Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Phân tích là một thủ tục rất quan trọng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nhằm xác định những biến động, sai lệch không bình thường của các thông tin ghi trên báo cáo tài chính của đơn vị. Đối với nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu, thủ tục phân tích được áp dụng bao gồm hai loại cơ bản sau:
Phân tích hướng ngang (Phân tích xu hướng): các chỉ tiêu phân tích ngang liên quan đến doanh thu bao gồm :
- Lập bảng doanh thu theo tháng,theo cửa hàng, theo thuế suất (thuế đầu ra),theo từng loại doanh thu trong mối quan hệ với giá vốn, với GTGT đầu ra. Nhận dạng về sự tăng giảm bất thường của doanh thu trong kỳ kiểm toán.
- So sánh doanh thu kỳ này với kỳ trước, với doanh thu kế hoạch theo từng tháng, từng quý nếu có biến động, bất thường thì cần tìm rõ nguyên nhân của từng biến động đó.
Phân tích dọc (Phân tích tỷ suất): các tỷ suất tài chính thường dùng trong phân tích doanh thu bán hàng có thể là :
- Tỷ suất lợi nhuận gộp: tỷ suất này phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn. Kiểm toán viên có thể so sánh tỷ suất của doanh nghiệp qua các năm với doanh nghiệp khác trong cùng một nghành nghề kinh doanh.
Tỉ suất lợi nhuận gộp = (Lợi nhuận gộp /Doanh thu bán hàng) *100%
- Tỷ suất hiệu quả kinh doanh: tỷ suất hiệu quả cao hay thấp tùy thuộc vào từng nghành nghề kinh doanh, từng đơn vị trong nghành. Cùng với tỷ suất lợi nhuận gộp, kiểm toán viên có thể đánh giá mức lợi nhuận của doanh nghiệp qua các thời kì khác nhau.
Tỉ suất hiệu quả kinh doanh = (Lợi nhuận trước thuế /Doanh thu bán hàng) *100% Qua các thủ tục phân tích trên, kiểm toán có thể phát hiện và giải trình các phương hướng quan trọng của việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng, lợi tức bán hàng, thuế phải nộp.
- So sánh doanh thu hoạt động tài chính giữa kỳ này với kỳ khác hoặc với kế hoạch (nếu có)
- Lập bảng phân tích đánh giá quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ đối ứng bất thường hoặc nội dung không rõ ràng, điều tra nguyên nhân.
Phân loại doanh thu hoạt động tài chính theo từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tiến hành phân tích và so sánh từng loại thu nhập theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó với tổng doanh thu hoạt động tài chính.
Lập bảng ghi chép các khoản thu từ hoạt động tài chính có tính chất định kỳ (tiền cho thuê tài sản, lãi thu từ hoạt động đầu tư tài chính).
So sánh tương quan giữa chi phí hoạt động tài chính (TK 635) với doanh thu hoạt động tài chính của từng hoạt động để tìm ra những chênh lệch và tìm lời giải thích.
Đối với các khoản giảm trừ
Lập bảng tổng hợp và so sánh các khoản giảm trừ theo mặt hàng, theo bảng, quý và giữa chúng với tổng doanh thu trong kỳ (cả chi tiết theo từng khoản giảm trừ, doanh thu bị trả lại, giảm gái bán hàng…). Nếu có biến động bất thường thì phải tìm ra nguyên nhân .
Phân tích tỷ lệ các khoản giảm trừ trên tổng doanh thu với so sánh tỷ lệ giữa kỳ này với kỳ khác, tìm biến động, phân tích xu hướng biến động đó đồng thời tìm ra nguyên nhân.
Như vậy thông qua việc thực hiện các thủ tục phân tích, so sánh trên cho phép kiểm toán viên phát hiện những biến động bất thường hoặc những sai sót để tập trung kiểm tra, xem xét tìm hiểu nguyên nhân các nguyên nhân ở đây có thể là do những biến động về mặt kinh tế làm ảnh hưởng tới các chỉ tiêu liên quan tới doanh thu và cũng có thể là do sai sót trong báo cáo tài chính của đơn vị. Qua việc phân tích này, KTV có thể hình thành cho mình những định hướng trong công việc kiểm tra chi tiết tiếp theo đối với khoản mục doanh thu.