3.2.2.1 Diện tích đất
Qua khảo sát 60 hộ cho thấy diện tích đất sản xuất nông hộ trung bình là 6,948 công, hộ có diện tích thấp nhất là 2 công, hộ có diện tích lớn nhất là 20 công.
Bảng 3.2: Phân phối diện tích cụ thể của các nông hộ
Đơn vị tính: công/hộ Diện tích đất 0-5 công >5-10 công >10-15 công >15-20 công Tần số 26 23 7 4 Tần suất(%) 43,33 38,33 11,67 6,67
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2013)
Bảng phân phối thấy diện tích đất đa số nằm trong khoảng từ 0-5 công là 26 hộ, chiếm 43,33%. Các hộ có diện tích đất trong khoảng >5-10 công là 23 hộ với tỉ lệ là 38,33%. Có 7 hộ có diện tích >10-15 công với tỉ lệ là 11,67%. Còn lại là 4 hộ với diện tích >15-20 công.
Tháng 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1
Vụ Hè thu
Vụ Thu đông
Đa số các nông hộ trồng lúa ở đây có diện tích sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên khó áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất, gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất tập trung, tốn nhiều chi phí, tổng sản lượng thu hoạch ít nên chỉ có thể bán trực tiếp cho thương lái với giá thấp, và để tiêu dùng trong gia đình. Trong 60 hộ được phỏng vấn thì chỉ có 4 hộ có diện tích sản xuất khá lớn là từ >15-20 công. Nông hộ sản xuất lúa theo hình thức thâm canh nên không trồng thêm cây trồng khác trên đất sản xuất lúa. Chính vì vậy bên cạnh thu nhập từ trồng lúa họ còn tăng gia sản xuất, đi làm hoặc làm thuê trong thời gian nông nhàn. Thông thường nông dân nào có diện tích canh tác lớn thì hiệu quả sẽ cao hơn vì tiết kiệm được chi phí qua các khâu.
3.2.2.2 Trình độ học vấn
Đa số nông hộ trong địa bàn nghiên cứu có trình độ văn hóa là cấp 2, chiếm tỉ lệ 40%, trình độ cấp một cũng chiếm khá cao(33,33%), trình độ trung học phổ thông chiếm 23,33%. Có 2/60 hộ có trình độ học vấn dưới cấp 1, chiếm 3,33%.
Những nông hộ có trình độ từ bậc trung học cơ sở trở lên dễ có khả năng tìm tòi, phát hiện, học hỏi, tiếp cận khoa học kĩ thuật qua các phương tiện thông tin đại chúng(ti vi, sách báo,internet…). Trình độ học vấn có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất, trình độ học vấn cao thì nông dân có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao và áp dụng dễ dàng vào thực tế. Những hộ có trình độ học vấn tương đối thấp vẫn chịu khó xem ti vi, nghe đài và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè xung quanh để sản xuất tốt hơn. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 chủhộ Dưới cấp1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trình độ học vấn Tỉlệ(%) Hình 3.2: Trình độ học vấn (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2013)
3.2.2.3 Nguồn lực lao động
Bảng 3.3: Nguồn lực lao động của nông hộ
Đơn vị tính: người/hộ
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2013)
Lao động là một nhân tố có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, nhất là sản xuất lúa theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẽ như hiện nay. Lực lượng lao động hiện có trong gia đình là có thể giúp tiết kiệm chi phí thuê mướn lao động. Việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực này góp phần tăng thêm thu nhập cho các nông hộ và sự khác biệt trong hiệu quả đạt được giữa các nông hộ. Tuy nhiên đôi khi thu hoạch lúa gặp phải thời tiết không thuận lợi thì phải thuê thêm lao động với giá cao nên cũng gặp phải những khó khăn trong việc thu hoạch và tăng chi phí sản xuất.
Thực tế điều tra số nhân khẩu của các nông hộ cho thấy số nhân khẩu trung bình của các hộ sản xuất lúa ở địa bàn nghiên cứu là 4,30 người, nhiều nhất là 8 người/hộ và ít nhất là 1người /hộ. Số lượng lao động tham gia vào hoạt động sản xuất lúa bình quân là 2,17 người. Trong đó chủ hộ là nam chiếm 96,67%( 58 người trong tổng số 60 người được phỏng vấn). Theo điều tra, lực lượng trực tiếp sản xuất lúa vẫn chỉ là chủ hộ người có độ tuổi tương đối cao. Lực lượng lao động là thanh niên tham gia sản xuất lúa tương đối ít, họ thường chọn nhóm ngành nghề khác để làm việc khi có đủ khả năng lao động.
3.2.2.4 Vốn
Trong sản xuất nói chung và sản xuất lúa nói riêng, vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người sản xuất đầu tư kịp thời theo nhu cầu canh tác, giúp nâng cao hiệu quả. Vốn giúp hạn chế những rủi ro từ thiên tai. Nguồn vốn của gia đình chủ yếu là tự có, nhưng cũng có hộ vay mượn của nhà nước hoặc tư nhân.
Kết quả điều tra cho thấy tất cả các hộ đều sử dụng vốn tự có được tích lũy từ
việc chăn nuôi hay thu nhập từ cây trồng khác…chứ họ không vay thêm vốn từ ngân hàng hay các nguồn vay khác. Tiền vốn nhằm mục đích sử dụng cho việc mua các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, nông dược,….Tuy vậy phần lớn các hộ mua thuốc nông dược và phân theo hình thức gối đầu, nghĩa là họ sẽ đến mua vật tư nông nghiệp ở cửa hàng vật tư nông nghiệp địa phương và kí vào sổ, đến mùa thu hoạch lúa sẽ mang tiền đến trả. Mua vật tư nông nghiệp theo hình thức này thì giá
Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Số nhân khẩu 1 8 4,30
Số lao động tham gia sản xuất lúa
sẽ cao hơn so với mua trực tiếp khoảng 2-5% giá bán nếu mua trả ngay. Chi phí phải trả tuy có cao hơn nhưng nông hộ sẽ yên tâm hơn để tập trung sản xuất.
3.2.2.5 Kinh nghiệm sản xuất
Kết quả điều tra nghiên cứu trên thực tế cho thấy độ tuổi của chủ hộ là khá đa dạng với người trẻ nhất là 26 tuổi, lớn nhất là 71 tuổi và trung bình là 49,08 tuổi. Phần lớn chủ hộ thuộc độ tuổi lao động từ 45 đến 55 tuổi chiếm khá cao chiếm 32 hộ trong mẫu. Nhóm hộ có độ tuỏi từ 35-45 tuổi chiếm 1/4(15 hộ) trong tổng số hộ điều tra. Có duy nhất 1 hộ 71 tuổi chiếm 1,67%.
Tuổi của chủ hộ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng khá nhiều đến việc sản xuất. Những chủ hộ trẻ tuổi tuy kinh nghiệm chưa cao nhưng tính mạo hiểm cao nên có nhiều cơ hội cải tiến sản xuất và cũng dễ dàng tham gia tập huấn để tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật. Còn những chủ hộ khá lớn tuổi tuy họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất được truyền lại từ nhiều thế hệ nhưng họ khá bảo thủ trong đổi mới sản xuất cũng như áp dụng kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất. Những chủ hộ ở độ tuổi trung niên được xem là có nhiều thuận lợi hơn vì họ vừa có những kinh nghiệm nhất định vừa dễ áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao hiệu quả.
Bảng 3.4: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ
Đơn vị tính: năm
Kinh nghiệm sản xuất Tần số Tần suất(%)
<=20 18 30 >20-30 23 38,33 >30-40 14 23,33 >40-50 4 6,67 >50 1 1,67 Tổng cộng 60 100
(Nguồn: Số liệu đièu tra thực tế 2013)
Các hộ phần lớn có số năm kinh nghiệm nằm trong khoảng từ >20-30 năm, chiếm 38,33% tổng số hộ. Có 18 hộ có số năm kinh nghiệm từ 20 năm trở xuống, chiếm 30%, chỉ có một hộ có số năm kinh nghiệm trên 50 năm cũng là hộ có tuổi cao nhất(71 tuổi), có tỉ lệ là 1,67%.
3.2.2.6 Áp dụng khoa học kĩ thuật
Cùng với sự tiến bộ của thế giới thì sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đã gắn liền sản xuất với áp dụng khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo vệ môi trường.
Bảng 3.5: Loại hình khoa học kĩ thuật áp dụng Mức độ áp dụng Tần số Tần suất(%) Giống mới 2 3,33 Sạ hàng 2 3,33 IPM 3 5 3 giảm-3 tăng 19 31,67 Không áp dụng 34 56,67
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2013)
Nhìn chung các nông hộ trồng lúa có áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất như giống mới, sạ hàng, IPM, 3 giảm-3 tăng. Trong đó, 3 giảm-3 tăng được nông hộ áp dụng nhiều nhất với tổng số hộ là 19 hộ, chiếm 31,67%, các mô hình còn lại ít được áp dụng. Việc áp dụng các mô hình này chủ yếu là do nông hộ từ áp dụng dựa theo kiến thức tích lũy được từ xem ti vi, sách báo, nghe đài phát thanh. Còn phần lớn các hộ không áp dụng, có trên phân nữa số hộ không áp dụng khoa học kĩ thuật(34/60 hộ). Họ chỉ sản xuất theo truyền thống và kinh nghiệm gia đình vì vậy còn tốn nhiều chi phí nhưng năng suất lại không cao. Thực tế này cho thấy chính quyền địa phương cần khuyến khích và bản thân người nông dân cũng cần mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác và áp dụng khoa học kĩ thuật hơn nữa.
3.2.2.7 Tham gia tập huấn
0 5 10 15 20 25
Kiến thức sản xuất mới Tài liệu dễhiểu Cán bộdạy dễhiểu Dễáp dụng vào thực tế Trao đổi kinh nghiệm
Không tham gia tâp huấn
Hiệu quả của tập huấn
Tần số
Hình 3.3: Đánh giá về hiệu quả của buổi tập huấn (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2013)
Khi được hỏi về lợi ích của việc tham gia tập huấn thì đa số nông hộ cho rằng tiếp thu kiến thức sản xuất mới là lợi ích được nhận thấy nhiều nhất (21 hộ chiếm
35%) vì những người tập huấn cho họ là các các bộ khuyến nông, kĩ sư và cán bộ công ti thuốc bảo vệ thực vật nên họ sẽ hướng dẫn cho nông dân kĩ thuật canh tác cũng như chỉ cho họ nhiều kiến thức bổ ích trong sản xuất lúa, chẳng hạn như họ biết được nhiều mô hình có thể tiết kiệm chi phí, tăng năng suất,….
Có 14 hộ cho rằng qua buổi tập huấn họ có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau vì kinh nghiệm sản xuất được đúc kết từ thực tiễn nên dễ dàng trao đổi với nhau và thực tế nhất. Có 6 hộ cho rằng thông tin từ các buổi tập huấn là dễ hiểu. Sau những lần đi tập huấn thì có 6 hộ trong tổng số hộ trong mẫu áp dụng vào thực tế, còn lại là tự sản xuất theo kinh nghiệm bản thân và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Có 2 hộ cho rằng tài liệu trong các buổi tập huấn là dễ hiểu, họ có thể hiểu ngay khi đọc lần đầu, chiếm tỉ lệ 3,33%.
Cũng có đến 11 hộ chưa lần nào đi tập huấn hay hội thảo vì họ bận công việc không thể đi được và vì những lần tập huấn, hội thảo họ không được mời tham dự. Nói chung nếu có thể tham gia tập huấn, hội thảo sẽ giúp nông dân tiếp thu kiến thức sản xuất mới, họ cũng có thể chia sẽ kinh nghiệm, sáng kiến trong sản xuất với nhau và cũng có thể về áp dụng trên đồng ruộng của mình để đạt hiệu quả cao hơn. Khi được mời tham gia tập huấn thì người nông dân nên sắp xếp công việc để đi dự nếu có thể. Về phía những người tổ chức tập huấn thì có thể chọn thời điểm lúa nông nhàn và địa điểm thuận tiện để nông hộ có thể tham gia nhiều hơn.
3.2.2.8 Các nguồn thu nhập
So với ba năm trước thì cuộc sống của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu nhìn chung cũng có cải thiện ít nhiều. Ngoài trồng lúa thì thời gian rảnh rỗi các hộ còn tăng gia sản xuất, kinh doanh để có thêm thu nhập và cải thiện cuộc sống gia đình. Những nguồn thu nhập khác đáng kể là kinh doanh mua bán, cây trồng khác, chăn nuôi, đi làm, làm thuê.
Lúa, 100 Kinh doanh mua bán, 0.05 Cây trồng khác, 0.4 Chăn nuôi, 38.33 Đi làm, 11.67 Làm thuê, 0.05 Nguồn thu nhập Lúa
Kinh doanh mua bán Cây trồng khác
Chăn nuôi
Đi làm Làm thuê
Ngoài trồng lúa là nguồn thu nhâp chính(100%) thì nguồn thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các nguồn thu nhập khác, chiếm 38,33% với 23 hộ. Họ thường chăn nuôi heo, gà, vịt, bò tuy chủ yếu là chăn nuôi gia đình quy mô vừa và nhỏ chứ chưa theo quy mô trang trại nguồn thu nhập nhưng cũng khá ổn định. Bên cạnh chăn nuôi thì thu nhập từ cây trồng khác cũng góp phần cải thiện đời sống nông hộ, nguồn thu nhập này chiếm 0,4%. Các loại cây trồng chủ yếu là dừa, mía, xoài, măng cục, mít,…trong đó đáng chú ý là cây dừa. Thu nhập từ kinh doanh mua bán và làm thuê có tỉ trọng bằng nhau 0,05% . Các hộ mua bán thức ăn gia súc, thực phẩm,….và làm thuê như xịt thuốc thuê, làm đất,….Có 7 hộ là công nhân viên chức ở xã, chiếm tỉ trọng 11,67%.
Số hoạt động tạo thu nhập cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ. Kết quả nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của 182 hộ gia đình đại diện cho khu vực nông thôn huyện Trà Ôn của Th.s Trần Quốc Nghi, Th.s Trần Quế Anh, TS Bùi Văn Trịnh( Tạp chí khoa học Trường
đại học Cần Thơ, số 5-2011): “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia
đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” đã xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/người của hộ gia đình ở khu vực nông thôn là số nhân khẩu, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, độ tuổi của lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo ra thu nhập.
3.2.2.9 Một số chỉ tiêu của các vụ
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu của các vụ
Chỉ tiêu Năng suất Giá bán Doanh thu Lợi nhuận Thu nhập
Đơn vị tính Kg/công Ngàn đồng/kg Ngàn đồng/công Ngàn đồng/công Ngàn đồng/công Đông xuân Nhỏ nhất 700 3,7 2.960 1.295,075 1.611,742 Lớn nhất 900 5,3 4.400 3.058,103 3.366,436 Trung bình 816,100 4,448 3.625,628 2.177,569 2.414,763 Hè thu Nhỏ nhất 500 3 1.665 -98,981 93,116 Lớn nhất 860 4,6 3.655 2.123,640 2.513,361 Trung bình 658 3,855 2.539,950 986,372 1.233,936 Thu đông Nhỏ nhất 500 3,6 1.900 205,522 485,710 Lớn nhất 840 5,4 4.160 2.912,163 3.136,349
Trung bình 684,833 4,801 3.293,55 1.818,059 2.052,321
(Nguồn: kết quả xử lí số liệu)
Kết quả cho thấy trong ba vụ thì năng suất trung bình vụ đông xuân là cao nhất(816,100 kg/công), thấp nhất là năng suất hè thu(658 kg/công) do vụ này sản xuất trong điều kiện không thuận lợi. Năng suất nhỏ nhất và lớn nhất vụ đông xuân cũng cao hơn so với hè thu và thu đông. Năng suất vụ hè thu và thu đông trên địa bàn thì tương đương nhau. So với hai vụ còn lại thì giá bán lúa vụ hè thu thấp hơn do chất lượng lúa vụ này không tốt, mức giá trung bình là 3,855(ngàn đồng/kg), giá bán thấp nhất chỉ là 3,000(ngàn đồng/kg). Giá lúa thu đông vụ thì cao do sản lượng xuất khẩu lúa tăng lên làm cho giá lúa vụ này xấp xỉ vụ đông xuân. Giá bán lúa khác nhau là do thời điểm thu hoạch và nhu cầu mua lúa của thương lái. Có sự
chênh lệch giữa giá lúa giữa các vụ từ 600-1.000 đồng/kg lúa. Năng suất và giá lúa
cao nhưng chi phí phân thuốc thì giảm hơn dẫn đến doanh thu đông xuân(3.625,628 ngàn đồng) cao hơn so với hè thu và thu đông cao hơn khoảng 42,74% so với hè thu và khoảng 10,08% so với thu đông.