Đối với nông dân

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa của nông hộ xã nhơn bình trà ôn vĩnh long (Trang 72)

3.6.1.1 Nâng cao năng suất cây lúa

Áp dụng phương pháp sạ hàng giúp cây lúa chống đổ ngã, giảm thất thoát khi thu hoạch. Tuy nhiên theo các nông hộ được phỏng vấn thì do mặt ruộng ở đây còn lồi lõm và có sự khác nhau giữa các đồng ruộng liền kề nên khó áp dụng phương pháp sạ hàng. Họ cho biết nếu như chỉ một mình ruộng của họ sạ hàng thì rất khó khăn nhưng họ cũng rất muốn sạ hàng để giảm chi phí giống, do vậy đều đầu tiên cần làm đó là dọn lại mặt ruộng cho bằng phẳng hơn mới có thể sạ hàng và phải thực hiện đồng loạt.

Nâng cao hơn nữa khả năng đầu tư vào sản xuất lúa của người nông dân bằng việc nâng cao trình độ sản xuất của nông hộ sẽ giúp họ sử dụng hợp lí và hiệu quả hơn các yếu tố đầu vào. Có thể dùng sổ tay ghi chép cụ thể các khoản chi phí cũng như giá bán từng vụ để tính toán doanh thu, thu nhập và biết được liều lượng sử dụng để xem sử dụng có hợp lí chưa, nếu chưa thì nên giảm chi phí nào để tăng thêm thu nhập.

Nâng cao giá trị và chất lượng lúa bằng cách hỗ trợ nông hộ đầu tư thiết bị, công nghệ vào việc nâng cao chất lượng hạt lúa. Để nâng cao chất lượng cho cây lúa thì người nông dân cần phải đầu tư lớn và gắn bó với thị trường nhiều hơn.

Nông hộ cũng cần mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật, chuyển từ tập quán sản xuất lạc hậu sang phương pháp sản xuất mới, tăng cường học hỏi kinh nghiệm, kiến thức mới và áp dụng vào đồng ruộng để nâng cao năng suất cây lúa của mình.

Khâu chuẩn bị đất sạ lúa phải thật tốt như là dọn đất xạ phải nhanh nhưng phải kĩ, xạ lúa đều hạn chế bị chết để cây lúa có điều kiện phát triển tốt nhất.

3.6.1.2 Nâng cao trình độ kinh tế sản xuất

Mở các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi chuyển giao khoa học kĩ thuật, tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất của nông dân sản xuất giỏi và biểu dương khen thưởng nông dân có thành tích tốt trong sản xuất, quan trọng là phải chọn thời gian và địa điểm thích hợp để có nhiều người tham gia, chất lượng của buổi tập huấn cũng phải được đảm bảo. Cũng cần quan tâm các vấn đề sau:

Giống: là đầu vào cực kì quan trọng trong sản xuất, quyết định năng suất, chất

lượng hạt lúa cũng như hạt gạo. Việc chọn được hạt giống chất lượng sẽ giảm được phần nào chi phí phòng trừ sâu bệnh và cho năng suất cao hơn. Hiện nay trên địa bàn nghiên cứu đang sử dụng giống IR50404 tuy nhiên giống này hiện đang bị sâu bệnh rất nhiều do canh tác chỉ có một loại giống trong thời gian quá dài, chất lượng sản phẩm giống này cũng không cao do dễ bị gãy và bạc bụng nhất là khi thu hoạch gặp thời tiết xấu lại thường bị thương lái ép giá do không xuất khẩu được vì chất lượng kém, nhất là vụ hè thu. Lượng giống như hiện nay là quá nhiều cần phải giảm xuống và mật độ sạ phải thưa ra để tránh sâu bệnh phát triển. Hiện nay, nông dân nhiều nơi đã thành công với lượng lúa giống sử dụng từ 100-120kg/ha. Các chuyên gia khuyến cáo bà con nên sử dụng các loại giống mới như IR64, Jasmin, OMCS,...Việc xử lý giống trước khi gieo sạ cũng rất quan trọng, xử lý giống với các chất hoá học có tác dụng giúp giống nảy mẩm mạnh, diệt trừ sâu bệnh còn lưu trong hạt giống. Ngoài ra không nên sử dụng các giống không thuần vì nó sẽ làm giảm năng suất lúa, vì vậy cần đảm bảo giống đem gieo trồng là giống nguyên chủng. Cho nên công tác khuyến nông ở địa phương là

rất quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của nông dân về hạt giống và kỹ thuật để họ có thể tự sản xuất hạt giống chất lượng tốt phục vụ diện tích gieo trồng của mình. Qua điều tra thực tế thì một trong những mong muốn cấp thiết của bà con là có được giống mới có thể cho năng suất cao, chất lượng tốt, có thể xuất khẩu nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương và ít sâu bệnh và giá bán phải hợp lí. Theo Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Phấn thì một số giống lúa triển vọng được chọn với các đặc tính như chống chịu rầy nâu, vàng lùn, năng suất cao và ổn định, kháng bệnh cháy lá, chịu phèn mặn, thích nghi đất phù sa và thâm canh cao, gạo có mùi thơm nhẹ, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là MTL590, MTL603, MTL614, MTL631, MTL634, MTL637, MTL642, MTL645, MTL649, MTL653, MTL661, MTL662, MTL665, MTL706, MTL708 đề nghị các địa phương có thể lựa chọn đưa vào sản xuất thử từng theo điều kiện canh tác của từng tiểu vùng sinh thái của tỉnh, tổ chức đánh giá thích nghi trên diện rộng và nhân nhanh các giống tốt phục vụ sản xuất tại địa

phương(“Chọn tạo giống lúa chất lượng cao cho Đồng bằng sông Cửu

Long giai đoạn 2009-2010”- Tạp chí Khoa học 2011).

Phân bón: giúp cây trồng phát triển tốt nếu bón phân đáp ứng đúng nhu cầu

của cây. Nếu bón thiếu cây lúa sẽ không phát triển tối đa nhưng bón thừa phân có thể hạn chế sự phát triển của cây trồng và lãng phí tiền bạc. Trong sản xuất lúa cần bón phân theo nguyên tắc 4 đúng , áp dụng 3 giảm- 3 tăng, bón phân theo bảng so màu lá lúa của cán bộ hướng dẫn kĩ thuật để giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất. Quá trình phân tích số liệu cho thấy lượng phân sử dụng còn khá nhiều, nhất là cụ đông xuân đất đai màu mỡ nhưng lượng phân sử dụng của một số hộ không giảm, theo nghiên cứu thì chỉ 30-40% lượng phân được hấp thụ vào đất và lúa, ngoài lượng mà cây lúa hấp thụ thì lượng còn lại sẽ bốc hơi hay theo nước kênh rạch ra sông gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật trong nước và cả con người. Theo Tiến Sĩ Phạm Sĩ Tân (Viện lúa ĐBSCL) thì lượng đạm thích hợp cho cây lúa từ 100-120kg/ha, lân tư 30-60kg/ha,kali khoảng 100kg/ha và lượng các chất này có thể tăng, giảm tuỳ thuộc vào loại đất và tuỳ vào mỗi vụ, cần sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đúng lúc, đúng liều lượng.

Nông dược: chi phí nông dược còn chiếm một phần khá lớn trong chi phí sản

xuất lúa nói chung. Chương trình IPM khuyến cáo nông dân sử dụng nông dược trên đồng ruộng với côn trùng thì có thể sử dụng thiên địch thay cho thuốc như nuôi cá trong đồng ruộng, thả vịt vào ăn ốc bươu, sâu bọ, dọn đất xạ thật kĩ. Nên thu hoạch lúa lúc 80-85% số hạt/bông có màu vàng. Người nông dân cũng cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh sớm, nhất là sản xuất trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường như hiện nay.

Chi phí: chi phí sản xuất lúa vẫn còn khá cao làm cho thu nhập người nông dân thu được không nhiều. Để giảm chi phí cho người nông dân có thể thành lập hợp tác xã để liên kết nông dân lại và sản xuất theo hướng chuyên nghiệp sản xuất gắn chặt với thị trường.

3.6.1.3 Nâng cao hiệu quả tài chính

Có thể áp dụng một số cách làm giãm thiểu chi phí mua vật tư như tận dụng nguồn phân bón từ chăn nuôi, tạo liên kết với nhà cung cấp, định lượng số lượng cần, mua sớm, liên kết với các hộ khác mua với số lượng lớn yêu cầu chiết khấu làm giảm giá mua.

Nên chủ động tham gia các tổ hợp tác, vì muốn sản xuất đạt hiệu quả cao, chất lượng lúa đồng đều, có thể thâm nhập thị trường quốc tế thì chất lượng lúa phải đảm bảo về chất lượng và số lượng.

Tăng cường áp dụng 3 giảm- 3 tăng để tiết kiệm giống, phân bón, nông dược.

Thực hiện IPM để vừa giảm chi phí và sản xuất hạt lúa sạch bệnh vừa bảo vệ môi trường sinh thái trên đồng ruộng và sức khỏe cho con người. Quan trọng là phải mạnh dạn thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Thường xuyên nạo vét kênh mương, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho sản xuất. Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa 4 nhà( nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước).

Rút kinh nghiệm qua quá trình sản xuất để giảm chi phí, tăng năng suất từ đó thu nhập cũng như doanh thu sẽ tăng lên. Tận dụng lao động nhà trong quá trình trồng và chăm sóc lúa.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa của nông hộ xã nhơn bình trà ôn vĩnh long (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)