Vận động nông dân bỏ giống lúa họ đang gieo trồng nhưng phải có trước một loại giống phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương và phải cho năng suất cao, chất lượng tốt, có thể xuất khẩu được.
Duy trì và đẩy mạnh công tác khuyến nông, công tác tập huấn để chuyển giao khoa học kĩ thuật, biểu dương để nhân rộng mô hình. Lập các điểm trình diễn kỹ thuật mới để giúp nông dân cải tiến kỹ thuật canh tác, tăng cường công tác khuyến nông trên các phương tiện truyền thông đaị chúng. Học hỏi mô hình đã được áp dụng có hiệu quả như mô hình cánh đồng mẫu ở Tiền Giang, cánh đồng 50 triệu/ha ở An Giang,...để áp dụng đối với đồng ruộng ở địa phương mình .
Cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng hợp lí và cân đối thuốc và phân như tài liệu 3 giảm- 3 tăng, bảng so màu lá lúa để nâng cao sản lượng, đảm bảo chất lượng và giảm chi phí thông qua các buổi tập huấn hay hình thức khác.
Tìm tòi và giới thiệu nhiều giống mới có khả năng cho năng cho năng suất cao, kháng sâu bệnh.
Liên kết nông dân với nhau trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong hợp tác xã bằng cách thành lập hợp tác xã để sản xuất hiệu quả hơn và tránh bị thương lái ép giá, bị cò ăn lời trong việc đặt cọc cho thương lái vì hiện nay các nông hộ chủ yếu bán lúa tại ruộng khi thu hoạch dưới hình thức lấy cọc trước do người làm cò thực hiện.
Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, sự ổn định của giá cả và phát triển thị trường nông thôn là điều kiện tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho nông dân.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao dân trí, đào tạo bố trí và sử dụng lao động nhất là lao động nông nghiệp và lao động ở nông thôn.
Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng hoàn thiện. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kĩ thuật: xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn thiện hơn, đường giao thông, hệ thống điện.