Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa của nông hộ xã nhơn bình trà ôn vĩnh long (Trang 27)

3.1.2.1 Đơn vị hành chính

Huyện gồm 1 thị trấn và 13 xã : Hựu Thành,Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Tích Thiện, Phú Thành, Lục Sĩ Thành, Thới Hòa, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Hòa Bình, Trà Côn.

3.1.2.2 Dân số và lao động

Dân số 153.000 người. Trong đó lao động trong độ tuổi lao động là 82.526 người với lao động khu vực nhà nước là 2.526 người, lao động nông nghiệp là 61.130 người, lao động thương nghiệp là 4.982 người và lao động thương nghiệp và dịch vụ là 13.888 người( năm 2011).

3.1.2.3 Văn hóa xã hội

Trà Ôn là một trong những huyện nghèo của tỉnh Vĩnh Long, mức sống của người dân còn thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Năm 2005 huyện có hai xã hưởng chương trình 135 của chính phủ, có đến 70% số hộ Khmer nghèo chỉ có dưới

2.500 m2 và đất sản xuất, 28% số hộ không có đất sản xuất, suốt năm phải đi làm

thuê kiếm sống qua ngày. Nhờ những chính sách đổi mới trong phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu mang lại hiệu quả tốt, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống người dân dần dần được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 16% năm 2006 xuống còn hơn 13% năm 2009 với gần 3000 hộ thoát nghèo. Năm 2010 Trà Ôn phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 24,6% xuống còn 11%. Hầu hết các xã phường đều đã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng

Bên cạnh các chính sách xã hội, Trà Ôn còn được Trung ương và tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng. Ngày 31-12-2009 cầu Trà Ôn được làm lễ thông xe kĩ thuật. Cầu Trà Ôn bắc qua sông Mang Thít, trên tuyến quốc lộ 54, nối liền hai huyện Trà Ôn và Tam Bình. Chiếc cầu giúp Trà Ôn thoát khỏi thế cô lập trong giao thương, mua bán sinh hoạt và sản xuất, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông huyết mạch của quốc lộ 54, nối liền 3 tỉnh Vĩnh Long- Trà Vinh và Cần Thơ, giảm lưu lượng giao thông trên quốc lộ 1A, quốc lộ 53.

Tính đến năm 2011 huyện có số y bác sĩ là 135 người, số giường bệnh là 175 giường, tổng số học sinh là 23371 người, còn 13,85% hộ nghèo và huyện cũng xây dựng được 25 căn nhà đại đoàn kết.

Điện sử dụng, đường ô tô đến trung tâm xã, thị trấn, hệ thống điện thoại phủ kín cả thị trấn, thông tin liên lạc đa dạng phong phú, phương tiện nghe nhìn hầu như mỗi hộ điều có.

3.1.2.5 Tình hình kinh tế

Trà Ôn là huyện vùng sâu của Vĩnh Long, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ hầu như không có gì đáng kể. Từ 2011 Trà Ôn xác định chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp để phát triển kinh tế trong đó chọn kinh tế vườn đa dạng, chăn nuôi bò lai Sind và khai thác thủy sản là mũi nhọn đột phá.

3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của việc trồng lúa ở xã Nhơn Bình huyện Trà Ôn

3.1.4.1 Giá trị kinh tế cây lúa

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của Việt Nam cũng như thế giới và còn là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong dinh dưỡng.

Những sản phẩm đa dạng từ lúa gạo cũng có giá trị kinh tế rất cao.Sản phẩm chính là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu thành cơm, chế biến thành các sản phẩm khác như bánh đa nem, phở, bánh chưng, bánh tét, bún, rượu và rất nhiều loại thực phẩm khác.

Bên cạnh hạt gạo còn có những sản phẩm phụ mang lại giá trị kinh tế khác như: tấm, cám , trấu, rơm rạ. Tất cả những bộ phận của cây lúa đều được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của con người, ngay cả rễ lúa còn nằm dưới lòng đất cũng được cày bừa vùi lấp vào đất để làm đất tươi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây lúa vụ sau.

Cây lúa hạt gạo không chỉ đem lại cho người dân sự no ấm cho con người mà còn có thể giúp người nông dân làm giàu, giúp cho đất nước phát triển kinh tế nếu biết biến nó thành hàng hóa có giá trị.

3.1.4.2 Thuận lợi của việc trồng lúa ở xã

Lưu thông vật tư nông nghiệp và nông sản hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy thuận lợi.

Có tiềm năng đất đai màu mỡ, cù lao sông Hậu có nước ngọt quanh năm, hệ thống kênh thủy lợi nội đồng khá hoàn thiện đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho toàn diện tích mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Ở ngoài vùng lũ của Đồng bằng sông Cửu Long, không bị mặn xâm nhâp, nước ngọt dồi dào, có thể lợi dụng thủy triều tưới tiêu tự chảy, là điều kiện cơ bản để nông nghiệp địa phương chọn lựa loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái vừa lại có thị trường tiêu thụ, nhất là cho thu hoạch trái vụ trong năm. Sản xuất nông nghiệp ít gặp rủi ro xảy ra do khí hậu, thời tiết và chế độ thủy văn.

Tốc độ phát triển dân số trung bình, nguồn lao động dồi dào. Có thị trường tiêu thụ lớn là Cần Thơ, cần tận dụng khai thác.

Được sự quan tâm của cấp trên đầu tư cơ sở hạ tầng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở địa phương mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.

Người dân từ lâu đã quen với việc ruộng đồng và tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất quý báu.

3.1.4.3 Khó khăn

Thời tiết khí hậu thay đổi thất thường và sự xuất hiện của sâu hại, dịch bệnh có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

Diện tích sản xuất nhỏ lẻ nên khó khăn trong áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Giống lúa truyền thống là IR50404 tuy cho năng suất cao nhưng lại bị nhiễm sâu bệnh nặng và rất khó tiêu thụ trên thị trường do chất lượng rất thấp, thương lái cũng ép giá nông dân khi mua giống lúa này.

Chi phí phân bón, nông dược không ngừng tăng lên làm cho chi phí sản xuất cũng tăng theo.

Khâu tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, còn nhiều bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thị trường.

Còn thiếu vốn để sản xuất và tái sản xuất mở rộng.

Tổ chức chưa tốt trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất còn mang tính tự phát, thiếu ý thức bảo vệ môi trường, có nguy cơ hủy hoại nguồn lợi thiên nhiên.

Phần lớn lao động chưa qua đào tạo, hiệu quả năng suất thấp.

Trình độ năng lực, quản lí dự án của cán bộ xã còn nhiều hạn chế, người dân còn nghèo nên việc đối ứng để xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.

3.1.5 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: xã Nhơn Bình

3.1.5.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí

Xã Nhơn Bình là một xã vùng sâu của huyện Trà Ôn. Tọa độ địa lí của xã là

1002’44” Bắc và 10600’55” Đông. Xã nằm theo hướng Đông Bắc cách trung tâm

huyện Trà Ôn khoảng 22 km, cách Thành phố Vĩnh Long 32km về phía Bắc, có vị trí tiếp cận như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Xuân Hiệp. + Phía Nam giáp xã Trà Côn. + Phía Đông giáp xã Hòa Bình.

+ Phía Tây giáp xã Tường Lộc huyện Tam Bình.

Tổng diện tích tự nhiên 1.703,55 ha chiếm 6,57% diện tích của huyện. Toàn xã có 9 ấp là Tường Ngãi, Sa Rày, Tường Trí, Nhơn Trí, Sa Co, Tường Nhơn, Ba Chùa, Nhơn Ngãi, Nhơn Trí.

- Địa hình, khí hậu:

+ Địa hình tương đối bằng phẳng, có cao trình từ 0,4-2m so với mực nước biển, mang tính đặc thù chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đất đai bằng phẳng, màu mỡ khá thuận lợi cho thâm canh sản xuất nông nghiệp nhất là thâm canh lúa chất lượng cao.

+ Khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, độ ẩm phổ biến hằng năm 74-87%. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 3(khoảng 74%) và cao nhất vào

tháng 9, tháng 10(khoảng 86-87%). Nhiệt độ bình quân là 280C, nhiệt độ cao nhất là 36-370C và thấp nhất là 22,30C. Biên độ nhiệt giữa ban ngày và ban đêm từ 7-80

C. Bức xạ tương đối cao, bình quân trong ngày có khoảng 7,5 giờ nắng. Thời gian chiếu sang bình quân từ 2.181-2.676 giờ/năm.

Trong năm thể hiện rõ rệt hai mùa: mưa và nắng. Mùa mưa thường bắt đầu cuối tháng 4 và kéo dài đến tháng 10-11(lượng mưa trung bình1000-1500mm/năm); mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng 5 của năm sau(giờ nắng bình quân khoảng 2.800 giờ/năm).

+ Thủy văn: nằm trong khu vực ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông và trực tiếp ảnh hưởng bởi sông Hậu và sông Mang Thít nên trong ngày thường xuất hiện một lần nước lên(nước lớn) và một lần nước xuống( nước ròng). Trong tháng xuất hiện hai đợt triều cường(còn gọi là nước rong), đồng thời cũng xuất hiện hai đợt triều xuống(còn gọi là nước kém). Triều cường cao nhất trong năm của xã thường vào cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 âm lịch hằng năm, mặt nước lũ cao nhất khoảng 0,6-1,0 m so với mặt ruộng.

- Tài nguyên đất đai: Diện tích tự nhiên của xã: 1.703,55 ha. Trong đó:

 Đất sản xuất nông nghiệp: 1506,49 ha.

 Đất trồng cây hằng năm: 968,36 ha.

 Đất trồng cây lâu năm: 509,38 ha.

 Đất nuôi trồng thủy sản: 1,18 ha. + Đất phi nông nghiệp: 197,06 ha.

+ Mặt nước: nguồn nước mặt khá phong phú, biến đổi theo lượng mưa hằng năm và mực nước của sông Hậu thông qua sông Mang Thít đến kênh trục Sa Rày- Rạch Bần nên có nguồn nước ngọt quanh năm rất thuận lợi cho việc đầu tư, thâm canh cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó xã còn có hệ thống kênh nội đồng phủ trên địa bàn, thuận lợi cho việc lấy nước tưới tiêu và nước sinh hoạt.

- Nhân lực:

+ Tổng số hộ toàn xã: 2.217 hộ, nhân khẩu là 9.434 người(chủ yếu là dân tộc Kinh, dân tộc Khmer có 12 hộ với 47 nhân khẩu).

+ Lao động trong độ tuổi: 4.782 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 85%, lao động công nghiệp chiếm 5%, lao động thương mại-dịch vụ chiếm 10% tổng số lao động của xã.

3.1.5.2 Kinh tế xã hội

- Sản xuất nông nghiệp, thủy sản, và phát triển Nông thôn mới:

 Cây lúa: Diện tích xuống giống vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông năm 2012 với diện tích 2.857,8 ha( 3 vụ), giảm so cùng kỳ năm 2011 là 49.2 ha, (nguyên nhân giảm do thực hiện các công trình đê bao, trường học, nạo vét mở rộng kinh nội đồng). Năng suất bình quân 17 tấn/ha, tổng sản lượng 16.194,2 tấn. Thu nhập bình quân đầu người 13.000.000 đồng/năm so kế

hoạch đề ra đạt 100%.

 Cây màu: Có diện tích là 0,7 ha thu nhập bình quân trừ chi phí còn lợi nhuận

mỗi ha ước khoảng 50 -60 triệu đồng, gấp 02 lần so với cây lúa.

 Vườn cây ăn trái: Toàn xã là 461 ha trong đó: Cam 152 ha, giảm so cùng kỳ

7 ha, bưởi 15 ha, sầu riêng 16 ha, dừa 125 ha tăng so năm 2011 là 26.5 ha, các loại cây khác 153 ha , cải tạo trồng mới 7 ha. Cải tạo vườn kém hiệu quả 140/461 ha đạt 30,37%, so với năm 2011 giảm 5 ha. Do trồng xen lẫn nhiều loại cây hiệu quả chất lượng kém, thu nhập kinh tế chủ yếu từ sầu riêng cây cam, bưởi, riêng cây dừa thu nhập thấp do giá cả luôn giảm.

+ Công tác chuyển giao khoa học kỷ thuật:

Kết hợp các ngành có liên quan tổ chức 03 cuộc hội thảo chuyển giao kỹ thuật sản xuất, giữ vững 1 hợp tác xã sản xuất và củng cố có 05 tổ hợp tác, song hoạt động hiệu quả chưa cao.

Trong năm kết hợp các ngành Công ty bảo vệ thực vật An Giang tổ chức 06 cuộc hội thảo triển khai Mô hình cánh đồng mẫu lớn ấp Sa Rày.

+ Chăn nuôi gia súc gia cầm: Tổng đàn gia súc, gia cầm 51.740 con trong đó:

đàn bò 580 con so năm 2010 giảm 108 con. Heo 4.050 con so năm 2011 tăng 392 con. Vịt 29.068 con so năm 2011 giảm 3.000 con. Gà 18.054 con so năm 2011 giữ vững.

+ Công tác thú y: Trong năm tổ chức 02 đợt tiêm phòng gia súc, gia cầm các

loại. Do nhân dân chăn nuôi thả vườn nên công tác tiêm phòng gặp khó khăn.

+ Tiểu thủ công nghiệp: Hiện xã có 01 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cựu chiến binh Vân Hà, hình thức sản xuất thủ công mỹ nghệ, giải quyết cho hơn 20 lao động tại chổ có việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân từ 01 triệu – 1,5 triệu đồng/ người/ tháng. Và 05 tổ hợp tác sản xuất giản đơn với loại hình như: 04 tổ làm thuê sân phơi, sấy lúa, 01 tổ nhân giống lúa, có hơn 150 lao động tham gia.

-Xây dựng kết cấu hạ tầng:

+ Thuỷ lợi: Xoá bảo hành 03 công trình. Dự án 02 cống hở, Cống Bông Súng : đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

+ Nâng cấp đê: Công trình khắc phục lũ: huyện hổ trợ nâng cấp 04 tuyến đê dài 8.000m và 02 đập, sửa 3.000m đường đất. Công trình nâng cấp đê bao 2 bên sông Ba Chùa đã thi công được 60%. Nâng cấp 4 mét bị sạt lỡ.

Nâng cấp và sửa chữa tuyến đường Giao khẩu – cầu Bà Tiềm ấp Nhơn Ngãi, đắp lề 600m đường đal(Nhơn Trí). Rong cây che chắn 37.600 m đường đal, đất trên các ấp.

Rải đá, lót đal 15 tuyến ở các ấp với chiều dài là 13.440 m,( rãi đá 11.690 = 561 m3; lót đal 1.750m).

+ Chương trình phát triển điện:Hiện toàn xã hiện có 2190/2217 hộ có điện sử

dụng chiếm 98,78%, hộ trong bán kính 100%.

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần:

+ Tổng số hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và mua bán nhỏ toàn xã là 152 hộ (giảm 01 hộ).

+ Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 10 sân phơi lúa (tăng 02 sân so năm 2011) tập trung ở các ấp như Nhơn Ngãi, Sa Rày, Tường Nhơn, có 11 máy gặt đập liên hợp và 05 máy xới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, giải quyết trên 200 lao động ở địa phương.

- Tài chính ngân sách và các nguồn vận động:

+Tổng thu ngân sách xã: Dự toán đầu năm: 2.658.161(ngàn đồng), thực thu 2.687.618,652(ngàn đồng) đạt 101%

+Tổng chi: Dự toán: 2.988.407,365(ngàn đồng), thực chi 2.286.289,150(ngàn đồng) đạt 76,5%

- Tài nguyên, môi trường và nước sạch:

Công tác phối hợp tổ đo đạc thực hiện chương trình VLAP: Công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm chỉ đạo, thực hiện các biện pháp khắc phục và quản lý các nguy cơ dẫn tới ô nhiễm môi trường, nhân rộng mô hình gom rác thải ở các thôn để xử lý. Họp dân triển kế hoạch thu gom rác thải khu vực hai bên hương lộ 25 thuộc 02 ấp Sa Rày và Tường Ngãi được 50 hộ dân đồng tình hưởng ứng và đề nghị về phòng Tài nguyên và môi trường đã cấp 12 thùng chứa rác và hỗ trợ thêm kinh

phí vận chuyển rác thải đến nơi tập trung. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch 100% theo

tiêu chuẩn Chỉ thị 01 của Tỉnh uỷ trong đó sử dụng nước máy tập trung 486 hộ/2217 hộ, chiếm 21,19%, đạt 84,76 % so kế hoạch.

- Giáo dục và đào tạo:

+ Cấp tiểu học: Tổng số học sinh là 416 đến cuối năm giảm 01 học sinh, hoàn

thành chương trình đạt 100%.

+ Cấp trung học cơ sở: Tổng số học sinh cuối năm có 187 em, giảm 10 học sinh so đầu năm học, nguyên nhân 03 em bị bệnh còn lại chủ yếu do gia đình nghèo đi làm phụ giúp gia đình. Phối hợp các điểm trường tổ chức đêm trung thu 14/8 âm lịch cho các em thiếu nhi.

- Hoạt động Y tế và Dân số kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc bảo vệ trẻ em. + Y tế:

Mạng lưới y tế ấp được phủ kín hiện nay xã có 9/9 ấp có Tổ y tế đáp ứng nhu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa của nông hộ xã nhơn bình trà ôn vĩnh long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)