Thử nghiệm chi tiết

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU tại CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 44)

 Kiểm tra sự có thực của doanh thu bán hàng

Mục đích của thủ tục này là xác minh tất cả các nghiệp vụ bán hàng ghi trên sổ sách là thực sự xảy ra trong niên độ kế toán, không bị nhà quản lý khai khống. Để kiểm tra kiểm toán viên có thể thực hiện các bước sau:

• Đối chiếu trực tiếp doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc liên quan như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng, phiếuxuất kho, vận đơn, chứng từ của hải quan…

• Theo dõi việc thanh toán của khách hàng. Như trong trường hợp bán chịu, kiểm tra các khoản thanh toán tiền của khách hàng sau đó thì xác định được rằng khoảndoanh thu được ghi nhận có thực sự phát sinh hay không.

• Trong trường hợp đơn vị có nhận bán đại lý thì kiểm tra xem doanh thu ghi nhận có bao gồm doanh thu của hàng bán đại lý không.

Đối với thủ tục này kiểm toán viên sẽ kiểm tra xem tất cả các nghiệp vụ bán hàng phát sinh phải được ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán, không bị khai thiếu.Nếu kiểm tra sự có thật xuất phát từ sổ sách đối chiếu với chứng từ gốc thì kiểm tra sự đầy đủ được thực hiện ngược lại, tức là xuất phát từ chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ liên quan vào nhật ký bán hàng. Chứng từ gốc thường được sử dụng trong trường hợp này là hóa đơn bán hàng. Tuy nhiên cũng tồn tại một số nghiệp vụ chưa ghi nhận doanh thu, chưa xuất hóa đơn nhưng đã giao hàng, trong trường hợp này tốt nhất nên sử dụng hóa đơn vận chuyển, vì dù sao hóa đơn bán hàng cũng được lập từ vận đơn, hoặc cũng cóthể sử dụng thẻ kho, sổ theo dõi hàng tồn kho…

 Kiểm tra sự chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng

Chọn mẫu các hóa đơn bán hàng, kiểm tra lại giá bán, số lượng và tính toán lại cột thành tiền trên hóa đơn. Trong đó, giá bán được đối chiếu với bảng giá được xét duyệt hay hợp đồng. Số lượng thì đối chiếu với hóa đơn, chứng từ vận chuyển, đơn đặt hàng…

Kiểm tra các khoản chiết khấu, giảm giá có phù hợp với chính sách bán hàng của doanh nghiệp không để chắc chắn rằng các khoản chiết khấu, giảm giá đã được tính chính xác về mặt giá trị.

Đối với trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, kiểm toán viên cần kiểm tra việc qui đổi về tiền Việt Nam có đúng theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh hay không.

 Kiểm tra việc doanh thu được ghi chép đúng niên độ

Chọn mẫu các hóa đơn bán hàng phát sinh liền trước và sau ngày khóa sổ và kiểm tra xem chúng có được ghi sổ đúng niên độ kế toán không, đồng thời kiểm tra cả ngày chúng được vận chuyển đi bán trên các chứng từ vận chuyển.

 Kiểm tra sự phân loại doanh thu mục đích đảm bảo không có sự sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính, kiểm toánviên sẽ xem xét về sự phân biệt giữa:

- Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay.

- Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính.

- Doanh thu các loại sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu các loại thuế khác nhau, hoặc có thuế suất khác nhau, hoặc khác nhau về cơ sở xác định doanh thu chịu thuế.

- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và hàng hoá nhận bán đại lý.

 Kiểm tra việc công bố các thông tin liên quan đến doanh thu:

- Chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu, bao gồm cả phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch về cung cấp dịch vụ.

- Doanh thu của từng loại giao dịch.

- Doanh thu từ việc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ theo từng loại giao dịch. 2.2.4 Tổng hợp, báo cáo

- Kiểm toán chính,trưởng đoàn kiểm toán sẽ tổng hợp, đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán đã thực hiện nhằm:

 Đánh giá kế hoạch kiểm toán được thực hiện có hiệu quả hay chưa.

 Xem xét các đánh giá, các phát hiện của kiểm toán viên trong đoàn có chính xác, có đủ cơ sở, đủ bằng chứng thích hợp hay không.

 Đánh giá xem mục tiêu kiểm toán đã đạt được chưa. - Lập báo cáo kiểm toán: kết thúc kiểm toán.

2.3 Kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty TNHH XYZ do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông thực hiện Kiểm toán Phương Đông thực hiện

2.3.1 Tìm hiểu về hoạt động của Công ty TNHH XYZ

2.3.1.1 Giới thiệu sơ lược về khách hàng

Công ty TNHH XYZlà doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài do XYZ Brake Industrial Co., Ltd. (Giấy phép thành lập số NBD/5364 ngày 01 tháng 3 năm 2006 tại Brunei, địa chỉ trụ sở chính tại Rm 51, 5th

Floor, Britannia House, Jalan Cator, Bandar Seri Begawan BS 8811, Negara Brunei Darussalam) thành lập và đầu tư theo giấy phép đầu tư số 474/GP-KCN-ĐN ngày 08 tháng 6 năm 2006 do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai cấp.

Trong quá trình hoạt động, Công ty có đăng ký điều chỉnh và được cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư điều chỉnh chứng nhận thay đổi lần thứ nhất số 472043000433 ngày 11 tháng 4 năm 2008, lần thứ 2 số 472043000433 ngày 30 tháng 12 năm 2010, lần thứ 3 số 472043000433 ngày 31 tháng 10 năm 2012 do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh Đồng Nai cấp.

Theo Giấy Chứng nhận đầu tư điều chỉnh chứng nhận thay đổi lần thứ 3 nêu trên, Công ty đăng ký vốn điều lệ 37.864.000.000 đồng (tương đương 2.000.000,00 USD), tổng vốn đầu tư 57.742.600.000 đồng (tương đương 3.050.000,00 USD).

Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán Doanh nghiệp.

2.3.1.2 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng dùng cho xe ô tô, xe gắn máy và xe đạp, sản xuất linh kiện, phụ tùng (không bao gồm công đoạn xi mạ) dùng cho xe tải, máy móc thiết bị công nghiệp, nông nghiệp và máy móc thiết bị ngư nghiệp.

Trong năm 2014, tình hình kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng, áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết làm cho lượng tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu chậm.Từ nguyên liệu là sắt, thép sản xuất ra phụ tùng ôtô xe máy và xe đạp. Trong năm 2014 tiêu thụ nội địa (bán sỉ) 55 tỷ, xuất khẩu 24 tỷ.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH XYZ trong năm 2014

Đơn vị tính: VNĐ

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 79.685.249.171

2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 79.685.249.171

3. Giá vốn hàng bán 52.343.821.651

4. Lợi nhuận gộp/(lỗ) về bán hàng và cung cấp dịch vụ 27.341.427.520

5. Doanh thu hoạt động tài chính 343.986.185

6. Chi phí tài chính 203.904.713

7. Chi phí bán hàng 2.722.883.012

8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.784.951.231

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 18.973.674.749

10. Thu nhập khác 11.648.462

11. Chi phí khác 809.922.644

12. Lợi nhuận khác (798.274.182)

Comment [T1]: Số liệu canh phải dùng tab canh

13. Lợi nhuận/ (lỗ) kế toán trước thuế 18.175.400.567

14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 3.602.028.703 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 14.573.371.864

2.3.1.3 Tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu

Tại Công ty TNHH XYZ thủ tục kiểm soát được xây dựng trên 3 nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm và nguyên tắc ủy quyền phê chuẩn.

Những thủ tục kiểm soát liên quan đến việc ghi nhận doanh thu được áp dụng tạiCông ty TNHH XYZ:

Công ty có chính sách bán chịu cho khách hàng, thời gian nợ cho phép từ 30 đến 45 ngày đối với những khách hàng truyền thống đã làm ăn lâu năm. Tất cả các hợp đồng mua bán đều có sự phê chuẩn của người có thẩm quyền.

Cụ thể, Trưởng phòng kinh doanh là người có quyền phê chuẩn hợp đồng mua bán chịu cho những khách hàng truyền thống và có đơn giá nhỏ hơn 200.000.000 đồng, với những khách hàng mới hay đơn hàng có giá trị lớn hơn, cần phải có sự xem xét, đánh giá và phê duyệt của giám đốc hoặc phó giám đốc (nếu được ủy quyền). Thông tin về giá cả sản phầm được cập nhật thường xuyên và được công bố trên những báo giá, chính giám đốc là người ký chấp nhận bảng báo giá này sau khi kế toán trưởng tập hợp tất cả các chi phí và đề xuất giá cả mua bán phù hợp. Tất cả những nghiệp vụ xuất kho đều phải có phiếu xuất kho. Kế toán là người lập hóa đơn và ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế, hoàn toàn không có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của công ty. Người thu và giữ tiền là nhân viên thu ngân.

Đối với hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán do không đúng chủng loại và phẩm chất, công ty yêu cầu tất cả các trường hợp đều phải có sự phê duyệt của người có trách nhiệm, cụ thể là trưởng phòng kinh doanh hay giám đốc (hoặc phó giám đốc), và phải có biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại hay chứng từ điều chỉnh giá cho lô hàng đã bán; Quy trình kiểm tra và nhập hàng được tuân thủ nghiêm ngặt giống như nhập kho hàng mua vào và có nơi cất riêng những hàng này nhằm phân biệt hàng mới nguyên và hàng bị lỗi; kế toán tổ chức theo dõi riêng hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán căn cứ vào hợp đồng mua bán, biên bản trả lại hàng, hóa đơn điều chỉnh giá bán, phiếu nhập kho, đồng thời ghi giảm khoản nợ phải thu khách hàng. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp kết quả, kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần trong kỳ.

Comment [T2]: Dùng tab canh phải để canh phải số liệu

Trường hợp khách hàng đặt hàng qua điện thoại, email hoặc fax nhân viên phòng kinh doanh sẽ kiểm tra lượng hàng tồn kho và điền vào đơn đặt hàng của công ty về đơn giá và số lượng mà công ty có thể đáp ứng được. Số lượng cung cấp với số lượng mà khách hàng yêu cầu có thể khác nhau do lượng hàng trong kho không đủ để cung ứng.Chỉ có nhân viên phòng kinh doanh mới có thể sửa lỗi thông tin trên đơn đặt hàng.

Sau khi chấp nhận đơn đặt hàng thì phiếu giao hàng được nhân viên phòng kinh doanh lập và phê chuẩn. Thông thường 1 phiếu giao hàng được lập thành 4 liên dùng để lưu, giao khách hàng, giao nhân viên thống kê hàng tồn kho và giao cho tài xế vận chuyển hàng.

Tại kho, thủ kho viết số lượng thực tế ngay lên phiếu giao hàng rồi ký lên phiếu. Người giám sát chịu trách nhiệm đếm số lượng hàng xếp lên xe và ký tên ghi rõ số lượng và giờ xếp hàng lên phiếu.

Tại cổng, phiếu ra vào có nội dung ngày, tên khách hàng, biển số xe, bảo vệ ký tên trên phiếu này, bảo vệ giữ mẫu phiếu này.

Phiếu giao hàng được chuyển đến phòng Kế toán để phát hành hóa đơn và ghi nhận nghiệp vụ bán hàng.

Một ngày sau khi giao hàng (hoặc ngày phát hành hóa đơn), kế toán viên kiểm tra hóa đơn và phiếu giao hàng về sự chính xác của dữ liệu.

Kế toán hạch toán như sau:

Ghi nợ tài khoản Nợ phải thu Ghi có tài khoản Doanh thu

Đồng thời,

Ghi nợ tài khoản Giá vốn Ghi có tài khoản Thành phẩm

Còn đối với hàng xuất khẩu, khi tiếp nhận đơn đặt hàng, nhân viên phòng bán hàng sẽ thảo luận với khách hàng về chủng loại, giá cả, điều kiện thanh toán và ngày giờ giao hàng.Nếu thỏa thuận thành công và công ty đủ hàng cung cấp cho khách hàng thì hợp đồng xuất khẩu được lập và ký bởi Phó giám đốc. Nhân viên phòng bán hàng sẽ thiết lập đơn đặt hàng, chuẩn bị chứng từ xuất khẩu, bao gồm hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan, phiếu đóng gói, tờ khai chất lượng sản phẩm, tờ khai xuất xứ và vận đơn.Hóa đơn thương mại được ký bởi Giám đốc hoặc Phó giám đốc (nếu được ủy quyền).

Khi nhận tờ khai hải quan và hóa đơn thương mại, kế toán lập hóa đơn xuất khẩu. Để xác minh sự hữu hiệu của những thủ tục kiểm soát trên, trong giai đoạn tìm hiểu khách hàng. Công ty kiểm toán có cử kiểm toán viên thực đi thực tế tại văn phòng công ty, kho bãi, và trực tiếp phỏng vấn những nhân viên làm việc ở đây như nhân viên kho, kế toán viên.Ngoài ra, kiểm toán viên còn chọn mẫu một số nghiệp vụ, kiểm tra chứng từ và sự phê duyệt. Kết quả cho thấy Công Ty TNHH XYZ đã tuân thủ đúng những thủ tục kiểm soát trên.

Doanh thu tài chính của Công ty chủ yếu là những khoản thu từ tiền lãi gửi ngân hàng và lãi thanh toán chậm, lãi do chênh lệch tỷ giá, số tiền phát sinh khá thấp nên kiểm toán viên đánh giá khả năng xảy ra sai phạm ở khoản mục này là thấp.

Tổng hợp kết quả tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như những thủ tục kiểm soát của khách hàng có liên quan đến ghi nhận doanh thu, kiểm toán viên cho rằng rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu ở mức chấp nhận được.

2.3.2 Xác lập mức trọng yếu  MỤC TIÊU MỤC TIÊU

Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế - đánh giá lại) được lập và phê duyệt theo chính sách của Công ty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU

Bảng 2. 1: Bảng xác định mức trọng yếu

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

(áp dụng)

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức

trọng yếu Lợi nhuận trước thuế

Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định

mức trọng yếu

Công ty đã hoạt động ổn định, mục tiêu là lợi nhuận

Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a)

18.203.378.653 18.203.378.653 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu (b) 7% 7%

Doanh thu: 0,5% - 3% Tổng tài sản: 1%-2% Vốn chủ sở hữu: 1%-5%

Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 1.274.236.506 1.274.236.506

Mức trọng yếu thực hiện (mức trọng yếu chi tiết)

(d)=(c)*(50%-

75%) 764.541.903 764.541.903

Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua

(e)=(d)*4%

(tối đa) 30.581.676 30.581.676

Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán.

2.3.3 Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu tại Công ty TNHH XYZ Sau khi kế hoạch đã được phổ biến cho các thành viên của đoàn kiểm toán, các Sau khi kế hoạch đã được phổ biến cho các thành viên của đoàn kiểm toán, các kiểm toán viên đến khách hàng và bắt đầu thực hiện kiểm toán. Quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu được kiểm toán viên tiến hàng theo trình tự của chương trình kiểm toán mẫu.

Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc ghi nhận doanh thu:

Do đây là khách hàng lâu năm, trong quá trình kiểm toán những năm trước, kiểm toán viên nhận thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hoạt động khá hiệu quả nên cho rằng có thể bỏ qua giai đoạn kiểm tra này.

2.3.3.1 Thủ tục phân tích khoản mục Doanh thu

Kiểm toán viên sau khi thu thập thông tin về hệ thống KSNB của Công ty XYZ bắt đầu sử dụng các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các khoản doanh thu và nợ phải thu để phát hiện ra gian lận và sai sót ở công ty XYZ.

Kiểm toán viên cho rằng các trường hợp xảy ra gian lận và sai sót thường đối với

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU tại CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)