0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 36 -36 )

Sau khi tái lập tỉnh đến nay, nền kinh tế tỉnh Quảng Nam nói chung, khu vực ven biển nói riêng có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm ổn định và cao hơn mức bình quân của cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng Công nghiệp, giảm nhanh tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh đạt 12,7%; trong đó, Công nghiệp - Xây dựng đóng góp mức tăng trưởng cao nhất (6,57%/12,7%), kế đến là khu vực Thương mại- Dịch vụ (5,9%/12,7%).

2.2.2.1. Giá trị sản xuất

Trong những năm qua, kinh tế của vùng phát triển mạnh, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 là 46.341,670 tỷ đồng, bình quân hàng năm là 9.268,334 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm là 19,3% cao hơn tốc độ tăng chung của tỉnh Quảng Nam (17,06%). Trong đó, khu vực nông-lâm-thủy sản tăng 3,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 23,6%, thương mại-dịch vụ tăng 20,6%.

− Khu vực nông - lâm - thủy sản có tốc độ tăng giảm dần, trong năm 2006 tốc độ tăng trưởng có tăng lên nhưng đến năm 2007 tốc độ tăng giảm mạnh. Các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Duy Xuyên có tốc độ tăng ổn định. TP.Tam Kỳ, Hội An, có tốc độ tăng trưởnggiảm mạnh.

− Khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng cao, tốc độ tăng mạnh nhất vào năm 2006 (35,11%), tuy nhiên đến năm 2009, 2010 tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm so với các năm trước. Tốc độ trưởng rất cao ở các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Núi Thành, TP.Hội Anvà TP.Tam Kỳ.

− Khu vực thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng khá cao, có tốc độ tăng mạnh vào năm 2005 và tương đối ổn định vào các năm sau. Tốc độ tăng mạnh nhất ở TP.Hội Anvà TP.Tam Kỳ.

Bảng 2.4:Giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2010

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị sảnxuất 6.486.817 7.231.287 8.980.394 10.868.890 12.774.282

Nông lâm-Thuỷsản 1.212.675 1.269.338 1.377.496 1.362.661 1.396.773 Công nghiệp-Xây dựng 2.984.810 3.035.188 4.100.827 5.304.613 6.501.873 Thươngmại-dịch vụ 2.289.332 2.926.761 3.502.071 4.201.617 4.875.636

[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2011]

2006 2007 2008 2009 2010

N-L-TS CN-XD TM-DV

Hình2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất giai đoạn 2008-2010 Bảng 2.5:Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn2006-2010

Chỉtiêu 2007 2008 2009 2010 2005-2010

Giá trị sảnxuất 11,48% 24,19% 21,03% 17,53% 19,30%

Nông lâm-Thuỷsản 4,67% 8,52% -1,08% 2,50% 3,60% Công nghiệp-Xây dựng 1,69% 35,11% 29,35% 22,57% 23,60% Thươngmại-dịch vụ 27,84% 19,66% 19,98% 16,04% 20,60%

2.2.2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất

Cơ cấu giá trị sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng khu vực kinh tế phi nông nghiệp tăng từ 81,3% (2006) lên 89,1% (2010), khu vực kinh tế nông nghiệp giảm từ 18,7% (2006) xuống còn 10,9% (2010).

Năm 2010, Tam Kỳ, Hội An và huyện Điện Bàn có tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp chiếm rất lớn, cao hơn nhiều so với các huyện còn lại (Tam Kỳ:95,9%, Hội An: 97,0%, Điện Bàn: 91,3%). Huyện Thăng Bình có tỷ trọng khu vực kinh tế phi nông nghiệp thấp chỉ chiếm 57,8% trong toàn ngành kinh tế.

2006 2010

N-L-TS CN-XD TM-DV

Hình2.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2006 và 2010

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 36 -36 )

×