Các thành viên thamgia vào kênh

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa của nông hộ xã nhơn bình trà ôn vĩnh long (Trang 70)

3.5.2.1 Nông dân trồng lúa

Nông hộ trồng lúa ở địa bàn nghiên cứu thường tiêu thụ lúa bằng cách bán lúa cho trung gian là thương lái ở tại ruộng theo hình thức đặt cọc hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Ba nguồn thông tin chủ yếu về giá lúa cho nông hộ là các hộ trồng lúa khác, công ty và thương lái. Phương tiện báo đài cũng là một kênh cung cấp thông tin về

Sản phẩm lúa

Bán trực tiếp Bán thông qua các tổ

chức trung gian

có sự chênh lệch giá lúa đáng kể so với thực tế nên không được nông dân quan tâm

nhiều. Khi mùa vụ sắp đến thì nông dân thường tìm hiểu thông tin về giá cả thông

qua các hộ sản xuất ở vùng gần đó mà họ quen, họ cũng thu thập thông tin từ các thương lái khác nhau sau đó họ sẽ chọn thương lái thu mua với giá cao nhất, và chọn họ để liên lạc vào mùa sau. Tuy nhiên đa phần nông dân bị ép giá vì họ thường ở thế bị động. Khi nông dân thấy giá lúa thương lái đưa ra là được thì họ sẽ đồng ý ngay vì họ không có nhiều thời gian để chờ mức giá cao hơn , hơn nữa họ còn phải

trả các khoản tiền đến hạn vì đa số người nông dân dân chọn hình thức thiếu nợ vật

tư và thanh toán vào cuối vụ, hơn nữa lòng tin vào thương lái vẫn cao nhất so với việc bán lúa cho những đối tượng khác. Chất lượng lúa không được xem trọng vì

người mua thường mua nhiều loại lúa rồi trộn với nhau rồi đem tiêu thụ. Theo điều

tra, nông hộ cũng có quan tâm đến thông tin về giá lúa nhưng họ chú trọng nhiều đến hoạt động sản xuất để tăng năng suất vì giá lúa thay đổi tùy thời điểm, phụ thuộc vào thị trường mà nông hộ thì không thể can thiệp.

3.5.2.2. Thương lái mua lúa

Thương lái là tác nhân trung gian giữa nông dân và các chủ vựa, các cơ sở chế biến. Thu nhập của thương lái là sự chênh lệch từ giá mua lúa của người nông dân và bán lại cho chủ vựa, cơ sở chế biến. Cũng như nông dân, thương lái cũng bắt đầu thu thập thông tin về giá cả, họ thường hỏi thương lái khác hay các chủ vựa quen thuộc. Và họ cũng chọn cho mình người thu mua lúa với giá cao nhất làm đối tác cung cấp lúa lâu dài.

Họ có sự hiểu biết kĩ về địa bàn, mùa vụ và quá trình sản xuất. Có khả năng thương lượng tốt với nông dân, luôn là người chủ động trong việc thỏa thuận giá cả

và thường là người ép giá nông dân.

Thương lái mua lúa ép giá người nông dân đến lượt họ họ cũng bị chủ vựa, công ti thương mại ép giá lại.

Khi hỏi về các thương lái ở địa bàn thì độ tuổi của họ là khoảng 40-50 tuổi, tuổi nghề thì khoảng 10-15 năm. Họ cho biết họ làm ngành này vì được gia đình truyền lại và cũng dễ kiếm lời, do đó họ có được mối quan hệ tốt với các chủ vựa, công ti thương mại nên cũng dễ tiêu thụ lúa mà họ mua được.

Phương thức mua: thông thường thương lái thường thỏa thuận với nông dân giá cả thông qua trung gian gọi là cò, sau khi đồng ý thì họ sẽ đưa cho nông dân một số tiền gọi là tiền đặt cọc dựa theo giá thị trường và sự tính toán của họ, đến ngày thu hoạch thì họ sẽ đến để thu lúa và trả đủ số tiền. Thời gian gần đây thương lái trực tiếp xuống địa bàn để nắm tình hình khi được giá mới cho ghe vào và cân lúa để đỡ tốn tiền cò lúa.

Thương lái thu mua có một thuận lợi là người bán thường là các nông dân ở cùng địa phương đã quen biết nên dễ ép giá người bán. Tuy nhiên thương lái cần

phải có một số vốn lớn mới có thể chi trả cho việc thu mua lúa, có như vậy mới để lại lòng tin cho nông dân.

Một số khó khăn điển hình của thương lái:

 Khi mới bắt đầu tham gia kinh doanh họ thường thiếu vốn vì phải mua lúa bằng tiền mặt mà lượng mua thường lớn.

 Chi phí vận chuyển ngày càng tăng do giá xăng dầu tăng cao, vì vậy chi phí

vận chuyển là một khó khăn không nhỏ của thương lái.

 Ngày càng nhiều sự cạnh tranh giữa các thương lái vì lợi nhuận tương đối cao

của đối tượng này.

 Việc bảo quản sau thu mua gây thất thoát khá cao cũng là một khó khăn của

thương lái vì công nghệ và trình độ của họ chưa cao.

Thương lái thường đảm bảo đầu ra trước mới tiến hành thu mua lúa của nông hộ. Sau khi thu mua lúa xong họ thường đem về và trộn lẫn vào nhau để chất lượng lúa đồng đều hơn mới đem đi tiêu thụ ở các chủ vựa, công ti kinh doanh . Nơi đây cũng thu mua lúa của họ dễ dàng như họ thu mua của nông hộ. Tuy nhiên chi phí vận chuyển đến nơi tiêu thụ của thương lái đều do họ chi trả.

3.5.2.3 Chủ vựa, tiểu thương thu mua lúa

Thành viên này ngày càng thu hẹp phạm vi hoạt động do đa phần là nông dân

bán lúa ngay tại ruộng sau khi thu hoạch xong.

Chủ vựa: cũng giống như thương lái nhưng họ vận chuyển lúa bằng xe tải, tàu thuyền lớn và cần nhiều vốn hơn vì họ phải xây dựng các kho chứa.

Tiểu thương: là các thương lái, chủ vựa thu mua lúa và đem đi nơi khác tiêu thụ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa của nông hộ xã nhơn bình trà ôn vĩnh long (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)