tư từ các tỉnh bạn, Quảng Ngãi cũng có được bài học kinh nghiệm trong công tác thu hút vốn đầu tư, hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư.

Thứ nhất là, các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư cho khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi không được tách rời khỏi chính sách phát triển công nghiệp chung của đất nước, của khu vực.

Thứ hai là, cần cải cách thủ tục hành chính triệt để nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư vào các KCN (như tỉnh Bình Dương).

Thứ ba là, cần khuyến khích thu hút đầu tư cả kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài (như tỉnh Bình Dương, Đồng Nai).

Thứ bốn là, quan tâm thu hút vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường dạy nghề, đào tạo lao động cho KCN (như tỉnh Bình Dương).

Thứ năm là, có chính sách đầu tư hạ tầng giao thông, đường bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư (như tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giao thông nối liền với sân bay Chu Lai, Đà Nẵng, cảng biển và các tỉnh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương đầu tiên, tác giả đã đưa ra những vấn đề cơ bản mang tính lý luận về môi trường đầu tư và tác động của nó đối với việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư, khu công nghiệp, sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư công nghiệp. Đó là:

Thứ nhất là, tác giả đã trình bày các khái niệm môi trường đầu tư, tác động của nó tới tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, các yếu tố của môi trường đầu tư.

Thứ hai là, tác giả đã đề cập đến tầm quan trọng của môi trường đầu tư đối với việc thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp. Nội dung này, tác giả đã đi

23

sâu vào các khía cạnh về vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư, khu công nghiệp, sự cần thiết phải tăng cường đầu tư, tác động của môi trường đầu tư đối với việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp.

Thứ ba là, tác giả đã đưa ra những kinh nghiệm trong việc cải thiện môi trường đầu tư của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả cũng đưa ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi trong công tác thu hút vốn đầu tư.

24

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung có diện tích khoảng 5.137,2 km2 , dân số tính đến năm 2013 là 1,221 triệu người.

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, tựa vào dãy Trường Sơn, hướng ra biển Đông (với chiều dài bờ biển 144km), phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam (chiều dài đường địa giới 98km), phía Nam giáp với tỉnh Bình Định (với chiều dài đường địa giới 83km), phía Tây giáp với tỉnh Kon Tum (với chiều dài đường địa giới 79km). Quảng Ngãi là một tỉnh nằm ở Trung bộ của đất nước, có hai thành phố liền kề đó là Đà Nẵng (phía Bắc) và Quy Nhơn (phía Nam) trong trục kinh tế trọng điểm miền Trung (Liên Chiểu – Dung Quất), có Quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất chạy qua, Quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với Kontum và nối Hạ Lào qua Quốc lộ 18B là tuyến giao thông quan trong phục vụ cho việc giao lưu, phát triển kinh tế văn hóa, an ninh. Phía Bắc của tỉnh có sân bay Chu Lai.

Quảng Ngãi nằm ở Trung bộ, có nhiều đồi núi, biển. Quảng Ngãi là một tỉnh có cảng biển nước sâu thuận tiện cho các phương tiện tàu thủy lưu thông. Miền núi chiếm gần 2/3 diện tích của tỉnh.

Bên cạnh những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, Quảng Ngãi còn có nguồn tiềm năng dồi dào phục vụ phát triển kinh tế. Quảng Ngãi có hệ thống sông Trà Bồng, Trà Khúc, Vệ, Trà Câu. Tổng lượng dòng chảy của lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ ước đạt 7,431.106 m3. Nguồn nước này chủ yếu phục vục cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.

Bờ biển dài 144 km với 5 cửa biển đó là Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh. Vùng lãnh hải lớn với ngư trường khai thác có hiệu quả. Biển và vùng ven biển của tỉnh nhà thuận lợi cho phát triển kinh tế. Phía Bắc của tỉnh Quảng Ngãi (ở huyện Bình Sơn) có cảng biển Dung Quất, là cảng biển nước

25

sâu. Và kèm theo đó là khu công nghiệp, hóa dầu và các ngành khác trải dọc theo vùng đất ven biển.

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất thuộc hệ thống phân loại của FAO - UNESCO, trên diện tích 513.688,14 ha, Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. Chín nhóm đất chính là: cồn cát, đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất giây, đất xám, đất đỏ vàng, đất đen, đất nứt nẻ, đất xói mòn trơ trọi đá. Trong đó, nhóm đất xám có vị trí quan trọng (chiếm 74,65% diện tích đất tự nhiên) thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và nhóm đất phù sa thuộc hạ lưu các sông (chiếm 19,3% diện tích đất tự nhiên), thích hợp với trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu… Đất Quảng Ngãi có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với trồng mía và các cây công nghiệp ngắn ngày.

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2002, Quảng Ngãi có tổng diện tích 513.688,14 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 101.535,39 ha (chiếm 19,76% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh); đất lâm nghiệp 150.456,72 ha (chiếm 29,28%); đất chuyên dùng 21.720,45 ha (4,22%); đất ở đô thị 970,11 ha (0,18%); đất ở nông thôn 5.879,45 ha (1,14%) còn lại là đất chưa sử dụng có 233.126,10 ha (chiếm 45,38%).

Tiềm năng đất chưa sử dụng còn nhiều. Đây là địa bàn để phân bổ các cơ sở công nghiệp, phát triển sản xuất nông – lâm - nghiệp. Dự kiến trong 10 năm tới có thể khai thác thêm trong quỹ đất chưa sử dụng này khoảng 80 nghìn ha, trong đó trên đất bằng khoảng 6,5 nghìn ha, trên đất đồi núi khoảng 73 nghìn ha, trên vùng mặt nước khoảng 0,5 nghìn ha.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi có nhiều ưu đãi để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp.

2.2. Thực trạng về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1 Môi trƣờng chính trị - pháp lý 2.2.1 Môi trƣờng chính trị - pháp lý

Sự ổn định về chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện theo chủ trương

26

chính sách của Đảng và Nhà nước. Tỉnh có đội ngũ cán bộ quản lý luôn hòa thuận, giúp nhau hoàn thành công việc, không có tính cạnh tranh chức quyền. Tình hình chính trị của tỉnh luôn ổn định để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi tham gia hoạt động đầu tư vào tỉnh nhà. Sự ổn định về chính trị của tỉnh Quảng Ngãi được thấy rõ nhất là chưa từng xảy ra những xung đột chính trị cũng như chưa có xung đột giữa người lao động với chủ doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố tốt để tạo niềm tin vững vàng cho các nhà đầu tư an tâm khi quyết định đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi.

Môi trường pháp lý ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư vì đây là những quy định cho phép hay không cho phép, những ràng buộc mà nhà đầu tư phải thực hiện, tuân thủ, những ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng khi thực hiện dự án. Đồng thời pháp lý ổn định, thông thoáng tạo cho nhà đầu tư có một niềm tin, yên tâm hơn khi tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ngãi đã cố gắng tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch nhằm thu hút các nhà đầu tư vào các KCN của tỉnh và dần cải thiện môi trường này theo chiều hướng tích cực, tạo

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)