2.2.1.1. Mậtđộdân số
Vùng ven biển trải rộng trên địa bàn 6 huyện, thành phố: Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳvà Núi Thành với phần lớn hoạt động kinh tế xã hội tập trung. Vùng này có diện tích hẹp, chỉ chiếm khoảng 16% tổng diện tích Quảng Nam,nhưng dân số đông đúc (mật độ dân số 706 người/km2), chiếm 61 % tổng số.
Mật độ dân số của vùng là724 người/km2 cao hơn nhiều so với toàn tỉnh. Dân cư trong vùng phân bố không đều, dân cư đô thị có mật độ cao chủ yếu tập trung tại TP.Tam Kỳ và Hội An. Dân cư nông thôn chủ yếu tập trung tại các xã ven biển, dọc quốc lộ 1A.
2.2.1.2. Dân số đô thị và tốc độ đô thị hóa
Giai đoạn 2000-2005, vùng có tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị tương đối cao, tỷ lệ bình quânđạt khoảng 4,4%/năm, chủ yếu là do sức hút về các khu trung tâm kinh tế chính trị (Tam Kỳ), các khu công nghiệp mới hình thành; mở rộng đô thị và đô thị hóa các khu dân cư nông thôn ven đô thị (Hội An).
Tuy nhiên, giai đoạn 2006-2010, có tỷ lệ tăng trưởng dân số đô thị tương đối thấp, bình quân 1,97%, so với tỷ lệ toàn quốc là 2,75%. Nguyên nhân tăng trưởng dân số đô thị của vùng chủ yếu do tăng tự nhiên, tỷ lệ tăng cơ học không đáng kể.Tốc độ tăng dân số đô thị của vùng không đều, chủ yếu tăng cao tại khu vực Hội An (bình quân 3,21%/năm).
Tỷ lệ đô thị hóa của vùng năm 2010 là 24,81%, thấp hơn tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc khoảng 28,1% (Đà Nẵng: 86%, Thừa Thiên Huế: 31%, Quảng Ngãi, 14,69%, BìnhĐịnh: 26,59%).
Bảng 2.3:Dân số đô thị và đô thị hóa
Stt Đôthị
Tổng dân số Dân số đô thị Tỷlệ ĐTH T.độ tăngDS bình quân 2006 -2010 2006 2010 2006 2010 2006 2010 ToànVùng 765.673 793.869 182.190 196.946 23,79% 24,81% 1,97% 1 Tam Kỳ 95.729 101.584 65.296 69.823 68,21% 68,73% 1,69% 2 HộiAn 82.951 85.294 5.8011 65.829 69,93% 77,18% 3,21% 3 Vĩnh Điện 151.995 156.742 8.602 9.043 5,66% 5,77% 1,26% 4 Nam Phước 85.251 87.880 22.837 23.731 26,79% 27,00% 0,96% 5 Hà Lam 152.028 156.696 17.369 18.262 11,42% 11,65% 1,26% 6 Núi Thành 119.652 123.446 10.075 10.258 8,42% 8,31% 0,45%
[Nguồn: Niên giám thống kê tỉnhQuảng Nam năm 2012]
2.2.1.3. Dân cư nông thôn
Dân cư nông nghiệp phân bố trong các làng xã, hoạt động sản xuất lúa, màu, NTTS. Chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên của vùng, phần lãnh thổ bao gồm khu vực phía dưới đường quốc lộ 1A và một phần dưới đường sắt Bắc- Nam.
Với đặc trưng địa hình tương đối bằng phẳng, đất có độ phì khá, năng suất cây trồng cao, hệ thống thuỷ lợi phát triển. Ngoài tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, còn có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ hải sản nướcngọt và nước lợ. Đây là vùng kinh tế quan trọng, vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh.
Đặc điểm chung của vùng này là mật độ dân cư cao, sống bằng nhiều ngành nghề (sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán …), đặc biệt là các khu vực ngoại ô 2 TP.Hội An và Tam Kỳ. Một số khu vực dân cư tập trung tạo thành các điểm dân cư theo mô hình đô thị khá rõ nét như: Kế Xuyên, Quán Gò (Thăng Bình), Điện Phương, Điện Minh (Điện Bàn).
Khó khăn của vùng này là mật độ dân cư cao, ruộng đất ít. Một số vùng ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Diện tích vùng cát ven biển trống còn nhiều, cơ cấu cây trồng chuyển đổi chậm, còn nặng về độc canh cây lúa, chưa hình thành những vùng chuyên canh lớn, đất vườn chủ yếu là vườn tạp, giá trị kinh tế thấp.
Nhìn chung cácđiểm dân cư nông thôn phát triển tương đối đồng đều, đã có các dự án đầu tư hạ tầng nông thôn được triển khai như cấp nước sạch, cấp điện. Một số khu vực đang nghiên cứu lập quy hoạch các thị tứ- trung tâm cụm xã.
2.2.1.4. Lao động
Vùngcó tiềm năng về nguồn lao động và nhân lực dồi dào, chất lượng lao động tương đối tốt với tỷ lệ lao động trong dân số chiếm 54,8%.
Mặc dù lao động có kỹ thuật trong cả hai khu vực đô thị và nông thôn đều có xu hướng tăng, song quy mô và tốc độ tăng của khu vực thành thị lớn hơn hẳn so với khu vực nông thôn. Do tác động của sự hình thành các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung, nên dòng di dân từ nông thôn ra thành thị và quá trìnhđô thị hoá, cơ cấu lực lượng lao động đã có sự điều chỉnh tích cực với tỷ trọng lao động thành thị tăng nhanh. Phân bố việc làm theo ngành giữa các khu vực trong vùng phản ánh trình độ phát triển của thị trường lao động, mô hình và trình độ phát triển kinh tế của vùng. Tỷ lệ thu hút lao động trong các ngành phi nông nghiệp của vùng ngày càng cao nên mức độ công nghiệp hoá trong vùng đã có bước phát triển cao hơn. Đây là một thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng đô thị và khả năng phát triển đô thị trong toàn vùng.