Xuất điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất trong bối cảnh nước biển dâng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam (Trang 76)

3.6.3.1. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch

Sau khi phương án được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý vàSDĐ đai cho thời kỳ từ nay đến năm 2020. Để phương án đạt hiệu quả cao cần thực hiện các giải pháp:

Các biện pháp kinh tế:

- Khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai phát triển đô thị, công nghiệp và du lịch. Gia tăng giá trị đất đai, khai thác hiệu quả các nguồn thu từ đất thông qua tổ chức khai thác quỹ đất của vùng, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

- Ưu tiên đất đai cho các dự án, công trình phát triển KT-XH trọng điểm của thuộc các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cơ sở hạ tầng…

- Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, thu hút đầu tư. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy phép đầu tư…

- Thực hiện tốt các chính sách về bồi thường thiệt hại, hổ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng. Giải quyết công tác tái định cư và lao động cho các đối tượng di dời theo quy hoạch.

- Quan tâm đầu tư xây dựng phát triển nông thôn, hải đảo rút ngắn khoảng cách các vùng, nâng cao mức sống trong nhân dân.

Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất đai và môi trường:

- Tăng cường công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Có kế hoạch cụ thể về trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, tăng độ che phủ rừng trong kỳ quy hoạch. Phát triển KT-XH vùng trung du, miền núi gắn kết chặt chẽ với phát triển tài nguyên rừng trên cơ sở phát triển bền vững. Đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

- Hạn chế việc SDĐ nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa có năng suất chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Các dự án đầu tư,các công trình có thiệt hại nhiều đến đất nông nghiệp cần xem xét để khai thác vào cuối kỳ quy hoạch, đồng thời giải quyết tốt

các vấn đề về kinh tế và lao động. Ưu tiên đầu tư cho các khu vực sản xuất, kinh doanh khai thác từ đất chưa sử dụng ởvùng ven biển.

- Đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và phát triển đô thị nhất thiết phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sinh thái. Giải quyết tốt các vấn đề về ô nhiễm môi trường đất, không khí, nguồn nước…Khai thác đất đai đi đôi với việc đầu tư cải tạo đất, nâng cao hiệu quả SDĐ.

- Có biện pháp tổ chức sản xuất hợp lý. Hạn chế thấp nhất những bất lợi đối với môi trường, nhất là đối với vùng ven biển nhạy cảm. Vùng trung du là nơi tập trung diện tích rừng tự nhiên của vùng, có độ dốc lớn; cần tăng cường quản lý quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp nhằm khai thác hiệu quả đất đồi chưa sử dụng, hạn chế tối đa tác động gây xói mòn rửa trôi hủy hoại môi trường đất và tác động xấu đến thảm thực vật, sinh thái tự nhiên. Khai thác phát triển khu vực ven biển cần đặc biệt quan tâm bảo vệ phát triển môi trường sinh thái cảnh quan ven biển, môi trường biển.

- Thực hiện quy hoạch SDĐ cần giảm thiểu thiệt hại đến cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật, nguồn nước mặt…Khi thực hiện đầu tư cần xây dựng quy hoạch chi tiết trên cơ sở nghiên cứu, xem xét một cách có hiệu quả nhất.

-Tăng cường công tác quản lý về khai thác tài nguyên đất đai, khoáng sản, nước, bảo vệ môi trườngtrên địa bàn.

Các biện pháp hành chính:

- Tăng cường công tác quản lý, SDĐtheo quy hoạch. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, tổ chức, đơn vị thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất theo nội dung quy hoạch được duyệt.

- Tăng cường công tác định canh, định cư. Đảm bảo nhu cầu đất đai sản xuất, nhà ở cho nhân dân vùng ven biển, hải đảo. Thực hiện tốt các chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân.

-Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý vàSDĐ.

- Công bố điều chỉnh quy hoạch SDĐ để các cấp, các ngành và nhân dân tham gia quản lý và thực hiện tốt quyhoạch SDĐ.

3.6.3.2. Định hướng sử dụng đất trong điều kiện mực nước biển dâng

NBD gây ra ngập ở những vùng đất trũng, chủyếu ngập ở các loại đất nông nghiệp (đặc biệt đất trồng lúa, đất lâm nghiệp), đất phi nông nghiệp đang sử dụng (đất ở, đất cơ sở SXKD phi nông nghiệp, đất công cộng), đất bằng chưa sử dụng. Làm thay đổi hoàn toàn mục đích sử dụng của các loại đất này.

Đối với những vùng đất đô thị bị ngập trong tương lai được đề xuất áp dụng các biện pháp bảo vệ cứng thì không cần chuyển đổi mục đích sử dụng.

Đối với những vùng đất bị ngập nếu không được áp dụng các biện pháp bảo vệ cứng cần chuyển đổi sử dụng như sau:

− Đất trồng cây hàng nămsẽ chuyển sangđất ngập nướcNTTS;

− Đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp chuyển sang đất trồng rừng ngập mặn; − Đất phi nông nghiệp, đất bằng chưa sử dụng sẽ chuyển thành đất ngập nước có

mặt nước chuyên dùng.

Bảng 3.8: Định hướng quy hoạch SDĐ bị ngập trong điều kiện NBD

Đơn vị: ha Stt Tên loại đất Định hướng SDĐ bị ngập (Tăng/giảm:+/-) 2020 2060 2100 1. Đất trồng cây hàng năm -6,19 -118,23 -695,02

2. Đất trồng cây lâu năm 0 -0,75 -3,45

3. Đất rừng sản xuất -0,21 -3,81 -25,13 4. Đất rừng phòng hộ, đặc dụng -5,04 -11,30 -20,07 5. ĐấtNTTS +11,23 +134,09 +743,68 6. Đất ở -4,59 -52,21 -153,11 7. Đất trụ sở cơ quan, tổ cức -0,32 8. Đất quốc phòng, an ninh -0,26 -1,56

9. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp -4,66 -38,84 -79,52

10. Đất có mục đích công cộng -0,67 -5,01 -28,04

11. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0 -0,28

12. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0 -3,53 -15,74

Stt Tên loại đất

Định hướng SDĐ bị ngập

(Tăng/giảm:+/-)

2020 2060 2100

14. Đất chưa sử dụng -133,87 -199,65 -339,51

Đối với những vùng đất sát biển, có địa hình thấp từ 67,5 cm chưa bị ngập cần chuyển đổi sử dụng từ phần đất chưa sử dụng, cụ thể như sau:

− Đất NTTS cần mở rộng diện tích nuôi trồng ở cả trong và ngoài đê bao hiện tại, đặc biệt là các vùng ngoài đê;

− Đất lâm nghiệp cần tăng thêm diện tích trồng rừng ngập mặn ở các khu vực sát cửa sông ven biển;

− Đất ở nông thôn, đất phi nông nghiệp khác cần được quy hoạch và mở rộng diện tích để bù vào phần bị ngập, không có biện pháp bảo vệ cứng.

Hình 3.8:Biểu đồ định hướng quy hoạch các loại đất bị ngập theo các kịch bản NBD

Tăng (ha)

Giảm(ha)

3.6.3.3. Một số giải pháp chủ yếu

Quy hoạch SDĐ đến năm 2020: Cần rà soát, điều chỉnh lại diện tích, cơ cấu SDĐcủa tỉnh đến địa bàn từng huyện, thành phố xác định những vùng bị ảnh hưởng lớn của BĐKH và NBD tại các huyện ven biển trên cơ sở quy hoạch SDĐ đến năm 2020 đãđược Chính phủxét duyệt;

Hạn chế tối đaviệcchuyển mục đích SDĐnông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp, để bảo đảm sản xuất nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực không chỉ đến năm 2020 mà còn trong thời gian dài. Đất trồng lúa được quản lý và sử dụng theo hướng: thâm canh tăng vụ,tạo giốngmới năng suất cao, đầu tư cải tạo bồi bổ đất; không lấy đất lúa nước cho xây dựng đô thị, khu công nghiệp...;

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đối với vấn đề SDĐ để kịp thời ứngphó với BĐKH, NBD trong điều kiệnkinh tế thị trường: nghiên cứu phát triển những giống thủy sản có khả năng chống chịu với BĐKH, nghiên cứu các giống lúacó năng suất và chất lượngtại các vùngđất nhiễm mặn...;

Xây dựng mô hình SDĐ, không chỉ tập trung SDĐ nông nghiệp mà còn liên kết tổ chức SDĐ theo hướng dịch vụ- hàng hóa: SDĐnông- lâm-ngư nghiệp kết hợp với du lịchcộng đồng,du lịch vănhóa; phát triển các khu dịchvụcảng, các khucụm công nghiệp, các làng nghề.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nước biển dâng đến sự biến động sử dụng đất vùng ven biển tỉnh quảng nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)