Nhà nước cần ban hành các văn bản rõ ràng và có biện pháp xử lí khi có vấn đề xảy ra trong giao kết và thực hiện hợp đồng giữa người nông dân và doanh nghiệp.
Đầu tư cho ứng dụng và đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ mới vào trong sản xuất, đồng thời tận dụng và phát huy kinh nghiệm dồi dào của nông dân để tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Phải làm sao cho phương pháp truyền đạt thích hợp với nhiều đối tượng, dễ hiểu và dễ áp dụng thì việc chuyển giao mới có hiệu quả.
Cần thành lập hợp tác xã để liên kết các hộ nông dân lại với nhau, góp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tư liệu sản xuất theo hướng chuyên nghiệp gắn sản xuất với thị trường. Biện pháp này giúp cơ giới hóa mạnh mẽ trong sản xuất, tiết kiệm thời gian, chi phí lao động, giảm các chi phí đầu tư ban đầu và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường.
Cải tiến hệ thống thông tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng để hạn chế sự rủi ro về giá, sử dụng phương tiện phát thanh tại địa phương để cung cấp cho người nông dân được tiếp cận thường xuyên với các thông tin về thị trường và giá cả, cũng như tình hình, diễn biến của sâu bệnh gây hại( nếu có).
Nhà nước đầu tư hơn nữa vào hệ thống thủy lợi, giao thông, máy móc, thiết bị,..Bên cạnh đó nhà nước cần quan tâm đến việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách về các vấn đề nông nghiệp nông thôn , trong đó có sản xuất lúa.
Khu vực kinh tế tư nhân cần được khuyến khích tham gia thị trường lúa gạo để đấy mạnh hơn nữa quá trình lưu thông và nâng cao giá trị lúa gạo hàng hóa.
Dựa vào kết quả phân tích thì vụ đông xuân là vụ có năng suất cao, thu nhập cao, chi phí lại thấp hơn và hiệu quả hơn hai vụ còn lại. Vì vậy cần đầu tư nhiều hơn
nữa và tăng cường sản xuất vụ đông xuân nhiều hơn.Bên cạnh đó để góp phần nâng
cao năng suất lúa và cải tạo độ phì nhiêu của đất nông dân nên kết hợp trồng 2 vụ lúa-1 vụ màu hay 2 vụ lúa kết hợp với nuôi thuỷ sản trên đồng ruộng...Với những mô hình đó thì đồng ruộng của người nông dân không bị bỏ trống, đất có thời gian nghỉ ngơi, cải tạo, phục hồi sau thời gian dài canh tác và để hạn chế đất bị thoái hóa, bạc màu, còn tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nông hộ nói riêng và ở địa phương nói chung.
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT