Trong sản xuất, tiêu thụ là quá trình cuối cùng nhưng lại đóng vai trò to lớn trong việc mang lại hiệu quả sản xuất nếu đầu ra được vận hành tốt. Khách hàng hay người tiêu dùng là đối tượng phục vụ của sản xuất. Làm thế nào để sản phẩm sản xuất ra đến tay người tiêu dùng nhanh, kịp thời là câu hỏi luôn được đặt ra trong quá trình tiêu thụ. Trên địa bàn xã Nhơn Bình hiện nay hơn 90% nông hộ đều bán lúa ngay sau khi thu hoạch xong tại ruộng. Quá trình tiêu thụ lúa phổ biến của các nông hộ trồng lúa ở xã Nhơn Bình huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long như sau:
Sơ đồ 3.1: Quá trình tiêu thụ lúa Như ta thấy có hai hình thức tiêu thụ lúa chủ yếu ở xã:
Một là, sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng dưới hình thức bán lẻ. Một số nông hộ có thể vừa trồng trọt và bán gạo lẽ tại nhà. Họ cũng có thể bán ở chợ hoặc bán trực tiếp đến người tiêu dùng. Hình thức này chiếm số lượng không nhiều, không phổ biến, khối lượng hàng hóa không lớn.
Hai là, sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua các tổ chức trung gian như: các đại lí, các tiểu thương, thương lái. Nông dân thường bán cho thương lái khi họ thu hoạch với sản lượng lớn, bán với giá sỉ khi số lượng nhiều. Những trung gian này có thể chế biến tiếp rồi bán cho người tiêu dùng trong nước hoặc nước ngoài.
Tuy nhiên việc tiêu thụ lúa sẽ gặp khó khăn khi vào vụ thu hoạch đồng loạt nhất là tình trạng ép giá nông dân khi thương lái đã đặt cọc khi sắp vào vụ thu hoạch. Tình trạng được mùa mất giá là hiện tượng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất lúa. Do đó cần có biện pháp tích cực và hiệu quả để giải quyết cho đầu ra được tốt. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ cũng là một yêu cầu cần chú ý trong tiêu thụ lúa ở xã.