Chuẩn bị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 80)

Ở Quảng Ngãi có một thực trạng mà đã diễn ra từ rất nhiều năm qua đó là những sinh viên sau khi tốt nghiêp đại học, sau đại học thì thường là ở lại làm việc tại các tỉnh, thành phố lớn trong nước hoặc người lao động di chuyển từ Quảng Ngãi đến các tỉnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng để tìm cơ hội việc làm mà không về phục vụ cho tỉnh nhà. Từ thực trang trên, UBND đã có chính sách thu hút nhân tài nhưng vẫn còn một lượng lớn lao động có trình độ không quay về làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi. Vậy cần phải xây dựng các chiến lược về nguồn nhân lực như sau:

71

Một là, xây dựng chiến lược kế hoạch về số lượng, trình độ lao động, ngành nghề cho giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2025.

Hai là, phát triển hơn nữa các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đào tạo có chất lượng, uy tín hơn. Xây dựng chính sách đào tạo cho người dân địa phương để thu hút và giữ chân người học cũng như người học sau khi tốt nghiệp. Xây dựng trường dạy nghề phục vụ riêng cho khu công nghiệp như tỉnh Bình Dương hoặc các trường phải gắn kết với trung tâm giới thiệu việc làm để đào tạo lao động phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề của tỉnh.

Ba là, đào tạo nguồn nhân lực trách trường hợp “thừa thầy thiếu thợ”. Cần có sự phối hợp giữa Sở Lao động – Thương Binh – Xã hội và Sở Giáo dục và Đào tạo để có chương trình đào tạo tay nghề cho người lao động theo hướng hiện đại, hội nhập để các doanh nghiệp cần nguồn lao động là tỉnh có ngay nguồn tại chỗ và doanh nghiệp không tốn chi phí, thời gian đào tạo lại mà có thể sử dụng ngay nguồn lao động này.

Bốn là, tăng cường nhiều chính sách ưu đãi, thu hút để thu hút nguồn lao động có trình độ cao từ các tỉnh, thành phố khác về làm việc cho tỉnh Quảng Ngãi. Bên cạnh thu hút lao động từ các tỉnh bạn thì tỉnh cũng cần có chính sách đãi ngộ kêu gọi những sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học lớn trong cả nước về phục vụ cho tỉnh nhà.

Năm là, xây dựng một môi trường làm việc hấp dẫn. Có thể nói đây chính là một trong những yếu tố để thu hút, kêu gọi lao động làm việc tại Quảng Ngãi

Sáu là, dự báo môt cách cụ thể từng ngành nghề cần lao động trong thời gian tới để định hướng cho các trường đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhà đầu tư và các nhà đầu tư không tốn kém chi phí, thời gian tổ chức đào tạo lại.

3.3.1.4 Nâng cao chất lƣợng về kỹ thuật Cơ sở hạ tầng

Các nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp thì điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là mặt bằng đã được giải phóng chưa. Vì quá trình giải phóng mặt

72

bằng thường mất nhiều thời gian và dễ gặp những vướng mắt trở ngại từ nhiều yếu tố khác như người dân địa phương, giá bồi thường,…Chính vì điều này, UBND tỉnh cần quy hoạch cụ thể cho KCN và tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng để tạo ra một quỹ đất sạch sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư.

Chuẩn bị một cơ sở hạ tầng đồng bộ như đường xá nội bộ trong khu công nghiệp, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc,…tất cả được đồng bộ và phải thường xuyên nâng cấp hoặc sửa chữa.

Cần quan tâm và đầu tư hệ thống phòng cháy chữa cháy tại các KCN vì hiện nay công tác phòng cháy chữa cháy đang bị xem nhẹ nhưng nếu có rủi ro thì lại gây ra hậu quả rất lớn. Cơ quan quản lý cần phải thường xuyên kiểm tra, tập huấn cho các doanh nghiệp về công tác phòng cháy chữa cháy.

Từ trước đến nay, đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong các KCN đều do các đơn vị thuộc Ban quản lý KCN thực hiện (đấy chính là công ty Phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh) nên tiềm năng về vốn và các nhân tố khác còn bị hạn chế do đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, chất lượng của cơ sở hạ tầng. Nhận thấy điều này, tác giả đề xuất thay đổi cơ chế cho phép thu hút các nhà đầu tư khác tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

Kỹ thuật – công nghệ

Để tránh tình trạng nhập công nghệ “rác thải” vào tỉnh Quảng Ngãi thì cần phải có sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước mà ở đây là Sở Khoa học công nghệ của tỉnh. Sở, ban ngành kiểm soát, phê duyệt, kiểm tra máy móc kỹ thuật, công nghệ trước khi cho phép nhập vào tỉnh nhà. Vì định hướng của tỉnh là phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại nhưng nếu cho phép nhập máy móc, công nghệ kỹ thuật cũ, lạc hậu thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp chung cả tỉnh.

73

Bảng 3 2: Kế hoạch vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội 5 năm 2016 -2020 theo nguồn vốn (ĐVT: tỷ đồng)

STT Nguồn vốn KH 2016 KH 2017 KH 2018 KH 2019 KH 2020

TỔNG SỐ 14.720 14.624 28.940 28.400 28.848

1 Vốn đầu tư thuộc NSNN 2.390 2.474 2.505 2.613 2.733

2 Vốn trái phiếu Chính phủ 200 250 250 250 250

3 Vốn tín dụng đầu tư nhà nước 100 100 100 100 100

4 Vốn đầu tư của DNNN 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000

5 Vốn đầu tư của dân cư và DNTN 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000

6 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.940 3.150 11.970 12.222 12.600

7 Vốn đầu tư của Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn

4.090 3.650 9.050 8.150 8.100

74

Bảng 3 3: Kế hoạch ngành công nghiệp 5 năm 2016 -2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Chỉ tiểu Đơn vị tính KH 2016 KH 2017 KH 2018 KH 2019 KH 2020

1 Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá so sánh 2010)

Tỷ đồng 101.583 95.101 103.715 107.247 111.335

- Riêng sản phẩm lọc hóa dầu Tỷ đồng 81.220 72.050 77.552 77.552 77.552

- CN ngoài dầu Tỷ đồng 20.363 23.051 26.163 29.695 33.783

2 Tốc độ tăng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010)

% 2,36 -6,38 9,06 3,41 3,81

3 Giá trị tăng thêm (giá so sánh 2010)

Tỷ đồng 20.990,667 19.962,269 21.850,279 22.800,387 23.900,059

- Riêng sản phẩm lọc hóa dầu Tỷ đồng 15.513,020 13.761,550 14.812,432 14.812,432 14.812,432

- CN ngoài dầu Tỷ đồng 5.477,647 6.200,719 7.037,847 7.987,955 9.087,627

75

3.3.2 Hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tƣ

Trước đây, tỉnh cũng đã có những chính sách ưu đãi đầu tư nhưng những chính sách ưu đãi về thuế, đất đai,…. không còn lại lợi thế cạnh tranh nữa mà nó đã được nhiều tỉnh, thành phố khác áp dụng. Đôi khi các chính sách đó được các địa phương khác áp dụng, thực hiện tốt hơn tỉnh Quảng Ngãi. Chính vì điều đó, tỉnh cần nghiên cứu đưa ra những chính sách mới hơn, hấp dẫn hơn. Cụ thể:

- Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư của Nhà nước với huy động mạnh các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác một cách hợp lý và linh hoạt.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước phải là cầu nối giữa các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính với các nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn.

- Thu hút vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA). Bên cạnh đó, tỉnh cần chuẩn bị và nghiên cứu các dự án thuộc nguồn vốn tài trợ không hoàn lại để có thể có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn này.

- Nguồn vốn đầu tư FDI là nguồn vốn mà tỉnh cần phải thu hút. Do vậy, tỉnh phải có một môi trường đầu tư lành mạnh, nhất là các chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận cho các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập môi trường đầu tư được dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí gia nhập. Đồng thời hệ thống cơ sở hạ tầng phải được đồng bộ, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để nhà đầu tư đẩy nhanh quá trình thực hiện dự án.

- Cần có quy định cụ thể, rõ ràng và hoàn thiện chính sách giá bồi thường, hỗ trợ để công tác giải phóng mặt bằng được nhanh, gọn, không gặp vướng mắc giữa nhà đầu tư với địa phương.

3.3.3 Đẩy mạnh chính sách xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ

Để các nhà đầu tư biết đến và lựa chọn địa điểm đầu tư thì địa phương đó phải cung cấp những thông tin cần thiết, những lợi thế của địa phương mình trên

76

các phương tiện truyền thông. Trung tâm xúc tiến đầu tư có thể phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư của quốc gia, khu vực. Nhưng hiện nay, công tác quảng bá hình ảnh địa phương chưa thực hiện tốt, để có được thông tin các nhà đầu tư phải tìm kiếm qua các tài liệu hoặc trang web của địa phương và hiện nay thì các trang thông tin của địa phương còn ít thông tin và thông tin chưa cập nhật kịp thời. Chính vì điều này, chúng ta cần phải cải thiện hoạt động xúc tiến đầu tư như sau:

Một là, tăng cường các hoạt động nhận thức và hình ảnh làm nền tẳng cho việc xúc tiến đầu tư. Các nhà đầu tư cần có những hình ảnh đẹp, những lợi thế của địa phương. Cần có sự phối hợp giữa các Sở Kế hoạch đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Sở Công thương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch để đưa ra chính sách, chương trình quảng bá hình ảnh về Tỉnh Quảng Ngãi và cụ thể là các KCN của tỉnh. Cần xây dựng và truyền bá thông điệp cụ thể, rõ ràng về những lợi thế của Tỉnh, của các KCN.

Hai là, tiếp tục tăng cường hơn nữa và đổi mới các hoạt động xúc tiến thông qua các chương trình như Hội nghị, Hội thảo,….có thể liên kết với các tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, các tổ chức trong và ngoài nước đẩy mạnh quảng bá về tiềm năng, cơ hội đầu tư. Phát huy vai trò của các tổ chức hiệp hội ngành nghề, dịch vụ tư vấn trong công tác xúc tiến đầu tư và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp đã và đang hoạt động trong Tỉnh.

Ba là, thực hiện các chiến dịch quảng cáo, đưa thông tin, hình ảnh về Tỉnh nhà và về các KCN trong tỉnh, đưa những điều kiện thuận lợi đến các nhà đầu tư. Chi phí cho quảng cáo thường cao chính vì điều này để đạt được hiệu quả thì cần phải tổ chức quảng cáo ở những thị trường mục tiêu mà mình cần.

Bốn là, ngoài ra, cần sử dụng công nghệ thông tin để đưa tin giới thiệu trên các trang Web có uy tín, in ấn những tập san có hình ảnh đẹp và thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư.

77

Năm là, xây dựng hệ thống thông tin trực tuyến để các nhà đầu tư có thể trao đổi trực tiếp với Trung tâm xúc tiến đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp. Đồng thời qua đây, các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Quảng Ngãi có cơ hội trao đổi những vướng mắc, hỏi đáp những vấn đề cần thiết.

Sáu là, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Ban quản lý các KCN phối hợp với Sở Văn hóa thể thao và Du lịch để vừa phát triển ngành công nghiệp không khói (đó chính là du lịch) vừa giới thiệu hình ảnh, môi trường đầu tư của đến với những người du lịch. Vì có thể trong thời gian du lịch, tham quan thì họ cũng đang tìm kiếm địa điểm để đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, yếu tố hỗ trợ xúc tiến đầu tiên là yếu tố để các doanh nghiệp hay nhà đầu tư có cơ hội tìm hiểu về địa phương, các chính sách của địa phương cũng như tất cả các yếu tố trong môi trường đầu tư. Và qua đây, cũng giúp cho tỉnh Quảng Ngãi có cơ hội quảng bá, giới thiệu hình ảnh về con người, điều kiện tự nhiện,…. của tỉnh đến với tất cả mọi người trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Tỉnh Quảng Ngãi sẽ dần phát triển thành một tỉnh có kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại. Với định hướng phát triển này thì tỉnh cần nhiểu nổ lực, có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ từ các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước và có sự đồng thuận của nhân dân, sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương. Để phát triển công nghiệp cho tỉnh nhà và thu hút vốn đầu tư cho các KCN của tỉnh thì cần có một môi trường đầu tư lành mạnh, minh bạch, thông thoáng, trong chương này tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị, gợi ý như sau:

Thứ nhất là, cải cách thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý Nhà nước thông qua hệ thống quản lý có chất lượng nhằm giảm các thủ tục hành chính không cần thiết cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

78

Thứ hai là, tăng cường quảng bá hình ảnh về tỉnh, về các khu công nghiệp. Tiếp tục giữ vững và nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Sử dụng những yếu tố đánh giá trong chỉ số PCI để cài thiện môi trường đầu tư của tinh.

Thứ ba là, quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Nâng cao công tác phòng cháy chữa cháy tại các khu công nghiệp cũng như ngay tại trong doanh nghiệp.

Thứ tư là, xác định, xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng. Xây dựng chính sách thu hút và giữ chân người lao động, đặc biệt là lao động có trình độ cao.

Thứ năm là, tăng cường công tác hỗ trợ, quan tâm giúp đỡ đến doanh nghiệp mà nhất là hỗ trợ về vốn thông qua các chương trình hỗ trợ, bảo lãnh giữa địa phương với doanh nghiệp.

Thứ sáu là, chủ động, tích cực trong công tác bảo vệ an ninh chính trị xã hội trong khu công nghiệp. Mở các đợt tuyên truyền, học tập, tập huấn về bảo vệ an ninh trật tự xã hội cho người dân và người lao động.

79

KẾT LUẬN

Quảng Ngãi sau hơn 25 năm tái lập tỉnh đã những chuyển biến về tốc độ tăng trưởng, sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế. Kinh tế công nghiệp phát triển đã tạo động lực, tạo ra những bức phá cho kinh tế tỉnh nhà. Hoạt động thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đã góp phần đưa Quảng Ngãi từ một tỉnh nông nghiệp, đã đột phá vươn lên hạng thứ 7/63 tỉnh thành phố về chỉ số cạnh tranh PCI. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của các khu công nghiệp có nhiều yếu tố ảnh hưởng và trong đó có môi trường đầu tư là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút vốn đầu tư. Vì vậy, nó đòi hỏi tỉnh phải những thay đổi, cơ chế hoàn chỉnh hơn, hiện đại hơn và mang tính hội nhập để thu hút phát triển công nghiệp.

Từ nghiên cứu thực tế về môi trường đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh, tác giả đã thực hiện đề tài “cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi” và đề tài đã đề cập đến các nội dung sau:

Một là, tổng hợp, trình bày các lý luận cơ bản về môi trường đầu tư, công nghiệp, vốn đầu tư, sự cần thiết của việc cải thiện môi trường đầu tư.

Hai là, sử dụng những số liệu có sẵn qua các cơ quan quản lý, thống kê và khảo sát nghiên cứu thực tế để đưa ra thực trang về môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh

Ba là, từ những thực trạng và mục tiêu định hướng phát triển của tỉnh, tác giả đưa ra những ý kiến, khuyến nghị đóng góp cho tỉnh, địa phương và ban quản lý để giúp cho môi trường đầu tư được thông thoáng minh bạch và thu hút

Một phần của tài liệu CẢI THIỆN môi TRƯỜNG đầu tư NHẰM THU hút vốn đầu tư vào các KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 80)