PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ NHẰM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa của nông hộ xã nhơn bình trà ôn vĩnh long (Trang 44)

3.3.1 Phân tích các loại chi phí sản xuất lúa

Nhìn chung trong sản xuất lúa nông hộ thường phải chi trả các loại chi phí như chi phí cày xới, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển, chi phí lao động gia đình. Phần lớn nông hộ trồng lúa là để bán nên họ thường bán lúa lúc thu hoạch luôn để có thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Phần thu nhập này được dùng để trang trải các khoản chi phí trong sản xuất và chi phí sinh hoạt trong gia đình. Việc tổng hợp các loại chi phí đầu vào giúp thấy được tỉ trọng các loại chi phí từ đó biết được chi phí nào quan trọng để có những biện pháp sử dụng hợp lí hơn để tối đa hóa thu nhập của nông hộ.

3.3.1.1 Vụ thu đông

Vụ thu đông là vụ cuối cùng trong năm sản xuất. Đa số các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu sản xuất lúa trong vụ thu đông chứ không luân canh các loại cây trồng khác. Vụ thu đông chủ yếu sản xuất để tiêu dùng trong gia đình hay lấy lúa làm giống cho vụ sau vì vụ này sản xuất trong điều kiện không thuận lợi, lúa dễ bị đổ ngã, năng suất thường thấp hơn đông xuân nhưng cao hơn hè thu. Trong quá trình sản xuất vụ thu đông có phát sinh những khoản chi phí sau:

Bảng 3.7: Chi phí bình quân trên công của vụ thu đông

Đơn vị tính: ngàn đồng/công

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2013)

Chi phí cày, xới, 7.06 Chi phí giống, 8.16 Chi phí phân, 33.43 Chi phí thuốc, 18.81 Chi phí thu hoạch(gặt,suốt), 14.41 Chi phí vận chuyển, 4.43 Chi phí lao động gia đình, 13.7

Chi phí thu đông(%)

Chi phí cày, xới Chi phí giống Chi phí phân Chi phí thuốc Chi phí thu hoạch(gặt,suốt) Chi phí vận chuyển

Chi phí lao động gia đình

Hình 3.5: Các khoản chi phí thu đông Chi phí thu đông Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỉ trọng(%) Chi phí cày, xới 100 160 120,750 7,06 Chi phí giống 80 525 139,525 8,16 Chi phí phân 366,180 678,500 571,587 33,43 Chi phí thuốc 211 465,225 321,517 18,80 Chi phí thu hoạch(gặt,suốt) 220 300 246,333 14,42 Chi phí vận chuyển 25,550 198,550 75,778 4,43 Chi phí lao động gia đình 104,577 492,132 234,261 13,70 Tổng chi phí 1.389,507 2.394,955 1.709,752 100

Tỉ trọng các khoản mục chi phí trung bình trong sản xuất lúa phụ thuộc vào giá trị chi phí trung bình của các khoản chi phí và tổng chi phí sản xuất lúa trung bình. Tỷ trọng các khoản mục chi phí trung bình trong sản xuất lúa là có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các khoản mục chi phí quan trọng và không quan trọng trong chi phí sản xuất lúa.

Qua bảng phân tích chi phí vụ thu đông cho thấy chi phí trung bình vụ thu đông là 1.709,752(ngàn đồng/công) trong đó chiếm nhiều nhất là chi phí phân(33,43%),với mức trung bình là 571,587(ngàn đồng/công), cao nhất là 678,500(ngàn đồng/công), thấp nhất là 366,180(ngàn đồng/công). Đứng thứ hai là chi phí thuốc chiếm 18,80%, có mức trung bình là 321,517(ngàn đồng/công). Chiếm tỉ trọng thấp nhất là chi phí vận chuyển, với mức trung bình là 75,778(ngàn đồng/công), mức cao nhất 198,550(ngàn đồng/ha), mức thấp nhất là 25,550(ngàn đồng/công), chiếm 4,43%.

- Chi phí cày xới trung bình một công là 120,750(1000 đồng). Cày xới giúp đất tơi xốp, thoáng khí, cải tạo lại bề mặt sau ba tháng canh tác, tạo điều kiện cho hạt giống mọc tốt ngay từ đầu. Cày xới cũng tiêu diệt các sinh vật gây hại cho cây lúa. Đây là một trong những khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị đất để gieo

sạ. Nếu hộ chuẩn bị đất tốt hơn, đất tơi xốp, bằng phẳng sẽ có năng suất cao hơn

quá trình điều tra cho thấy đa phần các hộ khá quan tâm đến vấn đề này.

- Chi phí giống: mức chi phí trung bình là 139,525(ngàn đồng/công), chi phí thấp nhất là 80(ngàn đồng/công) , chi phí cao nhất là 525(ngàn đồng/công), mức chi phí 525 ngàn đồng là do hộ mua giống nguyên chủng với giá 18,75(ngàn đồng/kg) để sản xuất. Nông dân chấp nhận mua giống lúa chất lượng với giá cao để sản xuất, và đó là một suy nghĩ đúng khi hiệu quả mà nó mang lại lớn hơn gấp nhiều lần chi phí bỏ ra. Việc lựa chọn giống tùy thuộc vào đặc tính của giống như thời gian gieo trồng, năng suất, khả năng kháng sâu bệnh, thơm hay không thơm,….Đa số nông hộ trên địa bàn nghiên cứu lấy giống của vụ trước để sạ cho vụ sau chứ họ ít mua giống ở ngoài, chỉ một số ít hộ là mua giống. Lượng giống trung bình được sử dụng là 21,8 kg/công, cao hơn so với mức khuyến cáo của các kĩ sư. Việc tăng thêm lượng lúa giống có tác động làm giảm hay không làm giảm năng suất lúa có thể giải thích là: do nông dân sạ với mật độ dày, làm sâu bệnh dễ phát triển và cũng do thói quen của người nông dân thường sử dụng lượng lúa giống như nhau trên một đơn vị diện tích nhất định, đã dẫn đến lượng lúa giống thừa không có hiệu quả .

- Chi phí phân: chiếm tỉ trọng đáng kể trong các khoản chi phí(33,43%). Chi phí phân phụ thuộc vào lượng phân sử dụng và giá bán. Lượng phân trung bình sử dụng trong vụ 43,489 kg/công. Các loại phân mà nông hộ trên địa bàn nghiên cứu sử dụng thông thường là DAP, Ure Phú Mỹ, Ure Trung Quốc, NPK 20-20-15, NPK 16-16-8, phân lân, phân kali. Theo tập quán sản xuất thì người nông dân quen sử dụng một lượng phân bón như nhau trên cùng đơn vị diện tích mà không mà không

quan tâm xem đó là loại phân nào, dẫn đến tình trạng thừa chất này nhưng lại thiếu chất kia ảnh hưởng không tốt đến năng suất lúa. Thêm vào đó dinh dưỡng đất có thể bị giảm dần qua thời gian vì sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phần phù sa trên ruộng sẽ bị rửa trôi, xói mòn do nước thả ra thả vào ruộng. Đất đai sẽ bị bạc màu, thoái hóa qua thời gian nếu chúng ta tiếp tục gây hại cho đất đai.

-Chi phí thuốc: trong sản xuất thường sử dụng các loại thuốc như thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc dưỡng. Chi phí thuốc cũng có tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí trung bình trên một công. Chi phí thuốc cao nhất là 465,225(ngàn đồng/công) và thấp nhất là 211(ngàn đồng/công). Các hộ có chi phí thuốc bảo vệ thực vật cao là các hộ chậm trễ trong xịt thuốc khi bệnh nặng mới trị nên chi phí rất cao, các hộ có chi phí thấp là do thăm đồng thường xuyên phát hiện sâu bệnh sớm nên giảm được bệnh từ đó làm giảm chi phí thuốc. Tuy nhiên nông dân ở địa phương sử dụng nông dược chưa đúng liều lượng. Để việc phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả và đạt năng xuất cao đòi hỏi đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” : đúng lúc, đúng liều, đúng cách, đúng thuốc, hạn chế thấp nhất việc xịt thuốc lãng phí dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên.

-Chi phí thu hoạch( gặt, suốt): từ hơn hai năm nay thì việc sản xuất đã được cơ giới hóa mạnh mẽ thể hiện qua việc máy gặt đập liên hợp đã đến với đồng ruộng của bà con để phục vụ cho việc thu hoạch. Máy gặt đập giúp cho việc thu hoạch diễn ra nhanh hơn có thể tiết kiệm thời gian ,giảm thất thoát, chi phí thay vì lúc trước phải thuê lao động cắt lúa, bó và gom lúa, đội, suốt lúa và vận chuyển lúa bao. Máy gặt đập liên hợp giúp tiết kiệm chi phí cho người sản xuất, tăng thu nhập cho chủ máy và tạo việc làm cho những người đi theo phụ máy. Chi phí gặt đập trung bình ở địa bàn hiện nay là 246,333(ngàn đồng/công). Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp chất lượng hạt gạo cũng tốt hơn.

- Chi phí vận chuyển là chi phí thuê lao động để vác lúa để vận chuyển về. Chi phí vận chuyển trung bình là 75,778(ngàn đồng/công).

- Chi phí lao động gia đình tính theo giá thị trường. Trong sản xuất lúa thì có thể thuê lao động ở tất cả các khâu từ gieo trồng đến thu hoạch, tuy nhiên để giảm bớt phần nào chi phí thì các nông hộ sẽ tận dụng lao động nhà cho các khâu như dọn đất xạ, giậm lúa, rải phân, xịt thuốc. Chi phí khác có mức cao nhất là 492,132( ngàn đồng/công), mức thấp nhất là 104,577(ngàn đồng/công). Tùy theo tính chất nặng nhọc của công việc và yêu cầu về thời gian nên mỗi hoạt động trong sản xuất lúa cần số lượng lao động khác nhau và thời gian lao động cũng khác nhau dẫn đến

ngày công cũng khác nhau. Ngày công lao động gia đình trung bình của vụ này là

3.3.1.2 Vụ đông xuân

Đông xuân là vụ lúa chính của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long và huyện Trà Ôn nói chung cũng như xã Nhơn Bình nói riêng. Đông xuân có lợi thế là gieo trồng sau khi mùa lũ đã qua nên lượng phù sa trên ruộng tăng lên đáng kể làm cho năng suất cũng tăng lên. Tuy nhiên cũng dễ xuất hiện các loại dịch bệnh như rầy nâu, bệnh đạo ôn ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa. Những chi phí phát sinh trong vụ Đông xuân như sau:

Bảng 3.8: Chi phí bình quân trên công của vụ đông xuân

Đơn vị tính: ngàn đồng/công Chi phí đông xuân Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỉ trọng(%) Chi phí cày, xới 100 160 120,750 7,17 Chi phí giống 90 480 151,544 8,99 Chi phí phân 367,500 677,100 503,597 29,88 Chi phí thuốc 207,725 463,245 350,056 20,77 Chi phí thu hoạch(gặt,suốt) 220 300 246,333 14,62 Chi phí vận chuyển 25,550 198,550 75,778 4,50 Chi phí lao động gia đình 128 450 237,193 14,07 Tổng chi phí 1.396,149 2.145,135 1.685,253 100

Chi phí cày, xới, 7.17 Chi phí giống, 8.99 Chi phí phân, 29.88 Chi phí thuốc, 20.77 Chi phí thu hoạch(gặt,suốt), 14.62 Chi phí vận chuyển, 4.5 Chi phí lao động gia đình, 14.07

Chi phí đông xuân(%)

Chi phí cày, xới Chi phí giống Chi phí phân Chi phí thuốc Chi phí thu hoạch(gặt,suốt) Chi phí vận chuyển

Hình 3.6: Các khoản chi phí đông xuân

Trong vụ đông xuân thì chi phí phân vẫn là cao nhất với tỉ trọng 29,88%, với mức trung bình là 503,579(ngàn đồng/công), cao nhất là 671,100(ngàn đồng/công), thấp nhất là 367,500(ngàn đồng/công). Lượng phân trung bình sử dụng trong vụ 39,583 kg/công, có giảm so với vụ thu đông vì đây là vụ được phù sa bồi đắp nhiều nhất sau mùa lũ nên cây lúa sẽ sinh trưởng tốt hơn do đó ít tốn phân bón hơn. Chi phí vận chuyển chiếm 4,5%. Còn lại là các khoản chi phí theo thứ tự từ cao xuống

thấp là chi phí thuốc, chi phí thu hoạch, chi phí lao động gia đình, chi phí giống và

chi phí cày xới.

- Chi phí cày xới: trung bình một công là 120,750(ngàn đồng), chiếm 7,17%. Chi phí này nhìn chung không chênh lệch so với vụ thu đông.

- Chi phí giống: chi phí thấp nhất là 90(ngàn đồng/công) , chi phí cao nhất là 480(ngàn đồng/công). Lượng giống trung bình được sử dụng là 22 kg/công, lượng thấp nhất là 20kg/công, nhiều nhất là 30kg/công. Một số ít hộ có giảm lượng giống trong vụ này nhưng đa số thì vẫn sử dụng một lượng như nhau cho cả ba vụ. Các giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao, có khả năng kháng rầy được khuyên sử dụng hiện nay như OM4498, OM2395, OM4900, Jasmine 85 nhưng trong thực tế thì nông hộ vẫn tiếp tục sử dụng giống IR50404 vì giống lúa này có lợi thế là dễ trồng nhẹ phân thuốc, và dễ bán và do e ngại các giống lúa mới chi phí đầu vào cao nhưng năng suất lại không bằng giống họ vẫn sử dụng lâu nay, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ do năng suất giảm vì giống lúa bị thoái hóa.

- Chi phí thuốc: Chi phí thuốc cao nhất là 463,245(ngàn đồng/công) và thấp nhất là 207,725(ngàn đồng/công). Chi phí thuốc vụ này gần tương đương với vụ thu

đông. Vụ này thường xuất hiện bệnh đạo ôn và thối cổ gié. Chi phí thuốc chiếm tỉ lệ trong tổng chi phí cao hơn không nhiều so với thu đông(chiếm 20,77% tổng chi phí).

- Chi phí thu hoạch( gặt, suốt): Chi phí gặt đập trung bình ở địa bàn hiện nay là 246,333 (ngàn đồng/công), chiếm 14,62%.

- Chi phí lao động gia đình tính theo giá thị trường có mức trung bình là 237,193(ngàn đồng/công), chiếm 14,07% tổng chi phí. Ngày công trung bình cho

vụ đông xuân là12,21 ngày.

3.3.1.3 Vụ hè thu

Các khoản mục chi phí phát sinh trong vụ hè thu như sau: Bảng 3.9: Chi phí bình quân trên công của vụ hè thu

Đơn vị tính: ngàn đồng/công

Chi phí hè thu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỉ trọng(%)

Chi phí cày, xới 0 160 118,708 6,59

Chi phí giống 90 525 151,475 8,41 Chi phí phân 403,740 721,875 587,155 32,60 Chi phí thuốc 278,266 568,974 371,686 20,64 Chi phí thu hoạch(gặt, suốt) 220 530 253,500 14,07 Chi phí vận chuyển 20,825 193,825 71,053 3,95 Chi phí lao động gia đình 142,860 551,720 247,563 13,74 Tổng chi phí ( đã có công lao động gia đình) 1.456,028 2.391,078 1.801,141 100

Chi phí cày, xới, 6.59 Chi phí giống, 8.41 Chi phí phân, 32.6 Chi phí thuốc, 20.64 Chi phí thu hoạch(gặt, suốt), 14.07 Chi phí vận chuyển, 3.95 Chi phí lao động gia đình, 13.74 Chi phí hè thu(%)

Chi phí cày, xới Chi phí giống Chi phí phân Chi phí thuốc

Chi phí thu hoạch(gặt, suốt)

Chi phí vận chuyển

Chi phí lao động gia đình

Hình 3.7: Các khoản chi phí hè thu

Cũng giống như đông xuân và thu đông, vụ hè thu cũng phát sinh các loại chi phí như: chi phí giống, chi phí cày xới, chi phí phân, chi phí thuốc, chi phí thu hoạch, chi phí vận chuyển và chi phí lao động gia đình. Sau đây sẽ nói về các chi phí đó:

- Chi phí cày xới trung bình một công là 118,708(ngàn đồng), mức thấp nhất là 0(ngàn đồng/công), mức cao nhất là 160(ngàn đồng/công). Mức thấp nhất là 0 vì có hộ sạ chay nên không cần cày xới mà chỉ bỏ công như làm cỏ bờ hay đắp bờ, chi phí này chiếm 6,59%.

- Chi phí giống: chi phí thấp nhất là 90(ngàn đồng/công), chi phí cao nhất là 525(ngàn đồng/công),giá giống trung bình là 6,990(ngàn đồng/kg). Giống lúa IR50404 thường được sạ rất dày thường là từ 23-30kg/công vì đặc điểm của giống này là ít đẻ nhánh nên sạ thưa sẽ mất năng suất. Lượng giống thấp nhất là 12kg/công, nhiều nhất là 31kg/công. Vụ hè thu thời tiết biến đổi thất thường nên lượng giống gieo sạ có tăng lên phòng khi sạ ngay lúc mưa giống bị chết nên phải dặm thêm giống sau khi sạ.

- Chi phí phân: Điều kiện thời tiết có ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất lúa trong vụ hè thu nên các loại chi phí nói chung và chi phí phân nói riêng tăng lên đáng kể. Chi phí này chiếm 32,60% tổng chi phí. Mức chi phí phân cao nhất là 721,875(ngàn đồng/công) là mức cao nhất trong ba vụ, mức thấp nhất là 403,740(ngàn đồng/công) cũng cao hơn mức thấp nhất của hai vụ kia. Lượng phân trung bình sử dụng trong vụ 44,517 kg/công với mức giá trung bình là 13,199(ngàn đồng) cao hơn lượng trung bình hai vụ còn lại.

- Chi phí thuốc: Là chi phí chiếm tỉ trọng cao thứ hai sau chi phí phân(20,64%). Chi phí thuốc trung bình là 371,686 (ngàn đồng/công). Chi phí thuốc vụ này nhìn chung không cao hơn nhiều so với vụ đông xuân và thu đông. Lúa là loại cây trồng rất dễ bị sâu bệnh, nhưng đã bệnh thì bùng phát rất nhanh, cách phòng chống bệnh tốt nhất đó là thăm đồng thường xuyên và xịt thuốc phòng bệnh khi đó hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, việc thăm đồng thường xuyên càng có vai trò quan trọng trong vụ hè thu vì đặc điểm của vụ này là thường xuất hiện nhiều loại sâu bệnh.

- Chi phí thu hoạch( gặt, suốt): Chi phí gặt đập trung bình là 253,5(ngàn đồng/công), mức chi phí cao nhất là 530(ngàn đồng/công) vì mưa bão kéo dài nên ruộng lúa bị chìm trong nước, máy gặt đập không thể vào ruộng nên họ phải thuê lao động cắt tay, chỉ tiền cắt đã lên đến 300(ngàn đồng/công) cộng với chi phí gom, suốt, vận chuyển nên đã đẩy chi phí thu hoạch lên mức cao nhất chưa từng có là 530(ngàn đồng/công), mức chi phí thấp nhất là 220(ngàn đồng/công) đối với những hộ thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa của nông hộ xã nhơn bình trà ôn vĩnh long (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)