Xuất mô hình sử dụng đất thích ứng với sự dâng cao mực nước biển

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam (Trang 82)

3.6.4.1. Mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững

Mô hình NTTS bền vững: NBD và xâm nhập mặn trong giai đoạn tới làm gia tăng diện tích nước lợ, diện tích làm muối kém hiệu quả và diện tích trồng lúa ở vùng đất úng trũng được chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ trở thành yếu tố thuận lợi cho NTTS. Đây là cơ hội để các huyện, thành phố ven biển tập trung phát triển mạnh NTTStheo hướng sản xuất hàng hóa, có hiệu quả cao và bền vững. Cùng với NTTS, năng lực và hiệu quả khai thác hải sản, phát triển hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu thủy sản sẽ được tăng cường.

Dự kiến diện tíchNTTStănglên khoảng2.511 ha vào năm 2020.NTTS tập trung cao vào một số loài có ưu thế như tôm sú, cua, ngao, sò, cá bống, cá bớp, cá song, cá

vược, tôm càng xanh, rong câu và cá rô phi đơn tính thương phẩm. Mô hình nàyđang được triển khai rộng khắp tại các huyện/thành phố Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An.

3.6.4.2. Mô hình du lịch sinh thái

Mô hìnhSDĐdu lịch sinh thái: Trong điều kiện ảnh hưởng lớn BĐKH, NBD thì việc ưu tiên phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp của vùng là cần thiết. Tuy nhiên, để không quá phụ thuộc vào khí hậu thời tiết mà vẫn phát triển nhanh về kinh tế ở tất cả các lĩnh vực thì việc SDĐ theo hướng du lịch sinh thái là hiệu quả.Mô hình cộng đồng tham gia du lịch sinh thái ở khu rừng ngập nước cửa sông ven biển (Eco- Toursim) đã và đang từng bước được hình thành và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Đây là mô hình SDĐ để phát triển sinh kế bền vững nhận được sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và cộng đồng người dân các xãngoại ô TP. Hội An.

Tiểu kết Chương3:

Theo kịch bản phát thải trung bình, đến cuối thế kỷ 21, khu vực ven biển Quảng Nam mực nước biển sẽ dâng cao 67,5cm. Ứng với mực NBD này, theo kết quả tính toán sẽ có khoảng 1,41% diện tích đất nông nghiệp, 0,64% đất phi nông nghiệp và 9,38% đất chưa sử dụng trong tổng số diện tích đất tự nhiên của vùng bị ngập lụt, dẫn đến thay đổi cấu trúc và phải chuyển mục đích sử dụng.

Phần diện tích đất bị ngập lụt và phải chuyển đổi mục đích sử dụng tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất đai của vùng. Tuy nhiên, vùng ven biển lại là nơi tập trung đông dân cư, nơi diễn ra phần lớn các hoạt động KT-XH của các huyện, thành phố ven biển nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung cho nên phần đất bị mất đi hay bị thay đổi cấu trúc và chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ gây ra áp lực đối với các loại hình sử dụng đất khác. Bên cạnh đó, với với tốc độ dâng cao của mực nước biển sẽ ngày càng gia tăng trong thế kỷ tới thì sức ép đó sẽ ngày càng lớn. Do đó cần phải có các giải pháp nhằm hạn chế những tác động nói trên.

Để ứng phó với sự dâng cao mực nước biển đối với vùng ven biển nói chung, lĩnh vực SDĐ nói riêng cần phải thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp (giải pháp chung, giải pháp thích ứng và giải pháp giảm nhẹ). Trong đó cần chú trọng đến các giải pháp thích nghi với NBD với hai nhóm giải pháp cụ thể là điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

Việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch SDĐ thích nghi với bối cảnh NBD trong tương lai được thực hiện đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo vệ, cải tạo đất đai và môi trường, biện pháp hành chính, định hướng SDĐ.

Đối với những vùng đất bị ngập cần chuyển đổi sử dụng: Đất nông nghiệp bị ngập sẽ chuyển sang NTTS bền vững; Đất phi nông nghiệp, đất bằng chưa sử dụng bị ngập sẽ chuyển thành đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Đối với những vùng đất chưa bị ngập cần thực hiện chuyển đổi: Đất NTTS cần mở rộng diện tích, lấy từ phần đất chưa sử dụng; Đất lâm nghiệp thì cần tăng thêm diện tích trồng rừng ngập mặn, lấy từ phần đất chưa sử dụng; Đất phi nông nghiệp chuyển vào những vị trí cao hơn, lấy từ phần đất chưa sử dụng.

Bên cạnh đó cần phải nghiên cứu áp dụng mô hình SDĐ thích ứng với NBD như: Mô hình NTTS bền vững, mô hình du lịch sinh thái.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Dải ven biển tỉnh Quảng Nam bao gồm 2 TP.Hội An và Tam Kỳ, 4 huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình và Núi Thành với dân số 849.547 người và diện tích gần 1.583km2, chiếm hơn 61% về dân số và 15% về diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả khu vực duyên hải Trung Trung Bộ nói chung. Trong những gần đây, vấn đề NBD do BĐKH ở khu vực này diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và có chiều hướng gia tăng cả về cường độ lẫn tần suất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân.

2. Theo kịch bản phát thải trung bình, đến cuối thế kỷ 21, khu vực ven biển Quảng Nam mực nước biển sẽ dâng cao 67,5cm. Ứng với mực NBD này, theo kết quả tính toán sẽ có khoảng 1,41% diện tích đất nông nghiệp, 0,64% đất phi nông nghiệp và 9,38% đất chưa sử dụng trong tổng số diện tích đất tự nhiên của vùng bị ngập lụt, dẫn đến thay đổi cấu trúc và phải chuyển mục đích sử dụng.

3. Phần diện tích đất bị ngập lụt và phải chuyển đổi mục đích sử dụng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất đai của vùng. Tuy nhiên, phần đất bị mất đi hay bị thay đổi cấu trúc và chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ gây ra áp lực đối với các loại hình sử dụng đất khác.

4. Để ứng phó với sự dâng cao mực nước biển đối với vùng ven biển nói chung, lĩnh vực SDĐ nói riêng cần phải thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp (giải pháp chung, giải pháp thích ứng và giải pháp giảm nhẹ), trong đó tập trung thực hiện các giải pháp thích nghi với NBD với hai giải pháp cụ thể là điều chỉnh quy hoạch phát triển KT-XH và điều chỉnh quy hoạch SDĐ. Giải pháp điều chỉnh quy hoạch SDĐ được đề xuất như sau:

- Đối với những vùng đất bị ngập cần chuyển đổi sử dụng:

+ Đất nông nghiệp bị ngập sẽ chuyển sang NTTS bền vững;

+ Đất phi nông nghiệp, đất bằng chưa sử dụng bị ngập sẽ chuyển thành đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.

- Đối với những vùng đất chưa bị ngập cần thực hiện quy hoạch:

+ Đất lâm nghiệp thì cần tăng thêm diện tích trồng rừng ngập mặn, lấy từ phần đất chưa sử dụng;

+ Đất phi nông nghiệp chuyển vào những vị trí cao hơn, lấy từ phần đất chưa sử dụng.

5. Để thích ứng với hiện tượng NBD do BĐKH, vùng ven biển, luận văn đãđề xuất các mô hìnhSDĐkhông chỉ tập trung SDĐnông nghiệp mà còn liên kết tổ chức sử dụng đất theo hướng dịch vụ - hàng hóa, như mô hình NTTS bền vững, mô hình sử dụng đất du lịch sinh thái… Tuy nhiên, các mô hình SDĐ đề xuất mới chỉ mang tính lý thuyết. Nếu có điều kiện thực hiện tiếp theo cần thực hiện điều tra kỹ hơn về điều kiện kinh tế xã hội, sinh kế của người dân vùng bị ảnh hưởng trực tiếp để đưa ra những biện pháp khả thi và thực tế hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Thị Bính (2007).Nghiên cứu đánh giá xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp giảm

thiểu mặn, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng-sông Thái Bình trong mùa cạn,Tuyển tập Hội nghị khoa học và công nghệ, Viện Công nghệ Môi trường;

[2] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam, NXB TNMT và Bản đồ;

[3] Nguyễn Trần Cầu và nnk (2011). Nghiên cứu tác động của BĐKH đến sinh thái nông nghiệp ở những vùng cảnh quan khác nhau tại khu vực Trung Trung Bộ, Dự án P1-08-

VIE, Viện Địa lý; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[4] Nguyễn Thị Kim Cúc (2011).Thíchứng của hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển dưới tác động của nước biển dâng: Nghiên cứu ở đồng bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu

Hội thảo khoa học quốc gia “Đất ngập nước và biến đổi khí hậu” được NXB Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội;

[5] Nguyễn Văn Hoàng, Lê Quang Đạo, Nguyễn Thị Thu Vân, Ứng Quốc Khang, (2011).

Ảnh hưởng của nước biển dâng đến xâm nhập mặn nước sông Hồng, Tuyển tập báo cáo

Hội nghị khoa học và công nghệ biển lần thứ V-20-22/10/2011. Quyển 5: Sinh thái, Môi trường và Quản lý biển, trang 465-474.

[6] Nguyễn Xuân Hiển, Trần Thục, Đinh Văn Ưu (2012). Đánh giá ảnh hưởng của thủy

triều đến nước dâng bãoở khu vực ven biển Hải Phòng, Tạp chí Khí tượng Thủy văn,

trang 8-15;

[7] Phan Nguyên Hồng (2007).Ảnh hưởng của nước biển dâng đếnhệ sinh thái rừng ngập

mặn và khả năng ứng phó, Tạp chí Biển;

[8] Nguyễn Đình Kỳ và nnk (2011).Đánh giá xu hướng tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển KT-XH ở Trung Trung Bộ, Dự án P1-08- VIE, Viện Địa lý;

[9] Trần Hồng Lam (2006). Nước dâng do bão, công tác triển khai dự báo nghiệp vụ tại Việt Nam, Tạp chí KTTV số543;

[10] Nguyễn Thọ Sáo và nnk (2010).Các biện pháp hoàn phục bãi biển Cửa Tùng – Quảng Trị,Tạp chí Khoa học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập26, trang 98-103;

[11] Hoàng Văn Thắng và nnk(2011).Đất ngập nước và biến đổi khí hậu,NXB Khoa học và Kỹ thuật;

[12] Lê Quang Trí (2005), Giáo trình Qui Hoạch SDĐ Đai,Trường ĐH Cần Thơ;

[13] Phạm Tất Thắng, Nguyễn Thu Hiền (2012). Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu – nước

biển dâng đến tình hình xâm nhập mặn dải ven biển đồng bằng Bắc Bộ; Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và Môi trường;

[14] Trung tâm kỹ thuật môi trường –CEE (2010). Đánh giá tác động của BĐKH và nước

biển dâng tới các vùng đất thấp và đất ngập nước tỉnh Sóc Trăng, Tuyển tập Báo cáo Khoa học Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng;

[15] UBND tỉnh Quảng Nam (2011).Quyết định số 389/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 về việc “Phê duyệt quy hoạch vùngĐông tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

[16] Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011). Đề án ứng phó với BĐKH và nước biển dâng

[17] Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2011).Đề án Ứng phó với BĐKH và nước biển dâng tỉnh Sóc Trăng giai đoạn2011 -2015 và định hướng đến năm 2020;

[18] Phan Thị Kim Văn (2009). Nghiên cứu các tác động của NBD khu vực quần đảo Trường Sa và các vùng ven biển miền Trung Việt Nam, Báo cáo khoa học, Hội thảo

UNESCO-Việt Nam- Italy, Hà nội;

[19] Dương Văn Viện và nnk (2013). Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu- nước

biển dâng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang,Đề tài KHCN cơ sở

cấp Bộ năm 2012-2013;

[20] Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học -Đại học Huế (2012). Ứng dụng

GIS xây dựng bản đồ bị tổn thương do nước biển dâng gây ra đối với diện tích đất trồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lúa ở dải ven biển tỉnh Phú Yên, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, trang

17-24;

Tiếng Anh

[21] Bijlsma L, et al (1996). Impacts, adaptations and mitigation of climate change: scientific-technical analyses, Cambridge University Press, Cambridge, p 289–324;

[22] Broadus, J.M., J.D. Milliman, S.F. Edwards, D.G. Aubrey, and F. Gable. (1986). Rising Sea Level and Damming of Rivers: Possible Effects in Egypt and Bangladesh,

Washington, D.C.: Environmental Protection Agency and United Nations Environment Program;

[23] Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping Yan

(2007). The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A ComparativeAnalysis,

World Bank Policy Research, Working Paper 4136, February 2007;

[24] Dean, R.G. et al. (1987). Responding to Changes in Sea Leve, National Academy Press:

Washington, D.C;

[25] Gornitz, V.M. (1990). Vulnerability of the East Coast, USA to Future Sea Level Rise,

Journal of Coastal Research, Special Issue 9, 201-237;

[26] Gregory R.A. Richardson (2012). Land use planning tools for local adaptation to climate change, School of Urban Planning, McGill University, Canada;

[27] Ibe, A.C. and L.F. Awosika. (1989). National Assessment and Effects of Sea Level Rise on the Nigerian Coastal Zon, College Park: University of Maryland Center for Global Change;

[28] IPCC (1994). Technical Guidelines for Assessing Climate Change impact and adaptation”. UNEP;

[29] IPCC (2007). Impacts, Adaptation and Vulnerability,Fourth Assessment Report,Working Group II report, UNEP;

[30] IPCC (2013). Fifth Assessment Report: Climate Change 2013, UNEP

[31] John A. Church, Neil J. White (2009). Sea-Level Rise from the Late 19th to the Early 21st Century, Surv Geophys (2011) 32, p 585-602;

[32] McCuskerB.,CarrE.R(2006).Theco-productionoflivelihoodsandlandusechange: CasestudiesfromSouthAfricaandGhana,Geoforum,37,p.790-804;

[33] Md. Golam Mahabub Sarwar (2005). Impacts of Sea Level Rise on the Coastal Zone of Bangladesh, Lund University International Masters, Programme in Environmental

Science;

[34] Nicholls Robert, J (2003).Case study on sea-level rise impacts, Organisation for

[35] Nicholls Robert, J. and Lowe, J.A., (2006). Climate stabilisation and impacts of sea levelrise. In Avoiding Dangerous Climate Change, Cambridge University Press,

Cambridge;

[36] Smit , B., I. Burton, R.J.T. Klein and J. Wandel, (2000). An anatomy of adaptation to climate change and variability, Climatic Change 45(1), p. 223–251

[37] Thieler, E.R. and Hammer-Klose, E.S. (1999). National Assessment of Coastal Vulnerability to Future Sea Level Rise: Preliminary Results for the U.S. Atlantic Coast,

U.S. Geological Survey Open-File Report 99-593;

[38] Titus, James G. (1984). Planning for Sea Level Rise before and after a coastal disaster,

Environmental Protection Agency; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[39] Titus, J.G.: (1990) Greenhouse Effect, Sea Level Rise, and Landuse, Land use

policy,Vol 7, pp53-138;

[40] Titus, J.G. and Richman, C.: (2000). Maps of Lands Vulnerable to Sea Level Rise, Modeled Elevations along the U.S. Atlantic and Gulf Coasts, Climate Research 18, 205-

228;

[41] UNFCCC (2006). Technologies for adaptation to climate change, Climate Change

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam (Trang 82)